Giáo án Quyền và bổn phận trẻ em - Bài 2: Gia đình
Trẻ em có những quyền và bổn phận gì đối với gia đình?
- Em đã làm gì để thể hiện bổn phận của mình ntn đối với gia đình?
-> GV nhận xét, đánh giá.
* GV cho cả lớp hát bài
“ Cả nhà thương nhau”
-> GV giới thiệu bài học.
* GV treo ba bức tranh về ba mô hình gia đình. Gọi HS giới thiệu những người trong mỗi tranh.
- Các bức tranh có thể hiện hình ảnh một gia đình không ?
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM BÀI 2: GIA ĐÌNH I MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Hiểu được em là một thành viên trong gia đình; gia đình là nơi emđược nuôi dưỡng, dạy bảo và yêu thương. - Hiểu được những quyền được hưởngvà bổn phận của em đối với gia đình. 2. Kĩ năng : - Yêu quí, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình. - Có thái độ đúng với những quyền mình được hưởng, không yêu cầu đòi hỏi quá mức so với điều kiện thực tế của gia đình mình. 3. Thái độ : - Có thói quen chào hỏi lễ độ; có thái độ tôn trọng những người trong gia đình. - Biết quan tâm, chăm sóc đối với những người trong gia đình. II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh về gia đình tiêu biểu. - Tranh về trạng thái gia đình: 2. Học sinh: HS chuẩn bị 2 tiểu phẩm : “Gia đình bạn Hoa” và “Bé trai không ngưng khóc”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. Ổn định tổ chức lớp: 1’ B. Tiến trình giờ dạy: Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 2’ 32’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Xem tranh và nói nội dung. * Hoạt động 2: Tiểu phẩm : Gia đình bạn Hoa. *Hoạt động 4: Kể chuyện : “ Bé trai không ngưng khóc”. *Hoạt động 4 - Thảo luận nội dung tranh. 4. Củng cố, dặn dò: - Trẻ em có những quyền và bổn phận gì đối với gia đình? - Em đã làm gì để thể hiện bổn phận của mình ntn đối với gia đình? -> GV nhận xét, đánh giá. * GV cho cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” -> GV giới thiệu bài học. * GV treo ba bức tranh về ba mô hình gia đình. Gọi HS giới thiệu những người trong mỗi tranh. - Các bức tranh có thể hiện hình ảnh một gia đình không ? - Theo em, gia đình bao gồm những ai? -> GV kết luận. * GV gọi HS lên diễn tiểu phẩm. Hỏi: - Câu chuyện nói về điều gì ? - Khi Hoa bị ốm, bố mẹ Hoa có thái độ ntn? - Việc làm của bố mẹ Hoa nói lên điều gì ? - Sau khi khỏi bệnh, Hoa có ý nghĩ ntn? Suy nghĩ của Hoa có đúng không? Vì sao ? -> GV chốt ý chính. * Gọi HS diễn lại ND câu chuyện. - Vì sao em bé lại khóc mặc dù đã được các con thú cho ăn và dỗ dành chu đáo ? + Ý kiến của bác Cú đưa ra có đúng không? Vì sao? - Ai có trách nhiệm chăm sóc đứa bé ? - Em có suy nghĩ gì khi xem xong câu truyện này? -> GV kết luận. * GV treo ba tranh. - Trong tranh gđ hạnh phúc, các con được chăm sóc, đối xử như thế nào ? - Điều đó thể hiện quyền gì của trẻ em? - Trong tranh gđ không hạnh phúc bố mẹ hay đánh nhau, cãi nhau con cái sẽ ntn? Như thế trẻ em không được hưởng quyền gì ? - Trẻ em nếu không có gia đình thì sẽ như thế nào ? Đó là những đứa trẻ bị mất quyền gì? -> GV kết luận: Trẻ em có quyền có cha mẹ, có quyền được hưởng sự chăm sóc của cha mẹ. Cả cha mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng con * GV nhắc lại nội dung bài học. - Dặn HS ghi nhớ quyền và bổn phận của trẻ em. - 2 HSTL, HS khác nhận xét. * Cả lớp hát. * HS quan sát tranh và giới thiệu theo tranh. - Các bức tranh đều thể hiện hình ảnh một gia đình. - HSTL. * 6 HS lên đóng vai. - Bạn Hoa bị ốm. - Lo lắng và hết lòng chăm sóc Hoa. - Bố mẹ rất yêu thương Hoa. - Hoa cảm động và hứa sẽ học thật giỏi để cha mẹ vui lòng. Suy nghĩ của Hoa rất đúng vì công ơn của cha mẹ rất lớn lao. - HS lắng nghe. * HS đóng vai diễn lại câu chuyện. - HS nối tiêp trả lời. - Cha mẹ và những người thân. - HS trả lời. - HS lắng nghe. * HS quan sát và thảo luận. - HS nối tiếp trình bày ý kiến. - Trẻ em không được hưởng sự chăm sóc của cha mẹ. - Trẻ em rất thiệt thòi. không được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ. - HS lắng nghe. * 3 HS nhắc lại 3 ý cơ bản của bài học.
File đính kèm:
- giao_an_quyen_bon_phan_tre_em.doc