Giáo án Quyền và bổn phận trẻ em - Bài 1: Tôi là một đứa trẻ

Kiểm tra sách vở HS.

* GV giới thiệu mục tiêu và y/c tiết học.

* GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ”

- GV kể câu chuyện cho (Sách tài liệu)

H:- Ai là nhân vật chính trong câu truyện này?

- Tại sao đứa trẻ không tên luôn buồn bã, không thích chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi?

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Quyền và bổn phận trẻ em - Bài 1: Tôi là một đứa trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
BÀI 1: TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền: có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch và tiếng nói riêng; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
 - HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2. Kĩ năng :
- HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.
- Biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh. 
3. Thái độ:
- HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.
II . ĐỒ DÙNG HỌC- TẬP.
1. Giáo viên:
- Phiếu bài tập trắc nghiệm.
- Cây hoa dân chủ.
2. Học sinh:
- Bài hát: Em là bông hồng nhỏ.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
A. Ổn định tổ chức lớp: 1’
B. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
2’
32’
3’
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện : “ Đứa trẻ không tên”
* Hoạt động 2: Trả lời trên phiếu học tập. 
*Hoạt động 3: Chuyện kể
*Hoạt động 4 - Trò chơi : Hái hoa dân chủ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kiểm tra sách vở HS.
* GV giới thiệu mục tiêu và y/c tiết học.
* GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” 
- GV kể câu chuyện cho (Sách tài liệu)
H:- Ai là nhân vật chính trong câu truyện này?
- Tại sao đứa trẻ không tên luôn buồn bã, không thích chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi?
- Vì sao mọi người thay đổi thái độ đối với đứa trẻ không tên sau sự việc em nhảy xuống hồ cứu bé gái bị ngã?
- Em cảm thấy thế nào nếu em không có tên gọi?
- Nếu em phải xa bố mẹ, xa gia đình như Kà Nu em sẽ như thế nào ?
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
-> GVKL.
* GV chia nhóm, cho HS thảo luận., điền dấu (x) vào các ô trống những quyền nào của trẻ em mà các em cho là đúng. 
- YC các nhóm trả lời
-> GV chốt ý đúng và nhấn mạnh: Đó là các quyền cơ bản của trẻ em mà mọi người cần tôn trọng. 
* Gọi HS kể chuyện về bạn Ngân.
- GV cho HS thảo luận:
+ Các bạn trong lớp có thái độ ntn đối với Ngân?
+ Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như thế không ? Tại sao ?
+ Bạn Ngân có quyền được giữ giọng quê hương của mình không?
->GV chốt ý chính. 
* GV tổ chức cho HS thi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi trong những bong hoa.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
* Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn dò HS.
- HS chuẩn bị sách vở.
* HS lắng nghe.
* HS hát tập thể.
- HS lắng nghe.
 - Nhân vật chính là đứa trẻ không tên 
- Vì em bị lạc bố mẹ ở một nơi xa lạ không người thân, không hiểu ngôn ngữ của các bạn
- Vì em là một người tốt, dám sẵn sàng xả thân cứu người khác.
- HS nối tiếp trả lời.
- HSTL.
- HSTL.
- HS lắng nghe.
* HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Cả lớp nhận xét.
* 1 HS kể chuyện.
- HS thảo luận rồi nối tiếp trả lời.
- HS lắng nghe.
* HS lần lượt lên hái hoa và thực hiện những điều ghi trong mỗi bông hoa.
* 1 HS nêu.

File đính kèm:

  • docQuyen_va_bon_phan_TE_4_Bai_1.doc