Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 kì 2

 ÔN TẬP TUẦN 25

A.Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần : Đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản “ Hịch tướng sĩ ”- Trần Quốc Tuấn; khái niệm và một số hành động nói thường gặp.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

B. Nội dung ôn tập:

I. Phần lí thuyết:

 1. Phần Văn:

HD HS ôn tập về vb Hịch tướng sĩ:

- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
2 . BTTL: 
1. Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào: hãy, đừng, chớ, nên, cần phải, không được,?
- Phụ từ.
2. Các từ cầu khiến trên (2) thường đặt trước bộ phận nào trong câu?
- Bộ phận VN.
3. Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào: thôi, lên, nào, với, nhé,?
- Tình thái từ.
4. Các từ đó (3) thường đặt ở vị trí nào trong câu?
- Cuối câu.
5. Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào: đề nghị, yêu cầu, xin, mong,?
	- Động từ.
6. Đặt 5 câu cầu khiến với mỗi từ cầu khiến khác nhau.
7. Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh mà em thích.(Có thể giới thiệu Vịnh Hạ Long)
- Thảo luận lớp 
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý:
+ MB: Giới thiệu danh thắng vịnh Hạ Long.
+ TB: Giới thiệu vịnh Hạ Long
 . Nguồn gốc tên gọi qua truyền thuyết.
 . Vị trí, diện tích của đảo: thuộc bộ phận tỉnh Quảng Ninh, diện tích 1553km2 và gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.
 . Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
 . Kể tên những đảo đẹp và ấn tượng của Vịnh Hạ Long
 + KB: Niềm tự hào của người Việt về thắng cảnh vịnh Hạ Long.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 3 / 2 / 014
 Ngày dạy: 
 ÔN TẬP TUẦN 23
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần: Nghệ thuật và nội dung của văn bản “Ngắm trăng”- Hồ Chí Minh; kiến thức về câu cảm thán; ôn tập văn thuyết minh để làm tốt bài TLV số 5.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B. Nội dung ôn tập: 
I. Phần lí thuyết:
 1. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb Ngắm trăng: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: Hồ Chí Minh.
b. Tác phẩm: 
* Giới thiệu: “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù):
- Gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ được HCM viết trong 1 h/c đặc biệt từ tháng 2/1942 đến 9/1943 khi Người bị chính quyền TGT bắt giam 1 cách vô cớ, đày đoạ khắp các nhà tù ở tỉnh Quảng Tây – TQ.
Quảng Tây giải khắp 13 huyện
Mười tám nhà lao đã ở qua.
(Đến phòng chính trị chiến khu IV)
- Nhật kí trong tù phản ánh 1 dũng khí lớn, 1 tâm hồn lớn, 1 trí tuệ lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Nó cho thấy 1 ngòi bút vừa hồn nhiên giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép và chất tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại, bình dị kết hợp 1 cách hài hoà.
- Nhật kí trong tù có tác dụng BD lòng yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.
- Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ HTThông viết:
Ngục tối trong tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khoá nổi lời ca.
Trăm sông nghì núi chân không ngã,
Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. 
* Ngắm trăng:
- Là bài thứ 21 trong tập NKTT, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. 
- Bài thơ ghi lại 1 cảnh ngắm trăng, qua đó thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của người c/s c/m trong cảnh tù đày.
2. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Câu cảm thán: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
+ Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay trong ngôn ngữ văn chương.
+ Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
3. TLV:
* Ôn tập VB thuyết minh:
Định nghĩa
- Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực ĐS nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, t/c, nguyên nhân, ý nghĩa ... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, XH bằng phương thức trình bày, GT.
Y/c
- Mọi tri thức đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy.
Lời văn
- Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn.
Các kiểu
đề văn TM
- TM một đồ vật, động vật, thực vật.
- TM một hiện tượng TN, XH.
- TM một phương pháp (cách làm).
- TM một DLTC.
- TM một thể loại văn học.
- GT một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng).
- GT một phong tục, tập quán DT, một lễ hội, Tết. 
Các bước
XD VB
 - HT, nghiên cứu tích lũy tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc đối tượng.
- Lập dàn ý, bố cục, chọn VD, số liệu.
- Viết bài văn TM, sửa chữa, hoàn chỉnh.
- Trình bày.
Dàn ý chung của VB TM
1. MB: GT khái quát về đối tượng.
2. TB: Lần lượt GT từng mặt, từng phần, từng v/đ, đặc điểm của đối tượng. Nếu là TM một PP thì theo 3 bước:
- Chuẩn bị - Quá trình tiến hành - Kết quả, thành phẩm.
3. KB: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, XH, văn hóa, LS, nhân sinh.
Vtrò,Vtrí, ytố
- MT, TS, NL chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả nhằm làm nổi bật đối tượng cần TM.
II. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
1. BTTN: Bài 21 (133):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
2. BTTL: 
 Bài 1: Xác định và chỉ ra dấu hiệu của các câu cảm thán sau :
 a. Ôi quê hương ! Mối tình tha thiết.
 Cả cuộc đời gắn chặt với quê hương.
 b. Ha ha! Một lưỡi gươm.
 c. Trời ơi ! Hát to lên một chút đi bạn.
 d. Khốn nạn! Nhà cháu đã kkhoong có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. 
 Bài 2: Hãy viết 1 đoạn hội thoại ngắn trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học.
 - Gv yêu cầu HS viết
 - Đọc và nhận xét bài.
 Bài 3 : Giới thiệu cách làm đặc sản long nhãn của quê hương em.
 - GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
 + Giới thiệu cách làm đặc sản long nhãn .
 . Nguyên liệu
 . Cách làm
 . Yêu cầu thành phẩm.
 - HS làm, GV nhận xét và bổ sung.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 2 bài thơ.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
******************************************************
 Ngày soạn: 9 /1 /014
 Ngày dạy:
 ÔN TẬP TUẦN 24
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần : Nghệ thuật và nội dung của 2 văn bản “Đi đường”- HCM và “ Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn ; đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật, câu phủ định.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B. Nội dung ôn tập: 
I. Phần lí thuyết:
 1. Phần Văn: * Bài Đi đường:
- Là bài số 30 trong tập thơ NKTT.
- Thể TNTT, điệp ngữ, ẩn dụ.
- Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường c/m
 * Bài Chiếu dời đô: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: Lý Công Uốn (974-1028) – tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang – Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục.
Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225)
b. Tác phẩm: 
*Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).
* Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân): 
Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước, sau đổi tên là Thăng Long.
	Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đường xây dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.
Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình.
2. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Câu trần thuật, câu phủ định: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Câu trần thuật: 
+ Là loại câu dùng chủ yếu để nhận diện sự vật, cảnh vậtqua miêu tả, kể, nhận xétCảm xúc trong câu trần thuật luôn luôn chan hoà vào sự vật, cảnh vật
+ Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm.
	* Câu phủ định:
	- Là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa, không phải(là), chẳng phải(là), chẳng có, đâu có(là), cóđâu, đâo cóvà dùng để:
+ Bác bỏ 1 ý kiến, 1 hành động, 1 nhận định
+ Thông báo, bày tỏ, xác nhận là không có sự vật, sự việcđó.
+ Bày tỏ sự ngờ vực, băn khoăn.
II. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
1. BTTN: Bài 22 (140):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
 2 . BTTL: 
 Bài 1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu về đề tài học tập, trong đó có sử dụng câu trần thuật và câu phủ định.
+ HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS.
2. Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.
Dàn ý: 
 - Mở bài:
+ Gới thiệu bài “Chiếu dời đô” của LCU.
+ Khẳng định bài chiếu là 1 bài văn sáng ngời tư tưởng yêu nước.
- Thân bài: Biểu hiện của tư tưởng yêu nước trong bài chiếu:
1. Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường,vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
+ Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
+ Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
2. Khí phách của 1 dân tộc độc lập, tự cường:
+ Thống nhất giang sơn về 1 mối.
+ Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với Trung Hoa.
+ Niềm tin vào tương lai muôn đời của đất nước.
- Kết bài:
+ Khẳng định tư tưởng yêu nước của bài chiếu.
+ Nêu ý nghĩa và vị trí của bài chiếu.
- HS thảo luận nhóm và trình bày dàn ý.
- HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn.
- Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS về phương pháp làm bài.
* Bài viết tham khảo: BD NV 8 – 182.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 đoạn trong văn bản mà em thấy ấn tượng nhất.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
******************************************
 Ngày soạn: 17/ 2/ 014
 Ngày dạy:
 ÔN TẬP TUẦN 25
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần : Đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản “ Hịch tướng sĩ ”- Trần Quốc Tuấn; khái niệm và một số hành động nói thường gặp.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B. Nội dung ôn tập: 
I. Phần lí thuyết:
 1. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb Hịch tướng sĩ: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: Trần quốc Tuấn (1231 ? – 1300), là con của An Sinh Vương Trần Liễu, tước Hưng Đạo Vương. Năm 1257, lần đầu tiên quân Mông cổ sang đánh nước ta, ông đã được cử cầm quân trấn giữ biên thuỳ phía Bắc. Hai lần sau, năm 1285 và 1287, quân Mông nguyên lại đem quân sang XL nước ta, ông lại được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả 2 lần đều thắng lợi vẻ vang. TQT yêu người hiền, trọng kẻ sĩ, môn khách của ông có những người nổi tiếng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (Nay là xã Hưng Đạo - Chí Linh – Haỉ Dương) rồi mất ở đó. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
b. Tác phẩm: 
 - Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết có sức lôi cuốn
 - Hịch tướng sĩ là bài văn nghị luận bằng chữ Hán, được viết trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285). TQT viết bài hịch này để thức tỉnh lòng yêu nước và lòng căm thù giặc, đồng thời khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, cổ vũ tinh thầnh hăng say luyện tập quân sự, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
2. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Hành động nói: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Hành động nói: là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là: hỏi; trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán); điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức,); hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
* Lưu ý: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
II. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
1. BTTN: Bài 23 (145):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
2. BTTL: 
1. Xác định các hành động nói của các câu sau đây:
a. - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
 - Bác trai đã khá rồi chứ?
 -> Hành động hỏi.
b. - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi bị tội chết.
 - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
 -> Hành động trình bày.
c. - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
 - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng em hãy trốn đi.
 -> Hành động điều khiển.
d. - Anh xin hứa.
 - Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
 -> Hành động hứa hẹn.
e. - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thận con thế này! Trời ơi!...
 - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
-> Hành động bộc lộ cảm xúc.
2. Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu trong đoạn thực hiện những hành động nói cụ thể nào?
	Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”
3. Phân lọai câu trong VB “Hịch tướng sĩ” của TQT theo các kiểu hành động nói đã học.
- HS tự làm. GV KT.
4. Phân tích đoạn văn sau trong bài “Hịch tướng sĩ” của TQT:
“ Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nanta cũng vui lòng.”
Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về bài hịch.
- Giới thiệu đoạn văn cần phân tích.
b. Thân bài: 
Phân trích ở đề bài gồm 2 đoạn, có thể phân tích theo cách cắt ngang từng đoạn.
Đoạn đầu: 
 + Nghệ thuật: Câu văn biền ngẫu trùng điệp liên tiếp vạch ra tội ác của sứ giặc.Từ ngữ giàu giá trị miêu tả và sức biểu cảm, diễn tả sâu sắc thái độ khinh bỉ và lòng căm thù lũ sứ giặc cũng như nỗi nhục quốc thể bị xâm phạm.
 + ND: thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở tướng sĩ.
 .Tác giả chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước.
 .Tác giả vạch trần tội ác của kẻ thù.
 - Đoạn sau: 
 + NT: Câu văn biền ngẫu nhiều vế ngắn diễn tả được nhiều cung bậc của tâm trạng. Nhiều biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, phóng đại) cùng với những động từ mạnh biểu lộ mạnh mẽ và sâu sắc các tâm trạng. 
 + ND: trực tiếp bày tỏ nỗi lòng tác giả.
 . Nỗi đau đớn và căm thù mãnh liệt.
 . ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm.
c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của đoạn trích đối với tác phẩm.
- HS thảo luận nhóm và trình bày dàn ý.
- HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn.
- Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS về phương pháp làm bài.
* Bài viết tham khảo: BD NV 8 – 190.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 đoạn trong văn bản mà em thấy ấn tượng nhất.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
****************************
 Ngày soạn : 23/ 2/ 014
 Ngày dạy:
 ÔN TẬP TUẦN 26
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần : Đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Nước Đại Việt ta ”- Nguyễn Trãi; cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói; ôn tập về luận điểm.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B. Nội dung ôn tập: 
I. Phần lí thuyết:
 1. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb Nước Đại Việt ta: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu ức Trai, quê ở Chi Ngại (CL-HD), cha là Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái – con Trần Nguyên Đán – 1 quý tộc đời Trần.
- Là người có công lớn trong cuộc kn Lam Sơn.
- Đất nước thái bình, ông hăng hái giúp vua thì xảy ra việc vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên – Bắc Ninh). Bọn gian thần trong triều vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội chu di tam tộc năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn 20 năm sau, năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông giải toả, cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
- Dâng Bình Ngô sách với chiến lược tâm công.
- Thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh; cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu.
- Kháng chiến thắng lợi, thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô sách.
- Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc,văn võ song toàn,danh nhân văn hoá thế giới. 
b. Tác phẩm: 
Bình Ngô đại cáo: Do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo đầu năm 1428, công bố cuộc kháng chiến chính nghĩa của quân LS chống giặc Minh đã kết thúc thắng lợi, mở ra 1 kỉ nguyên thanh bình độc lập của đất nước.
Nước Đại Việt ta: Là đoạn văn trích phần mở đầu bài cáo.
Với cách lập luận chặt chẽ và hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là 1 nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền riêng, có truyền thống lịch sử; kẻ XL là phản nhân nghĩa, nhất định thắng lợi.
Đoạn văn trích có ý nghĩa nêu tiêu đề chính nghĩa cho toàn bài. Nguyễn Trãi đã khẳng định 2 chân lí làm nền tảng để phát triển nội dung bài cáo: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dt Đại Việt.
2. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Hành động nói (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Hành động nói: 

File đính kèm:

  • docGIAO AN PHU DAO VAN 8 ki 2.doc
Giáo án liên quan