Giáo án phụ đạo Vật lý Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

Hoạt động của GV

GV cho HS làm bài tập áp dụng

Bài 1: Một người đi xe đạp xuống 1 cái dốc dài 150m hết 30s Xuống hết dốc xe lăn tiếp đoạn đường dài 120m trong 20s rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường?

GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài

 -GV hướng dẫn cho HS từng bước

-GV nhận xét và đưa ra cách giải đúng

Bài 2: Một người đi trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2,5m/s. Ở quãng đường sau dài 2km hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường theo đơn vị km/h?

GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài

Nhận xét về đơn vị các đại lượng

 H?Muốn tính vận tốc trung bình ta sử dụng công thức nào để giải?

Bước1 Cần tìm đại lượng nào?

Bước 2: Sử dụng công thức nào để tìm vận tốc trung bình?

-GV nhận xét – đưa ra đáp án đúng

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo Vật lý Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
ÔN TẬP VÀ PHỤ ĐẠO
Ngày soạn: 30/10/2018
Ngày dạy: 05/11/2018 
I.Mục Tiêu
1. Kiến thức: Ôn lại một số dạng bài tập đã học nhằm khắc sâu thêm kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng công thức và kỹ năng giải bài tập phần chuyển động cơ học và công thức tính áp suất.
3. Thái độ: Trung thực khi hoạt động nhóm, rèn tính cẩn thận khi làm bài tập.
4. Kiến thức trọng tâm:	
Cách tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
Cách tính áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng.
Giải thích các bài tập phần quán tính.
5. Kiến thức liên môn: Môn Toán
6. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II.Chuẩn bị
 GV: Chuẩn bị một số dạng bài tập cơ bản về phần chuyển động, lực cơ và áp suất chất rắn, chất lỏng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: lồng trong phần ôn tập 
3. Kiến thức: 
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Để hệ thống lại toàn bộ kiến thức về chuyển động, lực, Áp suất. Giúp các em khắc sâu hơn về kiến thức của các phần này, hôm nay ta vào tiết “ôn tập”.
HS: lắng nghe
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Phản hồi tích cực.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Một số dạng bài tập về chuyển động.
1. Mục tiêu: Giải bài tập về cách tính vận tốc trung bình.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải bài tập về cách tính vận tốc trung bình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung
GV cho HS làm bài tập áp dụng 
Bài 1: Một người đi xe đạp xuống 1 cái dốc dài 150m hết 30s Xuống hết dốc xe lăn tiếp đoạn đường dài 120m trong 20s rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường?
GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài
 -GV hướng dẫn cho HS từng bước
-GV nhận xét và đưa ra cách giải đúng
Bài 2: Một người đi trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2,5m/s. Ở quãng đường sau dài 2km hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường theo đơn vị km/h?
GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài
Nhận xét về đơn vị các đại lượng
 H?Muốn tính vận tốc trung bình ta sử dụng công thức nào để giải?
Bước1 Cần tìm đại lượng nào?
Bước 2: Sử dụng công thức nào để tìm vận tốc trung bình?
-GV nhận xét – đưa ra đáp án đúng
+ HS làm bài tập áp dụng 
- 1 hs lên tóm tắt bài
-HS lên bảng giải
-HS nhận xét 
- 1 HS Đọc đề và xác định đề
- 1 hs lên tóm tắt bài
- HS lên bảng giải
- HS nhận xét 
Bài 1: Tóm tắt
s1= 150 m
t1= 30s
s2= 50m 
t2= 20s
vtb1=?
vtb2 =?
vtb= ? Bài giải
Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường là:
 vtb1= = (m/s)
 vtb2= = (m/s)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
vtb= ==(m/s)
 Đáp số: 5,4m/s
Bài 2 Tóm tắt
s1= 3km
v1= 2,5m/s = 9km/h
s2= 2 km 
t2= 0,5h
vtb= ?
Bài giải
Thời gian đi hết quãng đường đầu là:
t1= = (h)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
vtb=== =6(km/h)
 Đáp số: 6 km/h
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)
Hoạt động 3: Một số dạng bài tập về quán tính.
1. Mục tiêu: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quán tính.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quán tính.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của GV 
Nội dung
Bài 3: Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại.
b. Khi cán búa lỏng có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
- GV nhận xét – kết luận.
+ HS làm bài tập - + HS nhận xét 
Bài 3. Do quán tính:
a) Khi chaïm ñaát, chaân bò döøng laïi. Do quaùn tính, thaân ngöôøi chöa kòp döøng laïi. Vì vaäy chaân bò gaäp laïi.
b) Khi ñuoâi buùa chaïm ñaát, caùn buùa döøng laïi, do quaùn tính, buùa tieáp tuïc chuyeån ñoäng aên saâu vaøo caùn. Nhôø ñoù caùn buùa ñöôïc tra chaéc hôn
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Hoạt động 4: Một số dạng bài tập về áp suất chất rắn.
1. Mục tiêu: Giải bài tập về áp suất chất rắn.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải bài tập về áp suất chất rắn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung
Bài 4: Một cái ghế 4 chân có khối lượng 6kg đặt trên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với sàn nhà là 0,01m2. Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên sàn nhà?
- GV nhận xét – kết luận.
- 1 hs lên tóm tắt bài.
- HS lên bảng giải
- HS nhận xét. 
Bài 4. Tóm tắt
m = 6 kg; 
S1 = 0,01 m2
p = ? N/m2
Giải: 
Trọng lượng của cái ghế là 
P = 10.m = 60(N)
Áp lực F của bàn lên mặt sàn = Trọng lượng P của ghế = 60(N)
Diện tích tiếp xúc của 4 chân bàn là: S = 4. S1 = 4.0,01=0,04(m2)
Áp suất của các chân bàn tác dụng lên sàn nhà là:
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
4. Dặn dò
 -Về nhà học bài, ôn bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
 -Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các bài tập định tính
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phu_dao_vat_ly_lop_8_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan