Giáo án Phát triển nhận thức Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình

+ Vận động cơ bản: Bò chui qua cổng.

- Cô giới thiệu bài tập:

- Hôm nay cô con mình cùng nhau bò chui qua cổng nhé.

- Tập mẫu cho trẻ quan sát.

+ Tập mẫu lần 1: Không giải thích.

+ Tập mẫu lần 2: kết hợp giải thích

- Tư thế chuẩn bị: Cô bò phối hợp chân tay khéo léo để chui qua cổng, không chạm người vào cổng, khi chui qua cổng rồi đi về đứng cuối hàng.

- Mời 1- 2 trẻ làm mẫu cho cả lớp quan sát

+ Trẻ thực hiện:

- Sau đó cả lớp lần lượt thực hiện ( Mỗi trẻ thực hiện 3- 4 lần)

 

doc37 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Phát triển nhận thức Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới thiệu góc chơi .
- Cho trẻ nhận góc chơi .
+ Quá trình chơi:
- Cô giới thiệu với trẻ về một số bài hát về trường mầm non
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Hôm nay cô tổ chức xem bạn nào mạnh dạn sẽ lên biểu diễn các bài hát về trường mầm non nhé.
- Tổ chức cho trẻ thể hiện các ca khúc về chủ đề.
- Cô động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn.
- Cô bao quát trẻ.
+ Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét góc chơi và tuyên dương trẻ.
4. Góc khám phá khoa học: Phân loại đồ dùng gia đình theo các dấu hiệu đặc trưng.
a. Mục đích – Yêu cầu :
- Trẻ biết được các dấu hiệu đặc trưng của các loại đồ dùng gia đình và phân loại chúng.
- Rèn luyện khả năng phân biệt các đặc trưng của đồ dùng.
- Trẻ tích cực tham gia vào góc chơi .
b. Chuẩn bị : 
- Các loại đồ dùng gia đình.
c. Tiến hành :
+ Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô giới thiệu góc chơi .
- Cho trẻ nhận góc chơi .
+ Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ quan sát, nhận xét các loại đồ dùng gia đình ( bát, đũa, thìa, xoong nồi..).
- Đàm thoại với trẻ về các loai đồ dùng.
- Cô có gì đây nào ? 
 - Các con có biết nhũng đồ dùng này dùng để làm gì không ? 
- Các đồ dùng này dùng ở đâu ?
- Các đồ này có công dụng, chất liệu như thế nào ?
- Cô hướng cho trẻ hiểu được công dụng và nhũng dấu hiệu đặc trưng.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ những đồ dùng trong gia đình.
- Cô cho trẻ chơi phân loại các đồ gia đình theo nhóm ( đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, để nấu, .....)
+ Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét góc chơi và tuyên dương khuyến khích trẻ.
5. Góc học tập: Xem tranh ảnh về gia đình.
a. Mục đích – Yêu cầu :
- Trẻ biết cách xem và nhận xét tranh.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia vào góc chơi .
b. Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh về gia đình.
c. Tiến hành :
+ Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô giới thiệu góc chơi .
- Cho trẻ nhận góc chơi .
+ Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về gia đình: Gia đình ít con, đông con, gia đình nhiều thế hệ, gia đình sống 1 - 2 thế hệ.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung tranh.
- Các con ạ cô có gì đây ?
- Bức tranh vẽ về gì nào ?
- Bức tranh vẽ về gia đình ít con, đông con, nhiều thế hệ, một thế hệ ?
- Cô cho trẻ xem và nhận xét các gia đình qua tranh.
- Nhận xét về vai trò mỗi người trong gia đình.
- Giáo dục trẻ biết yêu qúy gia đình của chúng ta.
- Cho trẻ chơi đóng vai các nhân vật trong gia đình.
+ Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét góc chơi và tuyên dương trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2014
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH- THỂ DỤC SÁNG.
1. Đón trẻ:
 - Cô đón trẻ đúng giờ.
 - Ân cần, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
2. Chơi:
 - Cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát trẻ.
3. Trò chuyện:
 - Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé.
 - Hỏi trẻ: 
+ Các con cho cô biết gia đình các con có những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình?
+ Vậy gia đình con được gọi là gia đình đông, ít con đấy ?
+ Để biết thêm về gia đình các bạn có những ai các con cùng cô tìm hiểu nhé ?
4. Điểm danh:
 - Điểm danh vào sổ theo dõi.	
5. Thể dục sáng:
 - Kết hợp với bài hát: “ Cháu yêu bà” 
(Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần).
 II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * Thể dục: BÒ CHUI QUA CỔNG.
 Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng.
1. Mục đích yêu cầu:
 a. Kiến thức:	
- Dạy trẻ biết cách bò chui qua cổng.
- Trẻ hứng thú trò chơi.
- Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi khi chơi trò chơi vận động .
b. Kỹ năng:
- Phát triển cơ chân, tố chất khéo léo nhanh nhẹn của bàn tay, bàn chân của trẻ.
c.Thái độ :
- Trẻ hào hứng học, có tính tổ chức kỷ luật, đoàn kết với bạn khi chơi và học.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi bò.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của cô: 
- Sân tập sạch sẽ, an toàn, cổng.	
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ:
- Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé.
* Hoạt động 1: Khởi động:
Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng theo cô, đi thường kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân sau đó về đội hình 2 hàng ngang và khởi động các khớp .
* Hoạt động 2: Trọng động:
+ Bài tập phát triển chung:
Trẻ tập các động tác theo bài “ Cháu yêu bà”. (Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp)
+ Động tác tay 3: Đưa hai ra trước, gập khuỷu tay.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai; nhịp 1: Hai tay đưa ra trước cao ngang vai; nhịp 2: Gập khuỷu tay lại, bàn tay chạm vai; nhịp 3: Ruỗi thẳng tay ra phía trước; nhịp 4 : Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người.
+ Động tác chân 2: Đứng, một chân nâng cao - gập gối.
- Đứng thẳng, hai tay chống hông.
- Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc
- Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
- Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
- Hạ hai chân xuống đứng thẳng.
+ Động tác bụng 4: Ngồi, cúi về trước, ngửa ra sau:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi bệt, thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng; nhịp 1: Đưa thẳng hai tay cao quá đầu; nhịp 2: Cúi xuống, hai tay đưa về phía trước, bàn tay chạm đất; nhịp 3: Ngồi thẳng, ngửa người ra phía sau, hai bàn tay chống xuống đất; nhịp 4: Ngồi thẳng hai tay để tự do.
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ: 2 tay chống hông và bật tại chỗ.
+ Vận động cơ bản: Bò chui qua cổng.
- Cô giới thiệu bài tập: 
- Hôm nay cô con mình cùng nhau bò chui qua cổng nhé.
- Tập mẫu cho trẻ quan sát.
+ Tập mẫu lần 1: Không giải thích.
+ Tập mẫu lần 2: kết hợp giải thích
- Tư thế chuẩn bị: Cô bò phối hợp chân tay khéo léo để chui qua cổng, không chạm người vào cổng, khi chui qua cổng rồi đi về đứng cuối hàng.
- Mời 1- 2 trẻ làm mẫu cho cả lớp quan sát
+ Trẻ thực hiện:
- Sau đó cả lớp lần lượt thực hiện ( Mỗi trẻ thực hiện 3- 4 lần)
- Trong qua trình trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua nhau.
- Cô mời 2-3 trẻ thực hiện lại và hỏi tên bài thể dục?
- Cô cho cả lớp nhắc lại tên bài tập.
+ Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:
- Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh, nói đúng dự định của mình.
- Cách chơi : Cô gợi ý hỏi trẻ con thấy con mèo ngủ như thế nào?, Bố lái xe thế nào?, Gà trống vỗ cánh thế nào?.Cô cho trẻ nghĩ xem con sẽ làm giống ai.
Cô ra hiệu lệnh cho trẻ chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ.
- Khuyến khích, động viên trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi vào lớp.
- Cô nhận xét giờ tuyên dương, khuyến khích động viên trẻ.
- Trò chuyện cùng cô.
- Đi chạy quanh sân theo yêu cầu.
- Tập các động tác theo cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Lắng nghe.
- Trẻ thực hiện mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Hai tổ thi đua.
- Trẻ thực hiện và trả lời.
- Trẻ nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân.
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
 * Góc chơi xây dựng: Xây nhà của bé.
 * Góc chơi phân vai: Mẹ con.
 * Góc học tập: Xem tranh ảnh vê gia đình.
(Đã soạn ở đầu tuần).
IV. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 * Hoạt động có mục đích: Trò chuyện với trẻ về địa chỉ, số điện thoại của gia đình mình khi được hỏi, trò chuyện. 
 * Trò chơi vận động: Bắt trước tạo dáng.
 * Chơi tự do.
1. Mục đích - Yêu cầu:
 - Trò chuyện cùng trẻ về địa chỉ nhà, số điện thoại của gia đình mình.
 - Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
 - Khéo léo trong khi chơi trò chơi.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình của mình.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn với trẻ.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích: Trò chuyện với trẻ về địa chỉ, số điện thoại của gia đình mình khi được hỏi, trò chuyện. 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình trẻ ?
- Gia đình con có những ai ?
- Tất cả bao nhiêu người ?
- Nhà con ở xóm, thôn nào?
- Con có biết số điện thoại của bố, mẹ, ông, bà con không ?
- Cô mời trẻ lần lượt kể về gia đình con ở đâu?
- Số điện thoại của bố mẹ mình?
=> Cô giới thiệu cho trẻ biết gia đình của các con ở thôn, xóm…
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình mình...
- Cô hỏi trẻ chúng mình vừa trò chuyện về gì ?
- Cô chốt lại ý trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Bắt trước tạo dáng.
 - Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô nhận xét trẻ chơi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ 
V. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
 - Cô cho trẻ vào nhà vệ sinh, hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay trước vòi nước sạch, lau khô tay.
 - Cô rửa sạch mặt mũi cho trẻ.
 - Chuẩn bị quần áo sạch sẽ, gọn gàng cho trẻ trước khi ra về.
 - Trả trẻ.
VI. ĐÓN TRẺ:
 - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp.
 - Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
VII. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
- Trò chuyện về họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ.
+ Cô hỏi trẻ về họ tên của bố mẹ trẻ.
- Bố mẹ con tên là gì?
- Anh, chị, em của con tên là gì?
- Con co sống cùng ông bà không?
- Bố mẹ, ông bà con làm công việc gì?
- Anh chị con làm công việc gì ?
- Cô mời lần lượt trẻ kể về họ tên, công việc của bố mẹ và người thân trong gia đình
- Cô gợi ý hướng trẻ nhớ ho tên và công việc của bố mẹ mình.
 - Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ. 
 - Bình cờ - vệ sinh.
VIII. TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân trẻ, ra về.
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Số lượng trẻ trong ngày:……… .. Lý do trẻ vắng:………………………………….. 
-Tình trạng sức khỏe trẻ:………………………………………………………………..
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:………………………………………………..
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
 Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH- THỂ DỤC SÁNG.
1. Đón trẻ:
 - Cô đón trẻ đúng giờ.
 - Ân cần, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
2. Chơi:
 - Cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát trẻ.
3. Trò chuyện:
 - Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé.
4. Điểm danh:
 - Điểm danh vào sổ theo dõi.
5. Thể dục sáng:
 - Kết hợp với bài hát: “ Cháu yêu Bà”. 
(Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần).
 II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * Khám phá xã hội: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ
( Hình thức khám phá: Quan sát tranh)
1. Mục đích - yêu cầu :
a. Kiến thức :
- Trẻ biết tên những người thân trong gia đình,biết trong gia đình có bố, mẹ, ông, bà, anh, chị…và công việc của các thành viên trong gia đình.
b. Kỹ năng :
- Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
c. Thái độ :
- Giáo dục trẻ yêu quý, lễ phép với người lớn tuổi.
- Trẻ yêu quý gia đình mình, hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị :
a. Chuẩn bị của cô:	
- Tranh vẽ về gia đình của bé.
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế thoải mái.
c. Nội dung tích hợp:
 - Bài thơ: “Yêu mẹ”.
3. Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ôn định tổ chức gây hứng thú cho trẻ:
- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Trò chuyện về nội dung bài hát và về gia đình.
- Bài hát nói về ai?
- Vậy khi ở nhà các con được Bố Mẹ, anh chị….yêu không nào?
- Khi cả gia đình chúng ta xum họp mình thấy rất hạnh phúc đúng không nào?
- Các con ạ! Trong mỗi gia đình của chúng ta đều có bố mẹ….và mỗi người đều có cái tên riêng và công viêc riêng của mình đấy các con ạ.
- Hướng trẻ vào bài.
* Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại.
- Hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau trò chuyện về
gia đình của chúng mình nhé. 
- Gia đình con có những ai?
- Cô mời từng trẻ lên kể về gia đình của mình và nói tên các thành viên trong gia đình, công việc của các thành viên.
* Cô khái quát lại :
- Bố mẹ....là người thương yêu chăm sóc các con từng ly từng tý từng bữa ăn giấc ngủ đấy các con ạ.
- Để cho bố mẹ .... được vui và hạnh phúc thi các con phải như thế nào?
+ Cô đưa bức tranh ra cho trẻ quan sát.
- Cô giới thiệu đây là bức tranh vẽ về ai?
- Trò truyện về các thành viên trong bức tranh.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ”.
- Cô giáo dục trẻ nghe lời mẹ thương yêu mẹ thì mới được mẹ yêu...... 
+ Cô cho trẻ quan sát tranh về các thành viên trong gia đình và cùng trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng các thành viên trong gia đình của mình.
* Hoạt động 2 :Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh của cô”.
- Cho trẻ chơi với lô tô.
- Cô nói “ Mẹ yêu” Thì trẻ dơ tranh vẽ lên.Cô nói “ Bố yêu” Thì trẻ giơ tranh vẽ về bố lên, nếu giơ sai thì sẽ phải hát một bài về mẹ....
- Cô cho trẻ chơi hai ba lần.
- Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ về góc chơi tự do.
* Kết thúc :
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Có ạ.
- Lắng nghe.
- Trẻ lên kể.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ đọc
- Trẻ chơi
- Trẻ về góc chơi.
- Lắng nghe.
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
 * Góc chơi phân vai: Mẹ con.
 * Góc học tập: Xem tranh ảnh về gia đình. 
 * Góc khám phá xã hội: phân loại đồ dùng gia đình theo các dấu hiệu đặc trưng.
( Đã soạn ở đầu tuần)
IV. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 * Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về gia đình đông con, gia đình ít con.
 * Trò chơi vận động: Gia đình nào khéo.
 * Chơi tự do.	
1. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết tên của mình.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè, ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- Địa điểm quan sát sạch sẽ, an toàn.
* Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về gia đình đông con, gia đình ít con.
 - Cô cùng trẻ giới thiệu về gia đình mình.
- Cho trẻ kể các thành viên trong gia dình trẻ.
- Dạy trẻ chơi giới thiệu tên các thành viên trong gia đình.
- Hỏi trẻ:
- Trong gia đình con có những ai ?
- Bố, mẹ, ông, bà con tên là gì, làm việc ở đâu ?
 - Con có anh, chị không?
- Anh, chị con làm gì ở đâu?
- Vậy gia đình con có bao nhiêu người?
- Đúng rồi gia đình có 1 - 2 con là gia đình ít con, gia đình có 2 -3 con là gia đình đông con đấy các con ạ.
- Cô giới thiệu thêm cho trẻ biết gia đình có một thế hệ và gia đình có nhiều thế hệ
+ Cô chốt lại ý trẻ: Mỗi bạn đều có tên riêng của mình......
=> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình mình.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gia đình nào khéo.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Phổ biến cách chơi, luật chơi: 
 - Tổ chức cho trẻ chơi.
 - Cô bao quát trẻ.
 - Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
 - Cô bao quát trẻ.
V. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
 - Cô cho trẻ vào nhà vệ sinh, hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay trước vòi nước sạch, lau khô tay.
 - Cô rửa sạch mặt mũi cho trẻ.
 - Chuẩn bị quần áo sạch sẽ, gọn gàng cho trẻ trước khi ra về.
 - Trả trẻ.
VI. ĐÓN TRẺ:
 - Cô niềm nở, ân cần đón trẻ vào lớp.
 - Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
VII. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
+ Nghe kể chuyện: Tích chu
- Cô giới thiệu cho trẻ về tên câu chuyện, tên tác giả.
- Cô kể cho trẻ nghe 2 -3 lần.
 - Cô kể thể hiện nội dung câu chuyện qua tranh truyện
- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung chuyện.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Ai thương yêu tích chu nhiều nhất?
- Còn tích chu thì sao ?
- Cô kể lại cho trẻ nghe.
- Hỏi trẻ tên câu chuyện, tên tác giả?
=> Cô giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
 + Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ. 
 + Bình cờ - vệ sinh.
 VIII. TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân trẻ, ra về.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Số lượng trẻ trong ngày:……… .. Lý do trẻ vắng:………………………………….. 
-Tình trạng sức khỏe trẻ:………………………………………………………………..
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:………………………………………………..
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………….........................................
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH- THỂ DỤC SÁNG:
1. Đón trẻ:
 - Cô đón trẻ đúng giờ.
 - Ân cần, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
2. Chơi:
 - Cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát trẻ.
3. Trò chuyện:
 - Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
4. Điểm danh:
 - Điểm danh vào sổ theo dõi.
5. Thể dục sáng:
 - Kết hợp với bài hát: " Cháu yêu bà”
(Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần).
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 * Toán: ĐẾM ĐẾN 3, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 3.
1. Mục đích – Yêu cầu:
Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết chữ số 3. 
- Biết đếm từ trái qua phải.
- xếp tương ứng 1 – 1.
- Biết yêu thương vâng lời ông bà , cha mẹ trong gia đình.
- Giáo dục trẻ có ý thức khi ngồi học. 
2. Chuẩn bị :
 * Chuẩn bị của cô:
- 3 ngôi nhà màu xanh, 3 ngôi nhà màu đỏ.
- Nhóm đồ dùng có số lượng 3 đặt quanh lớp : 3 ngôi nhà, 3 cái cây. 3 quả bóng...
- Mô hình nhà bạn gấu bông có 1 cây xanh, 2 cái bát, 2 cái thìa. 
- Thẻ chữ số từ 1 – 3.
- Chữ số 3 cho trẻ sờ và tri giác. 
* Chuẩn bị của trẻ:
- Mỗi trẻ 3 ngôi nhà màu xanh, 3 ngôi nhà màu đỏ.
- Thẻ chữ số từ 1 – 3.
- Tâm thế thoải mái.
* Nội dung tích hợp:
 - Bài hát: Nhà của tôi.
3. Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài : Nhà của tôi. 
- Cô trò chuyện với trẻ về ngôi nhà và giới thiệu nhà bạn gấu bông.
- Cho trẻ đi tham quan nhà bạn gấu bông.
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết trong phạm vi 2. 
 - Cho trẻ quan sát nhận xét nhà gấu bông có những gì, đếm và đặt thẻ chữ số.
* Hoạt động 2: Đếm đến 3, nhận biết chữ số 3
- Cho trẻ lấy rổ đựng đồ dùng, hỏi trẻ trong rổ có gì ?
- Cô yêu cầu trẻ xếp hết ngôi nhà màu xanh thành hàng ngang từ trái qua phải.
- Chon 2 ngôi nhà màu đỏ xếp tương ứng bên dưới ngôi nhà màu xanh.
- Đếm số nhà màu xanh và màu đỏ đặt thẻ số tương ứng.
- Cho trẻ so sánh số lượng 2 ngôi nhà.
- Ngôi nhà màu nào nhiều hơn, nhiều hơn mấy ?
- Ngôi nhà màu nào ít hơn, ít hơn mấy ?
- Muốn cho số lượng 2 ngôi nhà bằng nhau phải làm thế nào ?
- Cho trẻ lấy nốt một ngôi nhà màu đỏ xếp ra.
- Nhận xét số lượng 2 ngôi nhà.
 Cô chốt lại.
- Cô giới thiệu chữ số 3, cho trẻ đọc và sờ tri giác chữ số 3 in rỗng.
+ Tìm xung quanh lớp những đồ vật có số lượng 3 đếm và đặt thẻ chữ số.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- TC Thi xem ai nhanh.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Các bạn phải nhanh và đúng khi cô có hiệu lệnh.
- Cách chơi: Đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh các con chạy lên lấy ngôi nhà mang về. Bạn nào về trươc là thắng cuộc.
- Cô chia trẻ thành từng nhóm 3 bạn một lần chơi.
- cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét 2 đội, động viên khen trẻ.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ, tuyên dương khuyến khích trẻ.
-Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ so sánh. 
- 4- 5 trẻ. 
- 4- 5 trẻ. 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ Tìm và đặt thẻ số.
- Lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Lắng nghe.
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
 * Góc học tập: Xem tranh ảnh về gia đình
 * Góc chơi phân vai: Mẹ con.
 * Góc KPKH: Phân loại đồ dùng gia đình theo các dấu hiệu đặc trưng.
 ( Đã soạn ở đầu tuần )
IV. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 * Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh vẽ gia đình một thế hệ, gia đình nhiều thế hệ.
 * Trò chơi vận động: Giữ thăng bằng trên dây.
 * Chơi tự do.
1. Mục đích - Yêu cầu:
 - Trẻ biết được thế nào là gia đình 1 thế hệ và gia đình nhiều thế hệ. 
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, cũng như các thành viên trong gia đình.
 2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn.
- Tranh ảnh về gia đình một thế hệ, gia đình nhiều thế hệ.
 - Trang phục gọn gàng, phù hợp.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: * Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh vẽ gia đình một thế hệ, gia đình nhiều thế hệ.
- Cho trẻ h

File đính kèm:

  • docnhanh gia dinh cua em.doc