Giáo án ôn tập Lớp 4 - Năm học 2015-2016

TOÁN: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

- Bài tập cần làm: 1; 2 (cột 1, 2); 3.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2 (tr 70 - VBTT4) III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp bằng lời

HĐ1: (5’) Củng cố kiến thức về nhân với số có hai chữ số

- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 345 x 56 và 432 x 43

- HS cả lớp nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.

HĐ2: (30’) Luyện tập

Bài 1: Làm bảng con và bảng lớp

- HS hoạt động cá nhân.

- 3 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.

Bài 2: Cả lớp làm 2 cột đầu

- GV treo bảng phụ kể sẵn bài tập 2

- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập và bài mẫu

- HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở GV quan sát giúp đỡ những HS chư¬a hiểu cách làm, sau đó gọi 2 HS lên bảng thực hiện

- GV quan tâm HS chưa đạt yêu cầu.

- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài 3: Trình bày bài giải vào vở

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3

- Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải, HS nêu cách giải bài toán, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. HS nhắc lại các bư¬ớc giải bài toán.

- HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở.

C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập Lớp 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất kết hợp dể tính nhanh. 
Bài 2: 
+ Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào? (HS: tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau)
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở ơ li.
- HS cả lớp nhận xét, góp ý bài làm trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
KL: Vận dụng t/c để giải toán.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học 
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015
TOÁN:
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc bằng ê ke). - Bài tập cần làm: 1, 2 (chọn 1 trong 3 ý) II. Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ các góc trên, êke; 
- HS: êke III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: (5’) 2 HS nêu 2 công thức tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. B. Bài mới: GV giới thiệu trực tiếp HĐ1: (15’) Giới thiêụ góc nhọn, góc tù, góc bẹt: - GV gắn bảng phụ vẽ sẵn các góc cho HS quan sát:
a. A b. c.
 M
 O B
 O N C O D
 Góc nhọn đỉnhO Góc tù đỉnh O Góc bẹt đỉnhO
* Giới thiệu góc nhọn:
- GV chỉ vào hình vẽ giới thiệu: Đây là góc nhọn, đọc là “ Góc nhọn đỉnhO; cạnh OA, OB”
- GV vẽ lên bảng một góc nhọn khác để HS quan sát rồi đọc.
- HS nêu VD về góc nhọn trong thực tế.
- GV đặt ê ke vào góc nhọn để HS quan sát nhận xét và nêu: “Góc nhọn bé hơn góc vuông”
* Giới thiệu góc tù, góc bẹt: (Các bước tiến hành tương tự như giới thiệu góc nhọn).
HĐ2: (15’) Thực hành
Bài 1: Xác định góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù. 
- HS quan sát tổng thể các hình trong SGK để nhận dạng góc, dùng ê ke để kiểm tra lại bằng ê ke và trả lời. 
- GV chốt kết quả đúng:
+ Góc nhọn: góc đỉnh A, cạnh AM, AN; góc đỉnh D, cạnh DV, DU.
+ Góc tù: góc đỉnh B, cạnh BP, BQ; góc đỉnh O, cạnh OG, OH.
+ Góc vuông: góc đỉnh C, cạnh CI, CK.
+ góc bẹt: góc đỉnh E, cạnh EX, EY.	
Bài 2: HS chưa đạt yêu cầu làm ý 1.
- Xác định hình tam giác có góc vuông, 3 góc nhọn, góc tù. 
- HS quan sát các hình trong SGK, dùng êke nhận biết các góc trong mỗi hình. HS nêu miệng. GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
TOÁN:
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Vẽ được hình chữ nhật. Vẽ được hình vuông
- Bài tập cần làm: 1a (tr 54); 1a (tr 55); 2a (tr 55)
II. Chuẩn bị: Thước kẻ, ê ke
III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 2 HS lên bảng: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, gọi 1hs lên bảng dùng êke để kiểm tra góc vuơng và nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật.
- 1 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật, 1 HS nhắc lại.
* GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm vào vở.
- GV nêu, HS vẽ từng bước như A B
trong SGK.
 2cm
 D 4cm C
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm và chiều rộng 2 dm. GV có thể hướng dẫn cho các em để nắm vững cách vẽ.
- HS khác vẽ vào giấy nháp.
- GV chốt lại cách vẽ:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4dm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2dm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 
HĐ2: Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước
- GV hỏi: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau? Các góc ở đỉnh hình vuông là góc gì? 
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài các cạnh cho trước.
- GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
* Khi vẽ trên bảng GV vẽ hình vuông có cạnh dài 3dm.
- GV hướng dẫn HS từng bước vẽ như SGK:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3dm, CB = 3dm.
+ Nối A với B ta được hình ABCD.
- HS vẽ vào giấy nháp hình vuông có cạnh 3 cm.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
Bài 1a: (Tr 54) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm và chiều rộng 3cm.
- HS tự vẽ hình vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 dm và chiều rộng 3 dm
Bài 1a: (tr55) Vẽ hình vuông có cạnh 4cm.
- HS cả lớp tự vẽ hình vào vở ô li.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình vuông có cạnh 4dm. 
Bài 2a: (tr55) Vẽ theo mẫu 
- HS cả lớp tự vẽ hình vào vở ô li; Đổi vở nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2015
TOÁN:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Bài tập cần làm: 1; 2a, b
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS lên bảng thực hiện phép nhân và so sánh kết quả: 7 x 5 và 5 x 7
B. Bài mới:
HĐ1: So sánh giá trị của hai biểu thức
- GV cho HS quan sát ví dụ mà HS vừa làm và so sánh. 
- Kết quả bằng nhau: 7 x 5 = 5 x 7
- GV viết kết quả vào ô trống
- GV treo bảng phụ như đã chuẩn bị (Các cột chưa có giá trị)
- GV yêu cầu, HS lên bảng nối tiếp thực hiện yêu cầu.
- GV cho HS so sánh và rút ra nhận xét.
- GV kết luận: Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
* HS rút ra tính chất: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần. GV nói đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kq đúng.
- GV hỏi HS cách làm bài này. GV củng cố tính chất giao hoán.
Bài 2a, b: Tính
- HS làm cá nhân vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs chậm.
- Sau đó gọi 4 HS lên bảng thực hiện. Lớp đối chiếu kết quả.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV chốt lại: Một số nhân với 1 bằng chính số đó. Một số nhân với 0 bằng 0.
- HS chưa đạt yêu cầu nhắc lại.
C. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2015
TOÁN:
MÉT VUÔNG 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; Đọc, viết được “mét vuông”, “m2”. 
- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
- Bài tập cần làm: 1; 2 (cột 1); 3
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: hình vuông có diện tích là 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: (5’) 1 HS lên bảng làm 200dm2 = ... cm2
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp 
HĐ1: (10’) Giới thiệu mét vuông 
a. Giới thiệu Mét vuông Tiến hành như SGK.
- HS đạt yêu cầu phát hiện mối quan hệ giữa m2 và cm2, dm2
 1m2 = 100 dm2
 1m2 = 10 000 cm2
- HS nêu ứng dụng của mét vuông vào cuộc sống: tính diện tích khu vườn, căn nhà, thửa ruộng, ...
HĐ2: (20’) Luyện tập 
Bài 1: Làm bảng con và bảng lớp.
- HS viết theo mẫu vào bảng con và 1 HS làm trên bảng lớp.
- GV tổ chức nhận xét.
KL: Biết đọc, viết số đo diện tích theo m2
Bài 2 cột 1: HS đạt yêu cầu làm cột 2.
- HS đổi vào bảng con và bảng lớp.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- GV chốt kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
Bài 3: HS đạt yêu cầu lên bảng giải bài toán, HS cả lớp làm vào vở. 
- GV giúp đỡ HS chưa đạt yêu cầu
- HS và GV nhận xét bài làm trên bảng.
- GV chốt kết quả đúng. HS chưa đạt yêu cầu chữa bài. 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2015 TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. 
- Bài tập cần làm: 1; 2 (cột 1, 2); 3. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2 (tr 70 - VBTT4) III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp bằng lời
HĐ1: (5’) Củng cố kiến thức về nhân với số có hai chữ số
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 345 x 56 và 432 x 43
- HS cả lớp nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. 
HĐ2: (30’) Luyện tập
Bài 1: Làm bảng con và bảng lớp
- HS hoạt động cá nhân.
- 3 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Cả lớp làm 2 cột đầu
- GV treo bảng phụ kể sẵn bài tập 2
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập và bài mẫu
- HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở GV quan sát giúp đỡ những HS chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- GV quan tâm HS chưa đạt yêu cầu.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3: Trình bày bài giải vào vở
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải, HS nêu cách giải bài toán, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. HS nhắc lại các bước giải bài toán.
- HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015 TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm2; dm2; m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- Bài tập cần làm: 1; 2 (dòng 1); 3
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
A. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 
 394 x 206 312 x 402
- Lớp làm vào nháp. GV, HS nhận xét. B. Bài mới: GV hướng dẫn luyện tập
Bài 1: (cột 1) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, GV kết luận và củng cố về các đơn vị đo đã học và mối quan hệ của chúng. 
Bài 2: (dòng 1) Tính
- GV chia lớp thành 3 nhĩm, mỗi nhĩm làm một cột vào vở.
- GV gọi đại diện các nhóm lên chữa bài. 
- GV cho cả lớp nhận xét, GV kết luận bài làm đúng.
- GV củng cố và chốt lại cách nhân với số có 3 chữ số, nhân một số với một tổng. 
- GV chốt lại: tính chất nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- 1HS nêu cách tính.
- HS làm bài cá nhân vào vở. GV giúp đỡ HS làm bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. 
- GV chốt lại: tính chất nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2015
TOÁN:
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Bài tập cần làm: 1; 2
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5’) HS nêu quy tắc chia một số cho một tích.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: (15’) Hình thành kiến thức chia một tích cho một số.
a. So sánh giá trị các biểu thức.
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức: 
 (9 x15) : 3, 9 x (15 : 3), (9 : 3) x15
- 3HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét.
so sánh giá trị của 3 biểu thức? (HS: giá trị 3 biểu thức bằng nhau)
- GV: Ta có: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
b. Tính chất một tích chia cho một số
+ Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn? (HS: có dạng một tích chia cho một số)
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta làm thế nào?
(HS: ta tính 9 x 15 trước rồi lấy 135 : 3)
+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của biểu thức (9 x15 : 3)? 
(HS: lấy 15 : 3 hoặc (9 : 3) rồi nhân 15)
+ 9, 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3? 
(HS: là thừa số của tích (9 x 15)
KL: như ghi nhớ SGK
HĐ2: (15’) Luyện tập
Bài 1: SGK
- Yc HS làm cá nhân vào vở, GV giúp đỡ HS - HS nối tiếp nêu kết quả. GV và HS nhận xét, chốt kq đúng.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính của mình.
KL: Củng cố quy tắc chia một tích cho một số.
Bài 2: SGK
- HS làm bài cá nhân vào vở, GV giúp HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kq đúng.
KL: Củng cố quy tắc chia một tích cho một số.
C. Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015
TOÁN:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: 1
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (15’) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia.
1. Trường hợp chia hết
- GV hướng dẫn HS khá tìm kết quả, HS yếu chú ý theo dõi và nêu lại 
 10105 : 43 = ?
a. Đặt tính
b. tính từ trái sang phải.
Chú ý: GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
2. Trường hợp chia có dư.
 26345 : 35 =? (Hướng dẫn thực hiện tương tự như trường hợp chia hết).
HĐ2: (15’) Thực hành.
Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện trên vở.
- HS lần lượt lên bảng làm, HS nhận xét nêu cách thực hiện.
- GV: Quan tâm HS chưa đạt yêu cầu: ()
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra.
KL: Củng cố cách chia cho số có 2 chữ số
* Củng cố, dặn dò: Hệ thống bài. HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập. 
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
TOÁN:
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số cĩ ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: 1
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: - 2 HS làm bài trên bảng: 9060 : 453 6260 : 156 
 - Lớp làm vào nháp.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
HĐ1: (7’) Trường hợp chia hết
- GV nêu phép chia:	41 535 : 195 = ?
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện phép chia như SGK.
- GV lưu ý HS ở mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương cho chính xác chẳng hạn:
	415 : 195 = ? Có thể ước lượng bằng cách lấy 400: 200 được 2, ...
HĐ2: (8’) Trường hợp chia có dư
- GV nêu phép chia: 80 120 : 245 = ?
- GV tiến hành như ở hoạt động 1.
HĐ3: (15’) Thực hành trang 87 
Bài 1: HS làm vào vở và bảng lớp.
- GV Quan tâm HS chưa đạt yêu cầu
KL: Củng cố cách chia.
C. Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2015
TOÁN:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II. Chuẩn bị:.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm BT 3 SGK trang 96. T/c nhận xét 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài 
HĐ1: (28’) Hướng dẫn luyện tập trang 96.
Bài 1, 2: GV cho HS làm vào vở. 
- GV gọi HS lên làm - T/c lớp nhận xét. GV đánh giá.
* Đổi chéo vở KT bài.
KL: Rèn kĩ nhận biết số chia hết cho 2, 5.
Bài 3: GV gọi 3 HS lên làm câu a, b, c - T/c lớp nhận xét. GV đánh giá.
- Học sinh làm nhanh bài 3 vào vở.
* Đổi chéo vở KT bài.
KL: Củng cố kĩ năng nhận biết số chia hết cho 2, 5.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học. 
Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2016
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
(Kiểm tra trên phiếu)
Mục tiêu:
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng, lớp.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến 5 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. 
- Bài tập cần làm: 1; 2; 3a 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ hình bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 1HS làm bài trên bảng: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 27cm; chiều cao là 12cm.
B. Bài mới:
Bài 1: Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
- GV gắn bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 1.
- HS nêu miệng tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình. HS cả lớp nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Củng cố công thức tính diện tích hình bình hành.
- HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành.
- HS tự làm vào vở ô li, 2HS chữa bài. 
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra. GV chốt kết quả đúng. 
Bài 3a: Tính chu vi hình bình hành: 
- GV vẽ hình bình hành lên bảng. 
- GV giới thiệu: công thức tính chu vi P của hình bình hành là: P = (a + b) x 2
 A a B
 b
 C D
- HS nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời. 
- HS áp dụng công thức, thảo luận theo cặp để tính chu vi hình bình hành rồi lên bảng chữa bài. 
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2016
TOÁN:
PHÂN SỐ BẰNG NHAU 
I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. - Bài tập cần làm: 1 II. Chuẩn bị: GV (hai băng giấy như bài học trong SGK) III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 1HS lên bảng làm: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
Có 1 kg đường chia thành 5 phần bằng nhau, đã dùng hết 3 phần như thế. Vậy đã dùng ... kg và còn lại ... kg. (cả lớp làm vào vở nháp)
B. Bài mới: GV giới thiệu trực tiếp
HĐ1: (15’) Nhận biết hai phân số bằng nhau 
a) Hoạt động với đồ dùng trực quan
- GV đưa ra 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
? Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này? (HS: 2 băng giấy này như nhau, bằng 
nhau)
? Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? 
Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất? 
(HS: băng giấy đã tô màu?
GV hỏi tiếp như vậy với băng giấy thứ hai.
? Hãy so sấnh phần được tô màu của 2 băng giấy? (HS: .. bằng nhau)
Vậy băng giấy sô với thì như thế nào?
?Từ so sánh băng giấy so với băng giấy thì như thế nào? (HS : = )
b) Nhận xét
? làm thế nào để từ phân số ta có được phân số ? (HS trả lời)
? Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 chúng ta được gì ? (HS: được một phân số bằng phân số đã cho)
? hãy tìm cách để từ phân số có được phân số ) (HS trả lời) 
? Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì? (HS: ... được một phân số bằng phân số đã cho 
KL: SGK Nếu nhân cả tử số và ... đã cho.
2 HS đọc về tính chất cơ bản của phân số trong SGK.
HĐ2: (15’) Luyện tập thực hành trang 111 
Bài 1: Cả lớp làm bài 1
* Yc HS tự làm bài vào vở, lần lượt HS làm trên bảng lớp theo từng dạng bài.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Đổi chéo bài để kiểm tra.
KL: Củng cố kiến thức về phân số bằng nhau.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: 
- Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. 
- Bài tập cần làm: 1a; 2a; 4
II. đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5’) 1HS lên bảng QĐMS các phân số: và 
B. Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời)
HĐ1: (28’) Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1a: 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện qui đồng 2 cặp phân số, HS cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt kq đúng.
- Đổi bài kiểm tra kết quả.
KL: Củng cố kĩ năng QĐMS các phân số. 
Bài 2 a: 
- GV hướng dẫn HS cách làm. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng, GVkl lời giải đúng.
GV: kiểm tra bài. HS kiểm tra chéo.
Bài 4: Cả lớp làm 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (2’) 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I. Mục đích:
- Biết so sánh hai phân số 
- Bài tập cần làm: 1 (a, b); 2 (a, b); 3
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng so sánh các phân số và ; nêu cách so sánh. 
- Lớp làm vào nháp.
B. Bài mới: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: So sánh hai phân số.
* HS làm câu (a, b)
- HS làm bài cá nhân vào vở. GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
KL: Củng cố kĩ năng so sánh các phân số 
Bài 2 (a, b): So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau
- HS làm bài tập theo cặp.
- 3 hs đại diện các nhĩm lên bảng làm bài và nêu cách làm.
- Lớp nhận xét. GV kết luận.
* GV chốt: Nên chọn cách so sánh nào 

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TOAN_LOP_4_5_10.doc