Giáo án Nhà trẻ - Văn học - Thơ: Hạt gạo làng ta

 1. Hoạt động 1: Ổn định

- Nghe hát: Quê hương

- Con vừa nghe bài hát gì ?

- Bài hát nói về điều gì ?

- Con đang ở Thành phố nào ?

- Đặc sản của Cần Thơ là gì ?

- Cô có một bài thơ nói về một thứ đặc sản của quê mình mà phải do người nông dân vất và làm ra đó là hạt gạo. Bài thơ có tên là "Hạt gạo làng ta" của tác giả Trần Đăng Khoa

 2. Hoạt động 2:

- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả cho trẻ lặp lại 2 lần

- Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Sau đó tóm tắt nội dung bài thơ ( bài thơ nói về những nổi vất vả và cực khổ để có hạt gạo cho chúng ta )

- Cô giới thiệu quyển thơ khổ to và kết hợp cho trẻ tri giác tranh

- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh hoạ

- Lần 3 cô đọc kết hợp chỉ vào từng chữ của bài thơ

- Giải thích từ khó: phù sa, Kinh Thầy, ngọt bùi, mùa gặt, tiền tuyến

 

doc1 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Văn học - Thơ: Hạt gạo làng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 28 tháng 04 năm 2012 
Văn học
Thơ: HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục đích yêu cầu: 
 - KT: Trẻ nhớ tên tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ
 - KN: Cháu đọc thơ diễn cảm, đọc thơ to rõ, thể hiện chính xác giọng điệu của bài thơ
 - TĐ: Cháu yêu quí và trân trọng hạt gạo do con người làm ra
II. Chuẩn bị:
 - Quyển truyện khổ to, tranh rời., bài thơ chữ to
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Hoạt động 1: Ổn định
- Nghe hát: Quê hương
- Con vừa nghe bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
- Con đang ở Thành phố nào ?
- Đặc sản của Cần Thơ là gì ?
- Cô có một bài thơ nói về một thứ đặc sản của quê mình mà phải do người nông dân vất và làm ra đó là hạt gạo. Bài thơ có tên là "Hạt gạo làng ta" của tác giả Trần Đăng Khoa
 2. Hoạt động 2: 
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả cho trẻ lặp lại 2 lần
- Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Sau đó tóm tắt nội dung bài thơ ( bài thơ nói về những nổi vất vả và cực khổ để có hạt gạo cho chúng ta )
- Cô giới thiệu quyển thơ khổ to và kết hợp cho trẻ tri giác tranh
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh hoạ
- Lần 3 cô đọc kết hợp chỉ vào từng chữ của bài thơ
- Giải thích từ khó: phù sa, Kinh Thầy, ngọt bùi, mùa gặt, tiền tuyến
=> Chơi: Gió thổi
- Chuyển sang bài thơ chữ to cô đọc từng câu cho trẻ đọc theo
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc trong lúc đọc cô chú ý sửa sai cho cháu
 * Đàm thoại:
- Cô vừa dạy các con đọc bài thơ gì ?
- Tác giả là ai ?
- Bài thơ nói về điều gì ?
- Trong bài thơ có những hình ảnh gì ?
- Hạt gạo đã được đưa đến những đâu ?
- Nhờ có bàn tay giúp đỡ của ai ?
- Cơm con ăn do đâu mà có ?
- Hạt gạo do đâu mà có ?
- Vậy chúng ta phải làm gì để trân trọng hạt gạo làm ra ?
 3.Hoạt động 3: Luyện tập:
 - Cho trẻ chơi ghép tranh 
 - Cô phổ biến cách chơi
 - Cho trẻ chơi 1-2 lần và nhận xét trò chơi
 - Nhận xét tuyên dương cháu
*Nhận xét của giáo viên:

File đính kèm:

  • docBạn mới.doc