Giáo án Ngữ văn ôn thi vào Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Lương Thị Ngọc Bích
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
1.1. Kiến thức:
- Biết ôn tập một số kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
- Hiểu và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.
- Vận dụng vào làm đề thi vào 10 phần đọc- hiểu văn bản và phần tự luận 2 điểm.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày bài thi
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
2.1. Các phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
2.2. Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề
2.2. Các năng lực riêng
- Năng lực đọc hiểu, tiếp nhận văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: Đọc VB, Sách ôn thi vào 10
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0,5 đ): Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? Câu 2 (0,5 đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3 (1,0 đ): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “ như là đồng là bể như là sông là rừng.” Câu 4 (1,0 đ): Em hiểu gì về thái độ của nhà thơ được thể hiện qua đoạn trích? Em rút ra được bài học gì cho bản thân? Phần II: Làm văn Câu 1 (2,0 đ): Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (độ dài tối đa 200 từ) trình bày suy nghĩ về lòng bao dung, độ lượng của con người. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Câu 1. - Đoạn trích được trích từ văn bản “ Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy. Câu 2 - Nội dung của đoạn trích: Cuộc hội ngộ xúc động giữa con người và vầng trăng, sự thức tỉnh của con người và thông điệp về lối sống thuỷ chung, tình nghĩa. Câu 3 - Chỉ ra được một biện pháp tu từ được sử dụng: Liệt kê (đồng, bể, sông, rừng) - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu, làm cho đoạn thơ sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc những hình ảnh, kỉ niệm trở về trong tâm trí con người khi gặp lại vầng trăng và niềm xúc động của con người. + Thể hiện thái độ của tác giả: trân trọng quá khứ, ca ngợi lối sống ân nghĩa, thuỷ chung. Câu 4 - Thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn trích: ngưỡng mộ chân thành những kỉ niệm đẹp đẽ, hối hận, ăn năn khi lãng quên quá khứ, lãng quên người bạn thủy chung. - Bài học: Đừng chóng quên quá khứ, hãy luôn nhớ và trân trọng nó. Đừng quên công lao của những người đã khuất, những người đã không thể trở về hưởng cuộc sống ngày hôm nay, hãy “Uống nước nhớ nguồn”. Câu 1 - Về hình thức: + Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch bàn về tư tưởng đạo lí. + Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu. - Về nội dung: * Câu chủ đề: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Ánh trăng”- Nguyễn Duy đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về lòng bao dung, độ lượng của con người. * Giải thích khái niệm về lòng bao dung, độ lượng: đó là lòng rộng lương, bao dung, thương yêu con người; sẵn sàng tha thứ, xóa bỏ những lỗi lầm mà người khác phạm phải. => Khẳng định: Bao dung, độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao đẹp và rất cần thiết trong cuộc sống. * Vai trò: - Bao dung, độ lượng giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản; làm cho tâm hồn ta cao thượng, giàu có hơn; có thể cảm hóa được những người đã mắc sai lầm, giúp họ tự tu chỉnh bản thân * Phản biện vấn đề: Tuy nhiên vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, cố chấp * Bài học nhận thức, hành động: \ Hãy lấy lòng bao dung, độ lượng làm phương châm ứng xử. \ Hãy rèn luyện lối sống đẹp: Học cách tha thứ, phê phán lối sống ích kỉ, thù dai \ Bản thân mỗi người phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung, độ lượng để hoàn thiện nhân cách bản thân BÀI 2 Phần I: Đọc- hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. (Ngữ văn 9, tập I , NXB Giáo Dục, 2014) Câu 1 (0,5 đ) Văn bản chứa đoạn trích trên viết trong hoàn cảnh nào? Câu 2 (0,5 đ) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3 (1,0 đ) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Câu 4 (1,0 đ) Em hiểu gì về thái độ của nhà thơ được thể hiện qua đoạn trích? Em rút ra được bài học gì cho bản thân? Phần II. Làm văn Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý nghĩa của đoạn thơ cùng với những kiến thức xã hội mà em có, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo lý sống “Uống nước nhớ nguồn”. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Câu 1. Năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. ( 3 n¨m sau gi¶i phãng thµnh phè HCM -miÒn Nam - thèng nhÊt ®Êt níc ) Câu 2 - Nội dung của đoạn trích: Sự gắn bó, thân thiết, tình nghĩa giữa vầng trăng và con người trong quá khứ. Câu 3 - Chỉ ra đươc một biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa (vầng trăng thành tri kỉ) - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu, làm cho đoạn thơ sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. + Làm cho hình ảnh vầng trăng trở nên gần gũi, gắn bó, thân thiết với con người. + Thể hiện thái độ của tác giả: trân trọng quá khứ, ca ngợi lối sống ân nghĩa, thuỷ chung và rất yêu thiên nhiên. Câu 4 - Thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn trích: yêu thiên nhiên; ngưỡng mộ chân thành những kỉ niệm đẹp đẽ; hối hận, ăn năn khi lãng quên quá khứ, lãng quên người bạn thủy chung. - Bài học: + Con người cần yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên + Đừng chóng quên quá khứ, hãy luôn nhớ và trân trọng nó. Đừng quên công lao của những người đã khuất, những người đã không thể trở về hưởng cuộc sống ngày hôm nay, hãy “Uống nước nhớ nguồn”. + Đề cao lối sống ân nghĩa, thuỷ chung. Câu 1 - Về hình thức: + Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch bàn về tư tưởng đạo lí. + Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu. - Về nội dung: * Câu chủ đề: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Ánh trăng”- Nguyễn Duy đã gợi cho em nhận thức sâu sắc hơn về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. * Giải thích đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” : ghi nhớ, biết ơn những người đã làm nên thành quả cho mình hưởng thụ, biết ơn những người đã giúp gỡ mình Đạo lý này chính là lối sống tình nghĩa, thuỷ chung, có trước có sau. * Biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: không quên tổ tiên, nòi giống; không quên những người đã chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc; không quên những người đã dạy dỗ, giúp đỡ mình - Bao dung, độ lượng giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản; làm cho tâm hồn ta cao thượng, giàu có hơn; có thể cảm hóa được những người đã mắc sai lầm, giúp họ tự tu chỉnh bản thân * Ý nghĩa của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đạo lý làm người được lưu truyền qua bao thế hệ. - Thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, tạo ra một xã hội thân ái, đoàn kết. - Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh. * Phản biện vấn đề: Phê phán lối sống vô ơn bạc nghĩa * Bài học nhận thức, hành động: - Thấm nhuần ý nghĩa đạo lý Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ vun đắp, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp đó. - Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất,tinh thần cho xã hội do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói và hành động cụ thể của mình như: phấn đấu học tập, rèn luyện tu dưỡng thành con ngoan trò giỏi để sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội. ========================================== ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN BẢN KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I. Kiến thức cần nhớ - Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (1943) huyện Phong Điền- Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng + Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong K/C chống Mĩ + Từng là Tổng thư kí hội nhà văn VN Từ năm 2000 giữ cương vị là uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá T/Ư + Chất chính luận làm cho thơ NKĐ vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ. - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971, khi tác giả công tác tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Chủ đề: tình mẫu tử, tình yêu quê hương, đất nước. - Nghệ thuật: + Sáng tạo trong kết cấu khúc hát ru, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru + NT ẩn dụ, tương phản., phóng đại. + Liên tưởng độc đáo, diễn tưởng bằng những h/ả thơ có ý nghĩa biểu tượng. - Nội dung: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà Ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước. II. Dạng bài tập BÀI 1 Phần I: Đọc- hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Ngữ văn 9- Tập I XNB Văn học, Hà nội, 1984) Câu 1(0,5 điểm): Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên ? Câu 2(0,5 điểm): Nội dung đoạn thơ trên là gì ? Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”? Câu 4 (1.0 điểm): Em hiểu gì về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ trên và rút ra bài học nhận thức cho bản thân ? Phần II: Làm văn Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ trên, viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. ĐÁP ÁN Tiêu chí Nội dung Câu 1 -Xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2 - Nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ nói về tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà - ôi gắn với công việc tỉa bắp trên núi. Câu 3 - Biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc: Ẩn dụ “Mặt trời của mẹ” - Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn + Mặt trời của bắp: hình ảnh thực mang lại ánh sáng, sự sống cho cây bắp trên nương. Mặt trời của mẹ: Đứa con của mẹ: con là lẽ sống, hạnh phúc, niềm hi vọng của đời mẹ. Hình ảnh ẩn dụ góp phần làm nổi bật tình yêu thương con bao la của người mẹ dân tộc Tà –ôi + Thái độ trân trọng, ca ngợi, đề cao tình cảm tình yêu con và yêu quê hương đất nước của người mẹ Tà Ôi. Câu 4 Thái độ của tác giả: + Trân trọng, ngợi ca tình yêu thương con của những người mẹ. + Nhắc nhở con cái cần biết yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ. Bài học nhận thức: + Tình yêu thương con của những người mẹ vô cùng thiêng liêng, sâu nặng. Dù trong hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn yêu con, hi sinh tất cả vì con. + Con cái cần biết quan tâm, yêu thương cha mẹ. Giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình. Tích cực học tập làm vui lòng cha mẹ Câu 1 * Yêu cầu hình thức: - HS viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được một số ý sau: - Câu chủ đề: Từ đoạn thơ trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử của người mẹ người mẹ dân tộc Tà –ôi nói riêng và tình mẫu tử nói chung. - Giải thích: Tình mẫu tử là gì ? “mẫu” là mẹ, “tử” là con, tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ của người mẹ dành cho con. - Bàn luận: + Tình mẫu tử là tình cảm có đặc biệt và vô cùng thiêng liêng. Đó chính là điểm tựa, là động lực giúp ta vững vàng trong cuộc sống. + Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì ta sẽ chịu thiệt thòi, bất hạnh + Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. - Tuy nhiên còn có những người mẹ bỏ rơi con hay đối xử không tốt với con và ngược lại. - Bài học: + Không được có những hành động trái với đạo làm con: vô ơn, bất hiếu với cha mẹ. + Con cái cần yêu thương, kính trọng cha mẹ, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ. Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành người có ích cho xã hội. + Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lý BÀI 2 Phần I: Đọc- hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời : Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoai a Kay hỡi Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân. (Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 3(0,5 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng? Câu 4(1,0 điểm). Qua đoạn trích, nhận xét về thái độ của tác giả và rút ra bài học cho bản thân. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm). Từ ý nghĩa của bài thơ chứa đoạn thơ trên, bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày theo cách diễn dịch, em hãy nêu suy nghĩ cuả mình về lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971- khi tác giả đang công tác tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên. 2 Nội dung: Hình ảnh mẹ Tà-ôi địu con giã gạo vất vả nuôi bộ đội nhưng vẫn dành cho con tình yêu thương tha thiết 3 Biện pháp tu từ: điệp ngữ “nghiêng” Tác dụng: + Tạo nhịp điệu, làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm. + làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong công việc giã gạo vất vả và dáng ngủ đặc biệt của em Cu- Tai trên lưng mẹ; diễn tả sự đồng điệu, gắn bó tha thiết của tình mẫu tử. + Thể hiện tình cảm trìu mến, trân trọng của nhà thơ. 4 Thái độ của tác giả: + Trân trọng, ngợi ca tình yêu thương con của những người mẹ. + Nhắc nhở con cái cần biết yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ. Bài học nhận thức: + Thấu hiểu tình yêu thương con của những người mẹ vô cùng thiêng liêng, sâu nặng. Dù trong hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn yêu con, hi sinh tất cả vì con. + Con cái cần biết quan tâm, yêu thương cha mẹ. Giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình. Tích cực học tập làm vui lòng cha mẹcũng như yêu quê hương, đất nước. 1 * Yêu cầu hình thức: - HS viếtđúng hình thức đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp, đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được một số ý sau: - Câu chủ đề: Từ đoạn thơ trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm cho người đọc cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người. - Giải thích: Lời ru có thể là những làn điệu dân ca hay những câu ca dao ngọt ngào, sâu lắng. - Bàn luận: + Lời ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ vào giấc ngủ bình yên. Nó bươc đầu giúp trẻ hình thành nhân cách, là hành trang theo suốt cuộc đời mỗi con người. + Tiếng ru là tình cảm, ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. + Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo của mẹ cho con về đạo làm người, lẽ sống ở đời, lẽ phải cần tuân theo, về giới hạn cần biết dừng lại, hay những cạm bẫy nguy hiểm. - Phản biện: Tuy nhiên ngày càng có nhiều bà mẹ trẻ không quan tâm đến việc hát ru con ngủ, không thể thuộc nổi một bài hát ru nhỏ - Bài học: + Chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của khúc hát ru, để lời ru ngọt ngào trở thành những kỉ niệm êm đềm, không thể nào quên trong suốt quãng đời thơ ấu của mỗi con người. + Mỗi người con, lời tri ân nhất với mẹ là lời ngợi ca sự vô giá của tình mẫu tử. Từ lời ru của mẹ, chúng con sẽ dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, biết sống nghĩa tình bao dung ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN BẢN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi ( 1924-2003) quê ở Hà Nội. - Là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943. - Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. - Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. - Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” in trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956) - Hoàn cảnh ra đời : Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nội dung + Khẳng định sức mạnh kì diệu, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người và xã hội. + Nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn liền với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói của văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân thành của người nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi. - Nghệ thuật - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luận. - Giọng văn chân thành say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối. II. BÀI TẬP Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện lên ngay trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.” (Ngữ văn 9, tập 2-NXB GD,2019, trang 14) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” Câu 4. Em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua đoạn trích, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5: Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ theo kiểu tổng- phân- hợp, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của văn nghệ trong cuộc sống. ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - PTBĐ: nghị luận 2 - Nội dung: Khẳng định sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm hồn của con người. 3 * Phép tu từ : ẩn dụ “đốt lửa trong lòng chúng ta” * Tác dụng: - Làm cho câu văn diễn đạt thêm hấp dẫn, sinh động - Nhấn mạnh và làm nổi bật sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ: tác động tới thế giới tâm hồn, thế giới cảm xúc bên trong mỗi người, khơi gợi lên những điều tốt đẹp cho con người. - Thể hiện thái độ đề cao, trân trọng, yêu mến vai trò to lớn của những tác phẩm văn nghệ chân chính. 4 * Thái độ của tác giả: - Đoạn trích thể hiện những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ về giá trị của những tác phẩm văn nghệ chân chính. - Đoạn trích cho thấy thái độ trân trọng, tình cảm yêu quý, tự hào của tác giả với những tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ chân chính. - Từ đó mong muốn mọi người biết trân trọng sự lao động vất vả, nhiệt tâm của người nghệ sĩ chân chính.... * Bài học nhận thức: - Em nhận thức được vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người. - Trân trọng, yêu quý, tự hào với những tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ chân chính. - Cần biết thưởng thức các tác phẩm văn nghệ một cách say mê, hứng thú... 5 * Yêu cầu về hình thức : -HS viết đúng hình thức đoạn văn dung lượng vùa phải, chữ viết sạch đẹp không sai lỗi chính tả. -Trình bày đúng theo cách tổng phân hợp. * Yêu cầu về nội dung : - Giới thiệu vấn đề : xuất xứ ngữ liệu, vấn đề NL - Giải thích văn nghệ là gì ? - Bàn luận về vai trò của văn ng
File đính kèm:
- Giao an tong hop_12852932.docx