Giáo án Ôn luyện tiếng việt cuối học kì II – lớp 4

1) Trạng ngữ của câu “Trinh làm khẽ khàng, nương nhẹ để khỏi động vào những cánh hoa.” là những từ ngữ:

A. vào những cánh hoa

B. để khỏi động vào những cánh hoa

C. nương nhẹ để khỏi động vào những cánh hoa

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ôn luyện tiếng việt cuối học kì II – lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chọn những chùm quả ngon nhất, đẹp nhất bày lên bàn thờ, thắp hương cúng ông bà. Rồi thì anh em tôi và lũ trẻ hàng xóm tha hồ chén những quả nhãn mọng nước, ngọt lừ, thơm dịu. Ăn quả nhãn thơm, chúng tôi lại nhắc ông bà, mắt mẹ tôi lại hoe đỏ.
Theo Vũ Tú Nam
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Cây nhãn trong bài có “gốc tích”:
Đó là giống nhãn Hưng Yên ngon nổi tiếng
Một người bạn tặng cho ông thời ông đi bộ đội ở Hưng Yên
Bạn ông quê ở Hưng Yên tặng cho ông
Cây nhãn cuối mùa xuân có vẻ đẹp đáng yêu là:
Tán xum xuê tròn, thân mập chắc, vỏ nâu xù xì
Đầy những nhánh non khỏe khoắn, những chùm hoa nhãn lấm tấm
Những bông hoa nhãn trắng ngà nở lấm tấm trong những tán lá xanh
Tới ngày nhãn chín, mẹ đã:
Hãi nhãn cho con và đám trẻ hàng xóm tha hồ ăn
Chọn những chùm quả nhon nhất, đẹp nhất cúng ông bà
Cho con và đám trẻ hàng xóm ra vườn và tha hồ ăn nhãn
Mỗi lần ăn quả nhãn thơm, mắt mẹ lại đỏ hoe vì:
Mẹ nhớ ông bà
Con nhắc tới ông bà
Mẹ nhớ lại ngày về làm dâu
Câu tục ngữ phù hợp với nội dung của bài văn là:
Có công mài sắc có ngày nên kim
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trồng cây có ngày hái quả
Chủ ngữ trong câu “Khi tiếng ve đầu mùa đột ngột vang lảnh lót thì những chùm nhãn mới đầu màu xanh cốm đã nhú đều như hạt gạo.” là những từ ngữ:
Những chùm nhãn
Tiếng ve đầu mùa, những chùm nhãn
Những chùm nhãn mới màu xanh cốm
Vị ngữ trong câu “Bắt đầu thì hàng trăm hàng trăm nhánh non màu nâu sẫm đua nhau ngoi lên vượt các lớp xanh um.” l những từ ngữ:
Đua nhau ngoi lên vượt các lớp lá xanh um
Màu nâu sẫm ngoi lên vượt các lớp lá xanh um
Nhánh non màu nâu sẫm đua nhau ngoi lên vượt các lớp lá xanh um
Đoạn văn “Khi tiếng veđã chín ngọt” có mây câu có hình ảnh so sánh? Đó là các hình ảnh?
Hai câu. Đó là	
Ba câu. Đó là	
Bốn câu. Đó là	
Đề 2: 
Anh hùng thực sự
Ở vùng Qua-đa-la-pa-ra có một ông lão sống cùng ba người con trai. Lúc sắp mất, ông gọi họ vào và nói:
Cha chỉ có một viên kim cương của tổ tiên để lại. Cha muốn trao cho một trong số các con. Các con hãy ra đi và quay về vào ngày đầu tiên của tuần sau, cha sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất.
Đúng một tuần sau, họ trở về. Người con cả mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ. Người con thứ hai cứu một bé gái sắp chết đuối ở dòng sông Ri-ô Grăng. Ông lão tỏe vẻ rất hạnh phúc. Ông trìu mến quay sang người con thứ ba:
Còn con, con mang được gì về?
Người con thứ ba thưa:
Con thấy một người đàn ông say rượu nằm bên bờ vực. Chỉ một cử động nhỏ cũng làm anh ta rơi xuống vực sâu. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha có biết đó là ai không? Là San-chô, kẻ thù của gia tộc ta. Đã có vài lần, anh ta dọa sẽ giết con, nếu có cơ hội. San – chô tỉnh dậy, nhìn con đăm đăm. Rồi chúng con khoác tay nhau cùng về. Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh chúng ta đều có thể là bạn, dù trước đó là kẻ thù.
Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói:
Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ!
Theo báo Thiếu niên Tiền phong
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương lại cho:
Người con mà ông thấy xứng đáng nhất
Một trong ba người con trai của ông
Người mà ông thấy xứng đáng nhất trong gia tộc
Việc tốt mà người con trai cả và con thứ hai đã làm là:
Mang hết tài sản chia cho người nghèo, cứu người sắp chết đuối
Chia nửa số tài sản cho người nghèo, cứu bé gái sắp chết đuối
Cứu trợ cho những người nghèo khổ, cứu cô gái sắp chết đuối
Ông xem người con trai thứ ba là “người anh hùng thực sự” vì:
Anh đã cứu người đàn ông say rượu khỏi rơi xuống vực sâu
Anh là người cao thượng, biết vượt qua lòng thù hận
Anh là người biết nhường nhịn, không kể lể, không tranh giành
Theo em, câu chuyện muốn gửi gắm:
Phải biết đem tài sản của mình san sẻ cho người nghèo khổ
Phải can đảm, chiến thắng nỗi sợ hãi để cứu người bị tai nạn
Phải biết sống cao thượng, biết tha thứ, biết thêm bạn bớt thù
Tiếng “cảm” có nghĩa là “có dũng khí, có gan” thuộc dòng:
Cảm tử, quả cảm, dũng cảm
Cảm phục, cảm kích, cảm ứng
Khoái cảm, truyền cảm, thiện cảm
Vị ngữ trong câu “Người con cả mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ.” là những từ ngữ:
mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ
chia cho những người nghèo khổ
cho những người nghèo khổ
Chủ ngữ trong câu “Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó.” là những từ ngữ:
Con đã xốc anh ta
Anh ta
Con
Dấu gạch ngang trong bài văn trên có tác dụng:
Đánh dấu phần giải thích, chú thích trong câu
Đánh dấu chỗ bắt đầu các ý trong một đoạn liệt kê
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại
Đề 3:
Một chuyến thám hiểm hang động
Tôm và Béc – ky chơi cút bắt rồi thám hiểm nhiều hành lang tạo thành mê cung, thỉnh thoảng tìm đọc những hàng chữ ghi nguệch ngoạc trên vách đá. Mải mê nói chuyện, hai đứa không để ý là các dòng chữ đó mỗi lúc một ít thấy, rồi không còn gì nữa.
Chúng đến một nơi có một dòng nước mảnh chảy ra từ một dốc núi. Tôm lẻn ra sau bức màn đá mỏng ấy và lấy đèn soi, khiến Béc-ky thích thú vỗ tay trước cảnh đẹp kì diệu. Sau bức màn đá, đường dốc như một cái cầu thang nằm giữa hai bờ đá gần nhau. Say mê khám phá, Tôm gọi Béc-ky đi theo nó. Sau khi dùng khói ghi một dấu hiệu để làm mốc, hai đứa bé đi sâu vào khe hở. Cuối cùng, chúng đi đến một cái hang động có nhiều thạch nhũ treo lủng lẳng. Ngắm nhìn no mắt, chúng đi theo một hành lang đến một dòng thác tuyệt đẹp rỉ ra từ các tảng đá, đáy nước lấp lánh như nạm kim cương.
Nhưng ánh sáng các ngọn nến của hai đứa trẻ làm lũ dơi bám trên trần hoảng sợ. Chúng đáp ào xuống các cây nến và phát ra những tiếng kêu eo éo đinh tai. Tôm vội kéo Béc-ky chạy từ hành lang này qua hành lang khác. Lại một các hồ nước hiện ra, im lặng, mát mẻ, dễ chịu.
Theo Mac Tuên
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài văn kể về chuyện:
Tôm và Béc – ky chơi trò cút bắt rồi lạc trong hang
Chuyến thám hiểm hang động của Tôm và Béc-ky
Tôm và Béc-ky tìm được một cái hang động rất đẹp
Đoạn 2 của bài văn cho biết 2 bạn nhỏ đã gặp những cảnh vật:
dòng nước, bức màn đá mỏng, hai bờ đá gần nhau, hang nhiều thạch động, nhũ
dòng nước, bức màn đá mỏng, cầu thang tự nhiên, khe hở, hang nhiều thạch động, nhũ
dòng nước, bức màn đá mỏng, con đường dốc, hang nhiều thạch động, nhũ
Lũ dơi kêu eo éo inh tai vì:
Sự xuất hiện của Tôm và Béc-ky
Tôm và Béc-ky đuổi chúng
Ánh nến của Tôm và Béc-ky
Hai bạn nhỏ trong bài văn trên rất:
Thích và vui khi khám phá cảnh vật trong hang
Thân nhay và thích trò chơi cút bắt để khám phá hang động
Rất vui khi chơi trò cút bắt và phát hiện nhiều cảnh đẹp
Dòng có ý nghĩa chỉ “người làm việc thăm dò, tìm hiểu”
thám hiểm, thám thính, khám phá
do thám, trinh thám, trinh sát
thám tử, mật thám
Vị ngữ trong câu “Sau khi dùng khói ghi một dấu hiệu để làm mốc, hai đứa bé đi dâu vào khe hở.” là những từ ngữ:
đi sâu vào khe hở
ghi một dấu hiệu, đi sâu vào khe hở
ghi một dấu hiệu làm mốc, đi sâu vào khe hở
Trạng ngữ trong câu “sau bức màn đá, đường dốc như một cái cầu thang nằm giữa hai bờ đá gần nhau” là những từ ngữ:
Sau bức màn đá, hai bờ đá gần nhau
Sau bức màn đá, giữa hai bờ đá
Sau bức màn đá
Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
2 hình ảnh. Đó là	
3 hình ảnh. Đó là	
4 hình ảnh. Đó là	
Đề 4:
Quà sinh nhật
Tớ đang có một “âm mưu” này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Vừa nói, Trinh vừa khẽ uốn cành cảnh ổi lại, cho cành đá ken vào giữa những cành khác. Trinh làm khẽ khàng, nương nhẹ để khỏi động vào những cánh hoa. Tôi đoán là Trinh muốn giấu chùm hoa đó vào một chỗ khuất nẻo, ít người trông thấy.
Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay rồi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
Cái “âm mưu” Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không? Trinh bảo muốn dành cho mình một sự bất ngờ, chính chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật gật đầu, không nói. Cảm ơn Trinh quá. Món quà ngày sinh nhật Trinh mang cho mình mới quý làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền mua là được, mà nó là cả tấm lòng trân trọng của Trinh, Trinh ấp ủ nâng niu, hằng nghĩ đến nó suốt bao ngày nay. Trinh đã chăm sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi chỉ là chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả. Trinh đã mong ngày mong đêm, tìm mọi cách giữ cho chùm ổi ấy còn nguyên vẹn để hôm nay có được chùm quả vàng tươi mát này Tôi nắm chắt tay Trinh, nước mắt rưng rưng, Trinh vẫn nhìn tôi, cười không thành tiếng, đầu nghiêng nghiêng đáng yêu quá.
Trần Hoài Dương
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài văn kể về chuyện:
Nỗi xúc động của Trang trong ngày sinh nhật
Món quà sinh nhật đặt biệt mà Trinh dành cho Trang
Trinh chăm sóc chùm ổi từ ngày nó là chùm hoa để tặng Trang
Để có được món quà sinh nhật tặng Trang, Trinh đã:
Khẽ khàng, nâng nhẹ chùm hoa ổi để nó đậu nhiều quả
Chăm sóc, nâng niu chùm ổi từ ngày nó còn là một chùm hoa
Ken cành ổi có chùm hoa đẹp nhất vào giữa những cành ổi khác
Trang xúc động trước món quà sinh nhật của Trinh tặng vì:
Món quà rất quý
Món quà đó không phải có tiền là mua được
Đó là biểu hiện của tấm lòng trân trọng mà Trinh ấp ủ, nâng niu
Bài văn cho em hiểu thêm về vẻ đẹp của cuộc sống là:
Hãy trân trọng những món quà sinh nhật
Những món quà sinh nhật luôn quý giá
Tình bạn
Dòng gồm những từ ghép có nghĩa tổng hợp là:
Vàng tươi, nâng niu, chăm sóc, xanh biếc
Nguyên vẹn, tươi xanh, thơm ngon, tươi mát
Đỏ rực, cảm ơn, trân trọng, nhỏ xíu
Vị ngữ trong câu “Cái “âm mưu” Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?” là những từ ngữ:
Là chuyện này đây phải không
Là chuyện này đây
Nói dạo ấy
Chủ ngữ trong câu “Món quà ngày sinh nhật Trinh mang cho mình mới quý làm sao!” là những từ ngữ:
Món quà ngày sinh nhật Trinh
Món quà ngày sinh nhật
Món quà ngày sinh nhật Trinh mang cho mình
Trạng ngữ của câu “Trinh làm khẽ khàng, nương nhẹ để khỏi động vào những cánh hoa.” là những từ ngữ:
vào những cánh hoa
để khỏi động vào những cánh hoa
nương nhẹ để khỏi động vào những cánh hoa
Đề 5:
Người đi tìm ý nghĩa của sự sống
Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti-phen Guôn-đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, biết mình đã bị ung thư. Những người mắc bệnh này đều biết rằng khoảng một nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau 8 tháng.
Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá 8 tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Ông nhận được câu trả lời: “Trong cuộc chiến với ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần!”
Vậy là Xti-phen Guôn-đơ quyết tâm dùng ý chí lạc quan để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy ở Đại học Ha-vớt. Ngoài ra, ông còn làm chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – và là Chủ tịch Hội Xúc tiến Khoa học Mĩ.
Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Xti-phen Guôn-đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa của các loài. Công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sinh học.
Sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên Kết cấu của lí luận tiến hóa, Xti-phen Guôn-đơ – nhà sinh học uyên bác của thế giới – đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20-5-2011, hưởng thọ 60 tuổi. Cuộc đời của ông là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.
Theo Vũ Bội Tuyền
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Để “gia nhập” nhóm người sống quá 8 tháng, Xti-phen Guôn-đơ đã:
Học cách chữa bệnh cho mình
Tham khảo ý kiến các chuyên gia
Điều trị ở bệnh viện tốt nhất
Để chiến thắng bênh tật, nhà sinh học Xti-phen Guôn-đơ đã dùng “loại thuốc”:
Đặc trị nhất của thế giới
Tự chế một loại thuốc đặc biệt cho mình
Dùng sức mạnh của tinh thần và ý chí
Sau khi bị bệnh ung thư, Xti-phen Guôn-đơ đã làm được những việc:
Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bào chế thuốc
Giảng dạy, làm chủ biên tạp chí Khoa học, Chủ tịch Hội Khoa học, nghiên cứu và viết các công trình nghiên cứu khoa học.
Giảng dạy, làm chủ biên tạp chí Khoa học, Chủ tịch Hội Khoa học
Xti-phen Guôn-đơ nổi tiếng về:
Nghị lực phi thường, vượt qua cái chết để sống và cống hiến cho xã hội
Bị bệnh ung thư nhưng sống lâu nhất và viết được các công trình nghiên cứu khoa học có số trang nhiều nhất
Là người có đóng góp to lớn cho khoa học nghiên cứu sinh vật của nước Mĩ và thế giới
Dòng có những từ có tiếng “lạc” đồng nghĩa với tiếng “lạc” trong từ “lạc quan” là:
liên lạc, mạch lạc, lung lạc
lạc thú, lạc nghiệp, an lạc
lạc đề, thất lạc, sai lạc
Vị ngữ trong câu “Ngoài ra, ông còn làm chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – và là Chủ tịch Hội Xúc tiến Khoa học Mĩ.” là những từ ngữ:
Còn làm chủ biên tạp chí Khoa học
Là chủ tịch hội Xúc tiến Khoa học Mĩ
Cả 2 đúng
Chủ ngữ trong câu “Công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sinh học.” là những từ ngữ:
Công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng rất lớn
Công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng
Công trình nghiên cứu của ông 
Dấu gạch ngang trong bài văn có tác dụng:
Đánh dấu chỗ bắt đầu các ý trong một đoạn liệt kê
Đánh dấu phần giải thích, chú thích các ý trong câu
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại
Đề 6:
Tấm huy chương vàng
Trong quãng thời gian lái xe chín dặm đường đến nhà Ma-tho, tên cậu học sinh ấy, tôi đã biết được đôi điều về cậu. Cậu bị mắc bệnh teo cơ. Khi mới chào đời, các bác sĩ đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi. Giờ cậu bé đã 13 tuổi. Cậu muốn gặp tôi vì tôi là một lực sĩ cử tạ đạt huy chương vàng , tôi biết cách vượt qua những chướng ngại, khó khăn, điều mà bao người mơ ước.
Tôi trò chuyện với Ma-tho hơn một tiếng đồng hồ, cậu không hề than thở về cảnh ngộ của mình. Cậu toàn nói về chiến thắng, sự thành công và việc thực hiện những ước mơ của mình. Cậu không đề cập gì đến việc các bạn cùng lớp đã chế giễu cậu vì sự khác biệt của cậu; cậu chỉ nói về những hi vọng và mong rằng một ngày nào đó, cậu muốn thi cử tạ cùng tôi.
Khi chia tay cậu bé, tôi lấy trong cặp mình chiếc huy chương vàng đầu tiên mà tôi giành được trong môn cử tạ rồi đeo vào cổ cậu bé. Tôi bảo cậu rằng cậu còn hơn cả một người chiến thắng và cậu hiểu về sự thành công cũng như biết cách vượt qua mọi trở ngại còn hơn cả tôi nữa.
Theo Hạt giống tâm hồn
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài văn trên kể về:
Cuộc gặp gỡ giữa các lực sĩ cử tạ với cậu bé bị mắc bệnh teo cơ
Nghị lực và khát vọng vượt trở ngại của cậu bé mắc bệnh teo cơ
Tấm huy chương vàng của người lực sĩ cử tạ tặng cậu bé Ma-tho
Cậu bé muốn gặp người lực sĩ cử tạ đạt huy chương vàng vì:
Cậu muốn trở thành một lực sĩ cử tạ
Cậu muốn học tập cách vượt trở ngại để giành chiến thắng
Cậu rất ngưỡng mộ người lực sĩ cử tạ ấy
Khi trò chuyện với người lực sĩ cử tạ, cậu bé đã nói về:
Mong muốn sẽ được thi cử tạ cùng lực sĩ
Than thở về cảnh ngộ và sự chế giễu của các bạn cùng lớp
Chiến thắng, thàng công, thực hiện ước mơ và mong được cử tạ
Theo người lực sĩ cử tạ, cậu bé Ma-tho là người:
Rất giàu nghị lực
Hơn cả người chiến thắng
Biết vượt trở ngại để thàng công và chiến thắng
Nhóm từ chỉ gồm những từ chỉ sự mong muốn là:
Khát khao, ước mong, mong ước, ước mơ
Ước vọng, khát vọng, chờ đợi, giấc mơ
Mong muốn, mơ mộng, khát vọng, thích thú
Dòng có tiếng “thành” trái nghĩa với tiếng “bại” là:
Thành trì, hoàng thành, thành lũy
Thành khẩn, thành kính, thành tâm
Thành công, trưởng thành, thành đạt
Vị ngữ trong câu “. Khi mới chào đời, các bác sĩ đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi.” là những từ ngữ:
Sẽ không sống được đến 5 tuổi
Đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi
Cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi
Chủ ngữ trong câu “Trong quãng thời gian lái xe chín dặm đường đến nhà Ma-tho, tên cậu học sinh ấy, tôi đã biết được đôi điều về cậu.” là những từ ngữ:
Tôi
Tên cậu học sinh ấy
Ma-tho
Đề 7:
Tôi đã trở về trên núi cao
Chúng tôi đi ngược về phía mặt trời. Mặt trời đang ở phía sau dãy núi kia, mới chỉ thấy những tia nắng hình nan quạt hắt lên. Con đường đầy những vết chân dê càng lúc càng dốc, những con bọ gật bò lổm ngổm trên đám lá vàng ướt sũng sương đêm. Càng lên cao rừng càng âm u. Ở những cánh rừng như thế này trời tối khi nào đám trẻ mải chơi không kịp biết. Trên đầu, tán cây ken dày kín, ong bau vù vù.
Và đây, tôi đang đứng trên đỉnh của một trong những ngọn đồi hùng vĩ nhất Tây Côn Lĩnh. Gió lồng lộng thổi như muốn cuốn tôi bay lên cao Và kìa, òa ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy từ sương mù. Tôi lao vào đấy, úp mặt lên nó, một trạng thái nửa mê nửa tỉnh, như nó chỉ còn phảng phất trong cuộc sống cuồn cuộn chảy, dữ dội, vật lộn hôm nay. Tôi gặp cha tôi ở đây. Ông vẫn cường tráng, vâm vấp, tôi rúc vào ông như một con gấu non
Tôi đã trở về nơi tôi sinh ra, nơi mặt trời lên muộn nhất và đi ngủ sớm nhất.
Tôi đã trở về trên núi cao.
Đỗ Bích Thủy
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài văn trên miêu tả cảnh:
Cảnh vật lúc bình minh
Cảnh núi rừng Tây Côn Lĩnh
Cảnh con đường đầy những vết chân dê
Tác giả cho rằng “Ở những cánh rừng như thế này trời tối khi nào đám trẻ mải chơi không kịp biết.” vì:
Rừng có nhiều cây cối, muôn thú lạ, lôi cuốn đám trẻ
Rừng có rất nhiều cây, tán cây chen dày, che kín hết ánh mặt trời
Cây cối trong rừng dày đặc, đường dốc, núi cao chắn hết ánh sáng
Khi trở về quê hương, tác giả như gặp lại:
Những cây ngải đắng mơn mởn khắp triền núi
Cuộc sống nhộn nhịp, tưng bừng, khẩn trương
Những năm tháng tuổi thơ và người bố kính yêu
Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả đối với núi rừng quê hương là:
Rất nhớ cảnh vật quê hương
Rất gắn bó, am hiểu núi rừng quê hương
Yêu quý, tự hào về núi rừng quê hương
Hình ảnh nhân hóa trong câu “ Và kìa, òa ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy từ sương mù.” được thể hiện qua những từ ngữ nào? Hãy gạch dưới những từ ngữ ấy
Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong câu “Ông vẫn cường tráng, vâm vấp, tôi rúc vào ông như một con gấu non”
Gạch dưới vị ngữ trong câu “Gió lồng lộng thổi như muốn cuốn tôi bay lên cao.”
Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Và kìa, òa ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy từ sương mù.”
Đề 8:
Bông ngũ sắc
Bông có năm màu thường thấy là: xanh – đỏ - trắng – vàng – cam.
Một lần cùng người bạn học cũ, nay đã là giáo sư triết học ở Đức, đến trung tâm thương mại quốc tế của Đức, cả hai chũng tôi sững sờ trước một vạt bông hoa ngũ sắc rực rỡ trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng. Ở Huế, ngũ sắc mọc hoang ở vệ đường, suốt dọc đường tàu xuyên Việt, cơ man nào là bông ngũ sắc. Mấy mươi năm xa, chúng tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức.
Tôi sang Pháp, ghé thăm nhà anh chị Lê Bá Đảng, lại gặp cây ngũ sắc, nở toàn hoa màu trắng. Vẫn chưa hết, một người bạn học cũ của tôi ở Mĩ về cho biết, ở bên ấy, anh gặp bông hoa ngũ sắc nở màu vàng nhạt. Té ra, bông ngũ sắc không chỉ dành riêng cho tuổi ấu thơ của tôi. Nó là một loài hoa hoàn toàn thế giới, ở đâu có tuổi thơ thì có nó.
Hôm lên phía nam thành phố Huế, nơi mỗi thân cây đều in sâu những lớp lịch sử bằng dấu vết chiến tranh, tôi lại thấy loài cây ngũ sắc nở toàn một màu đỏ thắm. Phải chăng hoa lá là trí nhớ của đất, và đất này thì tưới nhiều máu của những người giữ đất nên cây ngũ sắc đã nở hoa màu đỏ rực như màu cờ Tổ quốc Việt Nam.
Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bông hoa ngũ sắc thường có những màu:
Có đủ 5 màu: xanh – đỏ - trắng – vàng – cam
Có một trong 5 màu: xanh – đỏ - trắng – vàng – cam
Có 3 màu trong số 5 màu: xanh – đỏ - trắng – vàng – cam
Điều khiến tác giả và người bạn giáo sư sững sờ khi ở nước Đức là:
Bông hoa ngũ sắc luôn nở đầy trong kí ức tác giả và người bạn
Gặp lại bông hoa ngũ sắc của xứ sở trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng
Thấy một vạt bông hoa ngũ sắc rực rỡ tro

File đính kèm:

  • docDe doc tham tham khao L4 cuoi HKII.doc
Giáo án liên quan