Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3

- Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.

- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự, tăng cường phúc lợi trẻ em.

* Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn,

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản “Tuyên bố ...” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động của Thầy và trũ
Nội dung
- Hướng dẫn học sinh cách đọc:
Mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm.
Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc. Học sinh khác đọc tiếp.
 Giáo viên nhận xét việc đọc văn 
bản của học sinh
? Đọc phần chú thích SGK(34,35)
Em hãy nêu xuất sứ của văn bản này?
? Xác định kiểu văn bản?
?Văn bản trích được chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
? Nhận xét về bố cục của văn bản?
-Giáo viên yêu cầu một học sinh 
đọc mục 1 - 2.
? Trong phần mở đầu đã nêu ra 
vấn đề gì? (Vì sao lại cần phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?).
? Nhận xét phần mở đầu?- G v yêu cầu h/s đọc phần “Sự thách thức”
? Để mở đầu phần này, bản “Tuyên bố” đã đề cập tới nội dung gì? (Thể hiện qua câu văn nào? Mục nào?).
- Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ 
em được thể hiện trong phần này
ra sao?
? Các từ “hàng ngày”, “mỗi ngày” mở đầu các mục 4, 5, 6 cùng với các từ chỉ số lượng, những con số còn cho ta biết thêm điều gì về cuộc sống của trẻ em?
? Em còn biết được về cuộc sống
của trẻ em trên thế giới như thế
nào nữa?
?Trước tình hình cuộc sống của trẻ em như trên, trong phần này tác giả còn đề cập đến nội dung gì nữa?
I-Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc, kể toám tắt:
2.Tìm hiểu chú thích: (SGK 34, 35)
- Văn bản này là văn bản trích của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.
- Sau phần “Nhiệm vụ”, văn bản còn 2 phần:
“Cam kết” và “Những bước tiếp theo” khẳng 
định quyết tâm và nêu ra một chương trình, 
các bước cụ thể cần phải làm.
3.Bố cục:
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- 4 phần:
(1): 2 đoạn đầu: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
(2): Phần “Sự thách thức”: Thực trạng cuộc
sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới.
(3): Phần “Cơ hội”: Khẳng định những điều
kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế
có thể đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
(4): Phần “Nhiệm vụ”: Xác định những nhiệm vụ cụ thể có tính cấp bách.
à Bố cục chặt trẽ, hợp lý (Thể hiện ngay ở 
tiêu đề của các mục).
II- Phân tích văn bản:
1. Phần mở đầu:
- Mục 1: Nêu vấn về, giới thiệu mục đích và
nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới, đó là:
“Cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”.
à Sự quan tâm sâu sắc của công đồng quốc tế. 
- Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu
của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính 
chất khẳng định.
2-Phần Sự thách thức:
- Mục 3: Vừa có vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em ”.
- Thực tế cuộc sống của trẻ em:
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và 
bệnh tật (40.000 trẻ em).
à Các từ: “Hàng ngày” mở đầu mục 4.
 “Mỗi ngày” mở đầu mục 5, 6.
Các từ chỉ số lượng: Vô số, hàng triệu trẻ em, 40.000 cho chúng ta thấy rõ thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục.(Cuộc sống của trẻ em trên thế giới còn là nạn nhân của việc buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam á sau trận động đất, sóng thần).
- Mục 7: Trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước.
 Tổng kết, ghi nhớ (Thực hiện ở tiết sau).
IV. Củng cố:
- Hệ thống bài: 
+ Bố cục văn bản trích 4 phần.
+ Nội dung cụ thể của phần mở đầu, phần “Sự thách thức”
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Làm bài tập 1 (Sách bài tập).
+ Học bài và đọc lại văn bản.
+ Soạn tiếp tiết 2.
Ngày soạn: 30 / 08 / 2013
Tiết 12 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
(Tiếp theo)
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện 
nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
II. Kĩ năng: 
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm súc của trẻ em và trỏch nhiệm của mỗi cỏ nhõn đối với việc bảo vệ và chăm súc trẻ em.
- Xỏc định giỏ trị bản thõn cần hướng tới để bảo vệ và chăm súc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
- Giao tiếp: thể hiện sự cảm thụng đối với hoàn cảnh kho khăn bất hạnh của trẻ em.
III. Thái độ:
- Giáo dục lòng biết ơn và ý thức học tập rèn luyện cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ:	
- Giáo viên: Sưu tầm toàn văn bản “Tuyên bố .....”.
- Học sinh: Sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp 
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 09 / 2013 
…. / 09 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Câu hỏi: Phân tích để làm sáng tỏ nội dung cụ thể của phần mở đầu và
phần “Sự thách thức”?
III. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Tuyên bố …”, giờ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ em sẽ có những giải pháp nào để đảm bảo mọtt tương lai tốt đẹp cho trẻ nhỏ.
 Hoạt động của Thầy và trũ 
Nội dung
- Một học sinh đọc phần “Cơ hội”.
? Hãy tóm tắt các điều kiện thuận
lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế
hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm
sóc và bảo vệ trẻ em.
? Trình bày những suy nghĩ của em
về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức xã hội với vấn đề chăm
sóc và bảo vệ trẻ em.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
 phần này trong văn bản.
? Từ thực tế cuộc sống của trẻ em
và các cơ hội được trình bày ở phần
trước, bản “Tuyên bố” đã xác định
nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng
quốc tế và từng quốc gia như thế 
nào?
(Dân số Việt Nam:khoảng 85,7
Triệu người, 13/200 nước
trên thế giới, thứ 7 ở Châu á, thứ
2 ở Đông Nam á).
(Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc
gia, còn nợ nước ngoài nhiều).
? Để hoàn thành được những nhiệm
vụ nêu trên thì cần phải có điều
kiện gì?
? Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn 
này?
? Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo 
vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan 
tâm của cộng đồng quốc tế với vấn
đề này?
? Nhận xét về nghệ thuật của bản
“Tuyên bố”?
? Nêu nội dung chính của văn bản.
- Một học sinh đọc gi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
sách giáo khoa (Trang 36).
Cần liên hệ với thực tế ở địa phương.
- Giáo viên nhận xét.
II-Phân tích văn bản: (Tiếp)
3.Phần Cơ hội:
- Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự, tăng cường phúc lợi trẻ em.
* Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn,
4.Phần Nhiệm vụ:
 Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đối sử bình đẳng như các em trai.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường, trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.
- Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à ý và lời rứt 
khoát, rõ ràng.
* Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế à Liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một
xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
III.Tổng kết, ghi nhớ:
1.Nghệ thuật:
- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
- Lời văn rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
 2.Nội dung:
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
* Ghi nhớ: (SGK 35).
IV. Luyện tập
Học sinh phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
à Trường dành cho trẻ em khuyết tật, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, ...
IV. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại bài.
- Khắc sâu nội dung của văn bản.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Soạn bài “Các phương châm hội thoại”.
Ngày soạn: 31 / 08 / 2013
Tiết 13 - Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
II. Kĩ năng: 
- Hiểu được những phương chõm hội thoại khụng phải là những quy định bắt buộc trong mọi tỡnh huống giao tiếp; vỡ nhiều lý do khỏc nhau, cỏc phương chõm hội thoại cú khi khụng được tuõn thủ. 
- Ra quyết định: Lựa chọn cỏch vận dụng cỏc phương chõm hội thoại trong giao tiếp của bản thõn.
- Giao tiếp: trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng, traoddooir về đặc điểm, cỏch giao tiếp đam bảo cỏc phương chõm hội thoại.
III. Thái độ:
- Hs có ý thức tôn trọng đối tượng giao tiếp thông qua việc tuân thủ các PCHT. 
B. CHUẨN BỊ:	
- Giáo viên: Những tình huống giao tiếp có liên quan đến bài học.H Đ
- Học sinh: Thực hiện H Đ
C. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp 
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 09 / 2013 
…. / 09 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Câu hỏi: Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?
III. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số phương châm hội thoại. Song chúng ta sẽ vận dụng những phương châm này vào tình huống giao tiếp cụ thể ra sao và phương châm hội thoại có phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp hay không?
Để lý giải được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 Hoạt động của Thầy và trũ 
Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
 ngữ liệu
Giáo viên chia lớp thành các 
nhóm thảo luận trả lời các ngữ liệu.
- Một học sinh đọc truyện.
- Học sinh suy nghĩ trả lời theo nhóm .
Giáo viên chốt.
? Nhân vật chàng rể có tuân
 thủ đúng phương châm lịch sự
 không?
? Thử tìm những tình huống khác
 mà lời hỏi thăm như trên được
 dùng một cách thích hợp,
bảo đảm tuân thủ phương châm 
lịch sự.
? Vì sao ở truyện cười lời hỏi thăm đó không phù hợp, nhưng ở tình huống trên lại phù hợp?
? Qua trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
? Hãy rút ra kết luận về 
quan hệ giữa phương châm hội
 thoại với tình huống giao tiếp
- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK36).
? Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu
 ở các bài trước về các phương
 châm hội thoại, cho biết trong 
những tình huống nào phương 
châm hội thoại không được tuân 
thủ?
- Câu trả lời của Ba có đáp
 ứng nhu cầu thông tin đúng như
 An mong muốn hay không?
? Phươngchâm hội thoại nào đã
không được tuân thủ trong câu 
trả lời của Ba? Vì sao lại như vậy?
? Chỉ ra những tình huống tương tự trong c/sống.	
? Phương châm hội thoại nào có
 thể không được tuân thủ? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy?	
? Nêu thêm 1 ình huống tươngtự
 trong cuộc sống?
-Ví dụ: Người chiến sỹ khi không 
may bị sa vào tay giặc, không
 thể khai báo hết sự thật về đơn vị 
mình.
Hoặc khi nhận xét về hình thức 
hoặc tuổi tác của người đối thoại, ta không thể nói họ xấu xí hay già 
trước tuổi.
? Qua ví dụ trên, em hãy cho 
biết nguyên nhân của việc không
 tuân thủ phương châm hội thoại
 ở đây là gì?
? Người nói câu nói này có phải không tuân thủ phương châm về lượng không?
Học sinh trả lời
? Hãy tìm thêm những câu nói
 tương tự?
Ví dụ: Em là em, anh vẫn cứ là
 anh (Xuân Diệu).
 Nó là con của bố nó mà
? Qua ví dụ trên, hãy cho biết 
nguyên nhân nào khiến người
 nói không tuân thủ phương châm 
hội thoại?
à Muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
? Qua các ví dụ, tình huống trên, hãy cho biết những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
Học sinh trả lời 
- Học sinh khác bổ sung 
Từ việc phân tích ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?
Giáo viên chốt
- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK).
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
1.Ngữ liệu
2. Nhận xét
* Ngữ liệu 1: Truyện cười “Chào hỏi” (SGK36).
- Đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung
à Trong tình huống này chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho ngư ời khác.
à Ví dụ: Bạn A lâu không về quê chơi. Hôm nay A được mẹ cho về thăn quê, A gặp bác B, lễ phép chào: 
- Cháu chào bác ạ! Dạo này bác và gia đình có khoẻ không ạ? Cháu thấy bác hình như gầy hơn dạo trước, bác làm việc vất vả lắmphải không ạ?
 (Bạn A và bác B có quan hệ họ hàng).
à Tình huống trên, người chào hỏi có quan hệ thân thích, ở trong hoàn cảnh lâu không gặp. Lời nói của ban A thể hiện sự quan tâm tới người bác của mình.
à Cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
 *Ghi nhớ: (SGK36).
à Các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại (Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự).
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
* Ví dụ 2: Đoạn đối thoại (SGK37).
- Một học sinh đọc.
à Câu trả lời không đáp ứng được nhu cầu 
thông tin của An.
à Ba đã không tuân thủ phương châm về lượng. Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điều mà mình không biết chính xác nên phải trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất.
Ví dụ 3: Tình huống: Bác sỹ nói với mộtngười mắc bệnh nan y (SGK37).
à Phương châm về chất không được tuân thủ vì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình trạng sức khoẻ của mình mà bi quan. Vì vậy cần phải động viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp: Đó là có thể chữa được bệnh. Như vậy bác sỹ đã làm một việc rất nhân đạo và rất cần thiết.
* Ví dụ 4: Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”
à Xét về nghĩa tường minh thì câu nói này 
không tuân thủ phương châm về lượng (Không cung cấp thêm thông tin gì).
- Xét về hàm ý: Có nghĩa là: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.
à Răn dạy con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn.
b
Có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
*Ghi nhớ (SGK37).
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh lầm bài tập.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Trình bày trước lớp.
- Giáo viên hệ thống bài:
III.Luyện tập:
1-Bài tập 1 (SGK38)
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại, phương châm cách thức, vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập…” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối với người khác thì có thể đây là câu nói có thông tin rất rõ ràng).
2-Bài tập 2 (SGK38)
- Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt, miệng đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ở
đây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nội dung câu chuyện).
Bài 3: Câu: “Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội”	
à Thể hiện phương châm lịch sự (Khen người giao tiếp với mình có cách nói, khoa nói tốt, đạt hiệu quả giao tiếp cao).
=> Vi phạm phương châm về chất (Không có 
bằng chứng sát thực).
IV. Củng cố:
- Hệ thống nội dung bài học.
+ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp,
+ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và xem lại các bài tập.
- Làm bài tập 1, 3, 5-Sách “Một số kiến thức….”
- Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài Tập làm văn số 1.
Ngày soạn: 31 / 08 / 2013
Tiết 14,15 - Viết bài tập làm văn số 1
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
- Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
II. Kĩ năng: 
	- Hỡnh thành kĩ năng viết bài cho HS, luyện viết một bài văn hoàn chỉnh. 
- Kĩ năng xỏc định giỏ tri: xỏc đinh chất lượng giỏ trị của bài viết.
- Kĩ năng xử lý thụng tin: cỏc thụng tin phần lời phờ của giỏo viờn.
- Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm: đảm nhõn về kết quả bài viết của mỡnh.
III. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ:	
* Giáo viên: Đề - Đáp án.
I- Đề bài:
- Cây lúa Việt Nam.
II-Yêu cầu chung
1.Nội dung:
- Kiểu văn bản: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam.
- Cần chú ý tới các đặc điểm của đối tượng:
+ Đặc điểm về mặt sinh học (Thuộc loại câymột lá mầm, rễ chùm, ưa sống ở những vùng đầm lầy,).
+ Quá trình sinh trưởng của cây lúa (Mạ à trưởng thành,....).
+ Là cây cung cấp lương thực cho đời sống con người,
 	+ Trước đây, cây lúa cung cấp lương thực cho con người ở phạm vi trong nước, những từ khi thế giới với xu hướng toàn cầu hoá thì cây lúa còn là nguồn cung cấp lương thực để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thai Lan) à Góp phần đưa nền kinh tế nước nhàvtăng lên,...
à Vận dụng vốn tri thức ở các lĩnh vực: Sinh học, địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội.
2.Hình thức:
- Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầucảu đề bài.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, logic, kết hợp biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực.
- Thể hiện được vốn tri thức của bản thân với cây lúa ở đất nước mình.
- Đồng thời thể hiện thái độ quý trọng loài cây không những là nguồn cung cấp lương thực nuôi sống con người mà còn góp phần phát triển kinh tế đất nước.
III-Đáp án chấm:
1.Mở bài: (1 điểm).
- Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
2.Thân bài: (7 điểm).
*)Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:
- Cây lúa-đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân, lá, hoa, hạt,....).
- Quá trình phát triển của cây lúa.
- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại).
- Cách chăm bón cho loại cây này.
- Cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày dâng vua chaàNguyên liệu từ lúa gạo). 
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước.
3.Kết bài: (1,5 điểm).
Sức

File đính kèm:

  • doctuan 3.doc