Giáo án ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12

Tiết 13: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa.

- Nêu được bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học và bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

- Có kỹăng sưu tần tư liệu về tiến hóa

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Hệ thống lại kiến thức.

 

doc76 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xa x XaY	B. XAXA x XaY	C. XAXa x XAY	D. XAXa x XaY
27: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là
	A. 1/2.	B. 1/4.	C. 1/6.	D. 1/8.
BÀI SỐ 2
Câu 1: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
	A. nghiên cứu tế bào học.	B. nghiên cứu di truyền phân tử.
	C. nghiên cứu phả hệ.	D. nghiên cứu di truyền quần thể.
Câu 2: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là
	A. liệu pháp gen.	B. sửa chữa sai hỏng di truyền.
	C. phục hồi gen.	D. gây hồi biến.
Câu 3: Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?
	A. Phát hiện gen nằm trên NST thường.	B. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.
	C. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.	D. Phát hiện đột biến cấu trúc NST. 
Câu 4: Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp
	A. nghiên cứu phả hệ.	B. nghiên cứu di truyền quần thể.
	C. xét nghiệm ADN.	D. nghiên cứu tế bào học
Câu 5: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
	A. P: Aa x Aa	B. P: Aa x AA	C. P: AA x AA	D. P: XAXa x XAY
Câu 6: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
	A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA.	B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY.
	C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.	D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa.
Câu 7: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMXm thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là:
	A. 25%	B. 12,5%	C. 6,25%	D. 50%
Câu 8: Ở người, các bệnh máu khó đông, mù màu "đỏ-lục" di truyền liên kết với giới tính được phát hiện là nhờ phương pháp
	A. nghiên cứu đồng sinh.	B. nghiên cứu phả hệ.
	C. nghiên cứu tế bào học.	D. nghiên cứu di truyền phân tử.
Câu 9: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?
	A. XaXa x XaY	B. XAXA x XaY	C. XAXa x XAY	D. XAXa x XaY
Câu 11: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu?
	A. 37,5%	B. 25%	C. 12,5%	D. 50%
Câu 12: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành
	A. Di truyền Y học.	B. Di truyền học tư vấn.
	C. Di truyền Y học tư vấn.	D. Di truyền học Người.
Câu 13: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là
	A. 1/2.	B. 1/4.	C. 1/6.	D. 1/8.
3. Củng cố:
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục làm nốt những bài còn lại.
4. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh xem lại bài Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Ngày soạn:..//..
Tiết 13: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa.
- Nêu được bằng chwngas phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học và bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
- Có kỹăng sưu tần tư liệu về tiến hóa
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hệ thống lại kiến thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm về cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa, cơ quan tương tự? Ý nghĩa của cá loại cơ quan với việc nghiên cứu tiến hóa?
GV: Bằng chứng sinh học phân tử là gì? Bằng chúng sinh học phân tử có ý nghĩa như thế nào trong tiến hóa?
GV: Em hãy trình bày các quan niệm cơ bản của Đac Uyn về tiến hóa?
GV: Theo quan niệm hiện đại, tiến hóa là gì? Có những hình thức tiến hóa nào?
Tiến hóa có những nguồn nguyên liệu nào?
GV: Đột biến có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình tiến hóa?
GV: Vì ssao di nhập gen được coi là nhân tố tiến hóa?
GV: CLTN có vai trò với tiến hóa như thế nào?
Việc CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV: Các yếu tố ngẫu nhiên là gì? Làm thay đổi tần số alen như thế nào? Và thường có tác dụng với những trường hợp nào?
GV: Giao phối không ngẫu nhiên có ý nghĩa đối với tiến hóa như thế nào?
I. Các bằng chứng tiến hóa
1 Bằng chứng giải phẫu so sánh
a) Cơ quan tương đồng
	- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này giữ các chức năng khác nhau. VD. Tay người và cánh dơi.
	- Cơ quan thoái hoá (cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành) cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ 1 cơ quan ở 1 loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.	VD. Ruột thừa ở người với manh tràng ở ĐV ăn cỏ.
	+ Các cơ quan thoái hoá ở người: xương cùng, ruột thừa, răng khôn, những nếp ngang ở vòm miệng.
	- Cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng phân nhánh.
	- Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
b) Cơ quan tương tự
	- Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc.
	- Cơ quan tương tự là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng đồng qui.
2 Bằng chứng TB học và sinh học phân tử
	- Các TB của tất cả các loài SV hiện nay đều sử dụng chung một loại mã DT, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin...chứng tỏ chúng tiến hoá từ một tổ tiên chung.
	- Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các Nu của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ giữa các loài.
II. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
 - Nguyên liệu tiến hóa: BD cá thể (Các cá thể cùng loài trong tự nhiên khác nhau về nhiều chi tiết).
 - Cơ chế tiến hoá: Là sự tích lũy các BDcó lợi, đào thải các BD có hại dưới tác dụng của CLTN.
 - Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Là sự tích luỹ các BD có lợi dưới tác dụng của CLTN.
 - Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
 - Đóng góp quan trọng nhất: Phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN và CLNT.
 - Tồn tại chính: Chưa làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh và sự DT các BD.
III. Học thuyết tiến hóa hiện đại
1 Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa 
-Tiến hoá nhỏ
	- Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc DT của QT (biến đổi về tần số alen và thành phần KG của QT) → xuất hiện sự cách li sinh sản với QT gốc → hình thành loài mới. 
	- Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, trong phạm vi QT. 
	 * Trình tự : Phát sinh ĐB → sự phát tán ĐB → chọn lọc các ĐB có lợi → Cách li sinh sản → hình thành loài mới.
-Tiến hoá lớn
	Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành.
- Nguồn BD DT của QT 
	- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các BD DT và do di nhập gen. 
	- BD DT + BD ĐB (BD sơ cấp) 
 + BD tổ hợp (BD thứ cấp)
2. Các nhân tố tiến hoá
	Các nhân tố tiến hoá là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT.
1. ĐB
	- ĐB cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. 
	- ĐB đối với từng gen là nhỏ từ 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biền về một gen nào đó lại rất lớn. 
	- ĐB gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do :
	+ Có nhiều ĐB.
	+ Các loài khác nhau bởi sự tích luỹ nhiều biến di ĐB nhỏ
	+ Giá trị thích nghi của ĐB gen thường thay đổi khi tổ hợp gen thay đổi.
2. Di - nhập gen. 
	- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc GT giữa các QT. 
	- Di nhập gen làm thay đổi thành phần KG và tần số alen của QT, làm xuất hiện alen mới trong QT. 
3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN - có điều kiện ngoại cảnh là nhân tố chính)- nhân tố quan trọng nhất. 
	- CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các KG khác nhau trong QT. 
	- CLTN tác động trực tiếp lên KH và gián tiếp làm biến đổi tần số KG, tần số alen của QT. 
	- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá → CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng.
	- Tốc độ thay đổi tần số alen tuỳ thuộc vào:
+ Chọn lọc chống gen trội. 
+ Chọn lọc chống gen lặn. 
4. Các yếu tố ngẫu nhiên.
	VD. Thiên tai, bệnh dịch,
- Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định. 
- Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc DT hay xảy ra với những QT có kích thước nhỏ.
→ Những QT có vốn gen kém thích nghi bị thay thế bởi những QT có vốn gen thích nghi hơn.
5. Giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối).
	- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của QT nhưng lại làm thay đổi thay đổi thành phần KG theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp. 
	- Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hoá. 
	- Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng DT.
BỔ SUNG
1. Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT theo Đacuyn
CLTN
CLNT
Tiến hành
- Do tự nhiên
- Do con người.
Đối tượng 
- Các SV trong tự nhiên
- Các vật nuôi và cây trồng 
Nguyên nhân
- Do điều kiện MT sống khác nhau .
- Do nhu cầu khác nhau của con người
Động lực
- Đấu tranh sinh tồn của SV
- Nhu cầu có lợi cho con người.
Cơ sở
- Tính DT và BD ở SV
- Tính DT và BD ở SV
Thời gian
- Tương đối dài
- Tương đối ngắn
Kết quả
- Làm cho SV trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một MT sống nhất định.
- Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên các nòi, thứ mới (giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người.
 3. Củng cố:
Câu 1. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các lòai về
A.cấu tạo trong của các nội quan.	B.các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.	D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 2. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.	B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học.	D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 3 . Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan	B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. 
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. 	D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 4. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh 
A. nguồn gốc chung của sinh giới   B. sự tiến hóa phân li 
C. ảnh hưởng của môi trường     D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài
Câu 5. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá	B. sự phát triển phôi giống nhau
C. cơ quan tương đồng 	D. Cơ quan tương tự
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là  giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. 
4. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài sự phát sinh và phát triển của sự sống.
Ngày soạn:..//..
Bài 14: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
- Hệ thống lại kiến thức của chương trình
- Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
GV: Quá trình hình thanh sự sống theo con đường tiến hóa hóa học trải qua những giai đoạn nào? Tác giả của học thuyết? thí nghiệm chứng minh?
GV: Những diễn biến chính trong quá trình tiến hóa tiền sinh học?
GV: Hóa thạch là gì? Hóa thạch có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới?
GV: Các đại lục trên Trái Đất đã trải qua sự biến động như thế nào?
GV: Yêu cầu HS lấy các ví dụ về bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người?
- Đặc điểm các dạng vượn người hóa thạch?
GV: Có những nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành loài người?
I. sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất:
 1. Sự phát sinh sự sống trên Trái đất :
Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất là: Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
 a. Tiến hóa hóa học 
- Giai đoạn tổng hợp những chất hữu cơ cho sự sống từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
- Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh phân tử hữu cơ có thể hình thành tự phát trong tự nhiên.
- Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là axit nuclêic và prôtêin (pôlipeptit)
 b. Tiến hóa tiền sinh học
	- Các đại phân tử xuất hiện trong nước và tập trung với nhau, các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ hình thành lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ => giọt nhỏ (Côaxecva - hỗn hợp dung dịch keo đông tụ thành giọt nhỏ, có màng bao bọc ). 
	- Các Côaxecva có khả năng trao đổi chất, khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học được CLTN giữ lại hình thành các TB sơ khai (mầm mống cơ thể đầu tiên) tiến hoá sinh học Các loài như ngày nay. 
 2. Sự phát triển sự sống qua các đại địa chất:
 a. Hóa thạch
- Định nghĩa: Hóa thạch là di tích của các SV để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
- Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
+ Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
+ Xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
	* Xác định tuổi hóa thạch dựa vào phân tích các đồng vị phóng xạ trong hóa thạch như cacbon 14 (thời gian bán rã 5730 năm), urani 238 (thời gian bán rã 4,5 tỉ năm).
b. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Hiện tượng trôi dạt lục địa
	Là hiện tượng các phiến kiến tạo của vỏ Trái Đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng bỏng bên dưới chuyển động
 - Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình.
	=> Chia làm 5 đại địa chất: Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
- SV trong các đại địa chất(Bảng 33, SGK trang 142)
II. Sự phát sinh loài người:
1. Bằng chứng về nguồn gốc ĐV của loài người.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
- Từ loài vượn người cổ đại tiến hóa hình thành nên chi Homo để rồi sau đó tiếp tục tiến hóa hình thành nên loài người H.Sapiens (habilis – loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo " H.erectus " H.sapiens).
3. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa
	- Người hiện đại có đặc điểm: Bộ não lớn, trí tuệ phát triển, có tiếng nói và chữ viết.
	- Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
	Þ Có khả năng tiến hóa văn hóa ® XH ngày càng phát triển: từ công cụ bằng đá ® sử dụng lửa ® tạo quần áo ® chăn nuôi, trồng trọt, KH – CN.
	- Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
BỔ SUNG
Năng lượng tự nhiên
Các chất khí trong khí quyển nguyên thuỷ (CH4, NH3, C2N2, H2O, H2, CO2)
Các loại phức hợp các phân tử hữu cơ
(ARN-pôlipeptit; ARN-xaccarit; pôlipeptit-lipit,)
Các đại phân tử
( Pôlipeptit, axít nuclêic)
Chất hữu cơ đơn giản 
( axit amin, Nu, đường đơn, axít béo )
CLTN
Phức hợp các phân tử hữu cơ có thể tự sao và dịch mã ( ARN và pôlipeptit được bao bọc bởi màng bán thấm )
3. Củng cố:
- Trình bày đuọc sự phát sinh sự sống trên Trái đất: tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất.
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học là
A. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
B. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
C. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi
D. quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 2. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 3. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là 
A. hình thành các tế bào sơ khai.	B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào.	 D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 4. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ
Câu 5. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 6. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
A. H2 	B. O2 	C. N2 , 	D. NH3 
Câu 7. Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ	B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất
Câu 8. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic
B. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin 
C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống
Câu 9. Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là hình thành
A. các chất hữu cơ từ vô cơ	B. axitnuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ 
C. mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ
D. vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_tot_nghiep_25_buoi_20150726_111938.doc