Giáo án phụ đạo học sinh yếu Ngữ văn 9

ÔN TẬP VỀ THƠ HỌC KÌ II

A. Mục tiêu .

 Giúp HS :Ôn tập và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ c học kì II.

 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

B.Nội dung.

GV hướng dẫn HS ôn tập lại từng văn bản.

VĂN BẢN: CON CÒ (Chế Lan Viên)

I.Kiến thức cơ bản

A. Giới thiệu:

 1. Vài nét về tác giả:(1920-1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau cách mạng ông tham gia hoạt động cách mạng và tìm được con đường cho thơ mình đến với nhân dân và đời sống cách mạng. Thơ ông giầu suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

 Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnhthơ.

 2.Bài thơ sáng tác 1962 in trong tập “ Hoa ngày thường- Chim báo bão”. Từ hình tượng con cò trong ca dao, bài thơ thể hiện những cảm xúc và suy tưởng sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời của mỗi con người.

 

doc59 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo học sinh yếu Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng : bàng hoàng, sững sờ, xấu hổ, lảng chuyện, nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông Hai, cuộc xung đột dữ dội, không khí im lặng nặng nề bao trùm gia đình ông, ông không dám ra khỏi nhà, tâm sự với con để giãi bày lòng mình
 b. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai:
+ Ông Hai dứt khoát không chọn con đường về làng, đặt tình yêu nước lên cao hơn tình yêu làng quê.
+ Cái tin làng không theo giặc làm ông sung sướng đến nỗi khi nghe kể Tây nó đốt nhà mình ông cũng lấy làm mừng.
 2.Nghệ thuật: Truyện thể hiện ngòi bút miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc của Kim Lân. Tác giả đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Qua những chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, sâu sắc và cảm động diễn biến tâm lí cuả ông Hai.
C. Tổng kết:
Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Truyện đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
Văn bản: lặng lẽ sa pa (Nguyễn Thành Long)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả: (1925- 1991) quê huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Sau cách mạng tháng Tám tham gia cách mạng ở khu V, và bắt đầu viết văn vào thời kỳ này.Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, công tác ở hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.
 2. Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970, sau này in trong tập “ Giữa trong xanh” (1972). Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viêt về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
 Cốt truyện khá đơn giản. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm trong sương mù : Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, một cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chậy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một hoạ sĩ đi chuyến thực tế cuối cùng trước lúc nghỉ hưu Bốn con người khác nhau, tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi thân thiết như trong một gia đình..
B. Đọc- hiểu văn bản :
HS tóm tắt tác phẩm.
 1. Truyện được bắt đầu từ tình huống tình cờ gặp gỡ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Với tình huống ấy, nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và aans tượng của các nhân vật khác, đắc biệt là ông hạo sĩ già. Cách trần thuật như vậy có tác dụnh khắc hoạ nhaan vật chính một cách khách quan, gópa phần thể hiện sâu sắc chủ đề và nội dung tư tưởng của tác phẩm.
 2.Nhân vật anh thanh niên:
 a. Hoàn cảnh sống và làm việc:
 Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng sống giữa “ bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, công việc của anh là “ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, cụ thể là “ đo gió, đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm “ dự vào việc báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
 Công việc ấy có nhiều gian khổ Tuy nhiên, cái gian khổ của công việc chưa dáng sợ bằng cái gian khổ củahoàn cảnh sống: đó là sự cô đơn, vắng vẻ. 
 b. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên:
 + Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
 Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
 Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc và cuộc sống.Công việc tuy gian khổ nhưng cất nó đi anh tự nói sẽ “ buồn đến chết mất”
 Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn buồn tẻ, cô đơn khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn( trồng hoa). Thế giới riêng của anh là công việc .
Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập các vấn đề đã học nắm chắc các ý cơ bản.
Tiếp tục tìm hiểu về tính cách nhân vật anh thanh niên và tác phẩm Chiếc lược ngà.
Tuần 29
NS: 16/3 
 Ôn tập truyện hiện đại việt nam
A. Mục tiêu .
 Giúp HS : Tiếp tục ôn tập và nắm được những kiến thức về các tác giả và tác phẩm.
 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc giải quyết yêu cầu của bài phân tích nhân vật hay tác phẩm trên cơ sở hướng dẫn lí thuyết của GV.
B.Nội dung. 
GV hướng dẫn HS ôn tập lại từng văn bản.
Văn bản: lặng lẽ sa pa (tiếp)
(Nguyễn Thành Long
 + ở anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất đáng mến:
 Sự chân thành, cởi mở, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người: tình cảm của anh với bác lái xe, vui mừng khi có khách đến chơi, ân cần chu đáo tiếp đãi, anh đếm từng phút, khi chia tay anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà và không dám tiễn khách
 + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
3.Nhân vật ông hoạ sĩ:
 Dù không phải là nhân vật chính, nhưng ông hoạ sĩ có vai trò rất quan trọng trong truỵện: người kể chuyện đã nhập vai vào cái nhìn và những ý nghĩ cuả ông hạo sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
 Ông là một người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm: xúc động mạnh trước những lời giới thiệu của bác lái xe, ngạc nhiên khi thấy anh anh đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở của anh, bối rối khi nghe anh kể về công việc.Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. 
 Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác. Ông muốn dành thời gian để hiểu cặn kẽ về anh, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: “ Cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”
4. Các nhân vật khác:
 +Nhân vật cô kĩ sư: là một cô gái Hà Nội, lên công tác ở Tây Bắc. Qua cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể đã giúp cô nhận ra quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn
 +Nhân vật bác lái xe: là người đầu tiên giới thiệu về anh thanh niên.Lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác đã làm cho ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và cả người đọc đón chờ sự xuất hiện của nhân vật
 +Ngoài ra truyện còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp, nhhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
 Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.
 +Chất trữ tình được toát lên từ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông hoạ sĩ già 
 + Chất trữ tình còn thấm đượm trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên
 + Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện .
C.Tổng kết: Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường- anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên núi cao. Qua đó, truyện đã khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 Truyện xây dựng được tình huống hợp lí, có cách kể chuyện tự nhiên.
 Truyện còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Văn bản: Chiếc Lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:( 1932) quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang.
 - Lối viết của ông giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc đậm đà chất Nam Bộ.
 2. Truyện ngắn được viết năm 1966, in trong tập truyện cùng tên.Văn bản là phần giữa của truyện.
B. Đọc-hiểu văn bản:
 Truyện đã thể hiện sâu sắcvà cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hai tình huống:
 + Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách
 + Ông Sáu làm lược cho con
 Tình huống thứ nhất là cơ bản. Và nếu tình huống này bộc lộ tình cảm của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của người cha đối với con.
 1. Diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà: 
 a. Những phản ứng của bé Thu khi nhất định không chịu nhận ba:
 b. Cuộc trùng phùng cha con cảm động:
 2. Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu:
 a. Nỗi khao khát gặp lại con của anh Sáu:
 b. Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà:.
 3. Nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác phẩm:
 + Cốt truyện khá chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng khá hợp lí
 + Vai trò của người kể chuyện
C.Tổng kết :
 -Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, truỵện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 -Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, mà nổi bật là nhân vật bé Thu.
Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập các vấn đề đã học nắm chắc các ý cơ bản. Làm bài Phân tích nhân vật bé Thu.
Tuần 30
NS: 23/3
 Ôn tập Tiếng việt Học kì ii
A. Mục tiêu .
 Giúp HS :Ôn tập và nắm được phần kiến thức TV của học kì II.
 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc giải quyết yêu cầu của bài tập 
B.Nội dung. 
Phần lí thuyết:
? Thế nào là khởi ngữ
? Em hiểu thế nào là tpbl? Trình bày đặc điểm của các Tpbl đã học.
? Viết đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu nào
I.Khởi ngữ:
Khái niệm: Là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói tới trong câu.
 Trước khởi ngữ , thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
II. Các thành phần biệt lập
Thế nào là thành phần biệt lập? Là những tp không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Các tpbl:
 a)Thành phần tình thái : được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
VD: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
 b) Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm tính của người nói( vui, buồn, mừng, giận).
VD: Trời ơi, lai phải đi học rồi.
 c)Thành phần gọi-đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
 d)Thành phần phụ chú: được dùng để bổ xung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
 VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
III. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
1.Về nội dung:
 + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chu rđề của đoạn văn( liên kết chủ đề)
 + Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí( liên kết lô-gíc)
2.Về hình thức:các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
 + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước( phép lặp từ ngữ)
 + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước( phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
 + Sử dung ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước( phép thế).
 + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước( phép nối).
Phần bài tập:
 Bài tập 1.Xác dịnh khởi ngữ trong các câu sau:
a.Mà y, y không muốn chụi của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b.Cái khăn vuông thì đã chắc phải soi gương mà sửa đi, sửa ;lại.
c.Nhà, bà có hàng dãy ở khắp các phố. Ruộng, bà có hàng trăm mẫu ruộng ở nhà quê.
d.Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được đấy nhưng mở ra cũng chẳng ích gì.
Bài tập 2.Đọc hai câu sau:
 a.Thầy thì thầy không bênh vực các em lười học.
 b.Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai
 Cho biết: Sự khác nhau về chức năng của từ thầy đứng trước trợ từ thì trong hai câu. Nếu bỏ từ thầy trong câu 1 thì ý nghĩa của câu có đổi không? Tác dụng của từ đó?
Gợi ý: Trong câu a từ thầy là khởi ngữ.
 Câu b từ thầy là CN.
 Nếu bỏ từ thầy đầu trong câu 1 thì ý nghĩa không đổi. Tác dụng nhấn mạnh chủ thể được nói tới trong câu.
 Bài tập 3.Cho các câu sau câu nào biến đổi có khởi ngữ.
 a)Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi,tôi ăn cơm gạo tôi. 
A.Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi, ăn cơm gạo của tôi.
B.Tôi cứ nhà tôi, tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.
C.Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi tôi làm, tôi ăn cơm gạo của tôi.
 b) Cô ấy nói rất hay và cười cũng rất duyên.
A. Nói, cô ấy nói rất hay và cười thì cười rất duyên.
B. Nói rất hay và cười rất duyên là thế mạnh của cô ấy.
C.Cô ấy nói thì nói rất hay và cười thì cười rất duyên.
Gợi ý: a) B,C b)A,C
 Bài tập 4.	
Viết một đoạn văn nói về việc học của bản thân, trong đó sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập, chỉ ra liên kết về mặt nội dung, hình thức của văn bản đó.
GV dành cho HS 20 phút để viết và thực hiện các yêu cầu đề. Sau đó gọi HS đọc và HS khác nhận xét, GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập các vấn đề đã học, xem lại các bài tập SGK về các nội dung đã học để củng cố kiến thức.
Tuần 31
NS: 31/3
 Ôn tập về thơ Học kì ii
A. Mục tiêu .
 Giúp HS :Ôn tập và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ c học kì II.
 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
B.Nội dung. 
GV hướng dẫn HS ôn tập lại từng văn bản.
Văn bản: Con cò (Chế Lan Viên)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1920-1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau cách mạng ông tham gia hoạt động cách mạng và tìm được con đường cho thơ mình đến với nhân dân và đời sống cách mạng. Thơ ông giầu suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnhthơ. 
 2.Bài thơ sáng tác 1962 in trong tập “ Hoa ngày thường- Chim báo bão”. Từ hình tượng con cò trong ca dao, bài thơ thể hiện những cảm xúc và suy tưởng sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời của mỗi con người.
B. Đọc- hiểu văn bản: 
 HS đọc thuộc lòng văn bản
* Bố cục: Bài thơ gồm 3 đoạn:
 Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru tuổi ấu thơ;
 Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng củ cuộc đời;
 Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý ngiã của lời ruvà lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ:
 * Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao con cò được sử dụng với ý nghiã ẩn dụCLV chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong mối quan hệ với tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
 + Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong lời mẹ hát đi vào giấc ngủ của conCon còn bé, chưa bíêt được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ, nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn con và mang theo cả điệu hồn dân tộc. Con được vỗ về trong âm điệu của lời ru và sự chở che của mẹ, bằng cánh tay nâng và dòng sữa mẹ.
 + Đoạn 2: Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và đi cùng con người đến suốt cuộc đời.
 + Đoạn 3: Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến con đến suốt cuộc đời Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ,nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
 “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Đặc sắc nghệ thuật :
 + Về thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt. Các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn.
 + Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, song đó chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả để sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, bất ngờ. Hình ảnh trong bài thơ thiên về ý nghĩa biểu tượng
C.Tổng kết:
 Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru,bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người. Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc, giầu chất triết lí. 
 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (thanh Hải)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1930- 1980).
 Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông là người có công xây dựng nền văn học cách mạng từ những ngày đầu.
 2. Bài thơ được viết vào những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh 1980. 
B. Đọc – Hiểu văn bản:
 HS đọc thuộc lòng văn bản
1. Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ:
 +Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp trước vẻ vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên; từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân của đất nước. Từ đó chuyển sang suy nghĩ và ước nguyện.; kết thúc 
bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương , đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
 + Bố cục :
 2.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất nước qua cảm xúc của nhà thơ:
 a. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên trong khổ thơ đầu:
 - Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ vài nét phác hoạ nhưng đã vẽ ra được cả một không gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân, cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện
 - Hình ảnh thơ đẹp, giầu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên trong trẻo của mùa xuân
 b. Trong hai khổ thơ tiếp theo, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên.
 + Hình ảnh những con người làm nên mùa xuân của đất nước.
 + Suy ngẫm về đất nước
 3.Tâm niệm của nhà thơ:
 4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
 Thể thơ năm chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Âm hưởng ấy xuyên suốt trong bài và thể hiện rõ ở khổ cuối. Nhà thơ còn sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ.Giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc của từng đoạn
C. Tổng kết:
 Bài thơ là tiếng lòng yêu, mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiên ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời.
 Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp , giản dị, gợi cảm, những so sáng, ẩn dụ sáng tạo.
Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập các vấn đề đã học, học tuộc lòng bài thơ.
Thực hành: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Tuần 32
NS: 7/4
 Ôn tập về thơ Học kì ii
A. Mục tiêu .
 Giúp HS :Ôn tập và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ c học kì II.
 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
B.Nội dung. 
GV hướng dẫn HS ôn tập lại từng văn bản.
 Văn bản: viếng lăng bác(Viễn Phương)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1929), quê ở An Giang. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Là tổng thư kí hội văn nghệ giải phóng Sài gòn- Chợ Lớn- Gia Định.
 2. Bài thơ viết năm 1976. Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
B. Đọc_ Hiểu văn bản:
 1. Bài thơ được viết theo thể tự do, mạch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng.
 2.Tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăg Bác:
 + Hai câu thơ đầu như mật lời tự sựnhưng đã chứa đựng bao nhiêu cảm xúcHình ảnh đầu tiê

File đính kèm:

  • docGA_PHU_DAO_HS_YEU_LOP_9_20150725_034028.doc