Giáo án Sinh 7 bài 11: Sán lá gan

Hoạt động của HS

- Nơi sống: sống tự do trong nước (ven biển)

- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- Hình dạng: cơ thể hình lá, hơi dài, dẹp lưng bụng.

- Cấu tạo: có đầu bằng, 2 bên đầu có thùy khứu giác, ở giữa có 2 mắt. Đuôi hơi nhọn. Miệng nằm ở bụng thông với các nhánh ruột, chưa có hậu môn.

- Di chuyển: nhờ lông bơi

- Nghe.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 11: Sán lá gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 14/ 9/ 2012
Tiết 11	Ngày dạy: 17/ 9/ 2012
CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN
	Bài 11	SÁN LÁ GAN	
I - Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Nêu được đặc điểm chung của ngành Giun.
Trình bày được khái niệm về ngành Giun dẹp.
Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện ngành Giun dẹp: sán lá gan. Sán lá gan có mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám, ruột và cơ quan sinh sản phát triển.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức, hoạt động nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi.
Kỹ năng sống:
Tự bảo vệ bản thân phòng tránh bệnh sán lá gan.
Tìm kiếm và xử lí thông tin từ SGK, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, nơi sống, dinh dưỡng, sinh sản và vòng đời của sán lá gan.
II – Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III – Thiết bị - Đồ dùng dạy học:
Tranh sán lông và sán lá gan.
Tranh vòng đời của sán lá gan.
Bài kiểm tra 15 phút.
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sán lông.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Sán lông sống ở đâu?
- Treo tranh “Cấu tạo sán lông”:
? Cơ thể sán lông có hình dạng như thế nào?
? Cơ thể chúng có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
? Sán lông di chuyển nhờ bộ phận nào?
- GT: Sán lông lưỡng tính. Chúng đẻ trứng vào kén.
- Nơi sống: sống tự do trong nước (ven biển)
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Hình dạng: cơ thể hình lá, hơi dài, dẹp lưng bụng. 
- Cấu tạo: có đầu bằng, 2 bên đầu có thùy khứu giác, ở giữa có 2 mắt. Đuôi hơi nhọn. Miệng nằm ở bụng thông với các nhánh ruột, chưa có hậu môn.
- Di chuyển: nhờ lông bơi
- Nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sán lá gan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Sán lá gan sống ở đâu?
- Treo tranh H11.1:
? Cơ thể sán lá gan có hình dạng ngoài như thế nào?
? Kích thước cơ thể chúng là bao nhiêu?
? Cơ thể chúng có cấu tạo như thế nào?
? Cấu tạo sán lá gan có gì khác so với sán lông? Vì sao?
? Em hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của sán lá gan?
? Sán lá gan lấy và sử dụng chất dinh dưỡng từ vật chủ như thế nào?
? Sán lá gan lưỡng tính hay phân tính?
? Cơ quan snh dục có cấu tạo như thế nào?
- Treo tranh H11.2
- Gọi HS trình bày vòng đời trên tranh.
? Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
? Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
 + Trứng sán lá gan không gặp nước
 + Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp
 + Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt.
 + Kén sán bám vào rau, bèo không gặp trâu, bò ăn.
? Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?
? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
I/ Nơi sống, cấu tạo và di chuyển:
- Nơi sống: Kí sinh ở gan, mật trâu bò.
- Quan sát tranh.
- Hình dạng: hình lá, dẹp, màu đỏ máu
- Kích thước: dài 2-5cm
- Cấu tạo: có miệng, các nhánh ruột, chưa có hậu môn. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển giúp cơ thể có thể chun giãn. Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
- Khác: Mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám, các cơ phát triển vì thích nghi với đời sống kí sinh.
II/ Dinh dưỡng:
- Hình thức dinh dưỡng: kí sinh
- Chất dinh dưỡng qua miệng, hầu vào 2 nhánh ruột, được tiêu hóa và đưa đi nuôi cơ thể.
III/ Sinh sản:
Cơ quan sinh dục:
- Sán lá gan lưỡng tính.
- Cấu tạo: gồm cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng.
 2. Vòng đời:
- Quan sát tranh.
- Đại diện HS trình bày.
- Vòng đời: 
 Sán trưởng thành (gan, mật trâu, bò) " trứng (theo phân ra ngoài) " ấu trùng lông " ấu trùng trong ốc " ấu trùng có đuôi " kén sán (bám trên cỏ) " ruột trâu, bò " gan, mật trâu, bò
Củng cố: 
Gv cho HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu các bệnh do sán gây nên ở người và động vật.
Đọc mục “Em có biết”.

File đính kèm:

  • docbai 11-3tr.doc
Giáo án liên quan