Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý. Đó là:

 + Người viết có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu viết, nói

 + Người đọc, nghe có năng lực đoán giải hàm ý

II. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng đoán giải hàm ý

III. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

B. KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

 - Kĩ năng ra quyết định.

 - Kĩ năng tư duy sáng tạo.

C. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: giáo án, SGK, bảng phụ

 - Trò: vở bài tập, SGK, vở ghi

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có nhận xét gì về cấu trúc bài thơ?
-Vì 2 đoạn có kết cấu giống nhau, tuy lời lẽ khác nhau nên có thể phân tích chung theo bố cục đê tránh lặp lại.
?Kết cấu giống nhau ở chỗ nào?
-Trình tự tường thuật:
+Thuật lại lời ru rê.
+Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
+Nêu lên trò chơi mới.
?Vậy ý và lời có trùng lặp không?
-Không, mỗi phần diễn đạt mức độ tình cảm khác nhau. Vậy ta đi phân tích từng phần để thấy được điều đó.
-HS chú ý đoạn 1.
?Hãy tìm những lời mời gọi của những người trên mây, dưới sóng?
-Mây rủ đi chơi.
?Em bé có thích đi không?
-Có. Hỏi laị cách đi.
?Tại sao em bé hỏi lại cách đi?
-Vì bé tò mò, ham chơi, bị cuốn hút.
(cảnh không gian tượng trưng:không gian bao la hấp dẫn mời gọi. Tuổi thơ vô tâm khao khát lên đường, đâu hiểu được rằng tất yếu ta đang dần phải rời xa vòng tay âu yếm của mẹ. Những ánh mắt lo âu, tình thương của mẹ đang dõi theo mỗi bước đường ta đi)
?Hỏi cách đi như thế nhưng cuối cùng bé có đi không?
-Không. 
?Vì sao em bé lại từ chối?
-Vì không muốn rời xa mẹ.
?Lời nói của em bé gợi cho ta suy nghĩ đến điều gì?
-Vì thương mẹ, vì ân hận...
?Lời từ chối của em bé có ý nghĩa như thế nào?
?Vậy, để được ở bên mẹ, yêu thương mẹ, bé đã sáng tạo ra trò chơi như thế nào?
-Con là mây, mẹ là trăng..
?Hình ảnh “mái nhà” gợi cho em điều gì?
-Ẩn dụ gợi tổ ấm gia đình
-Tổ ấm đầu đời sẽ theo ta đi mãi cái không gian ấy bất kể thế nào qua những li tán,bể dâu vẫn là nơi an toàn yên ổn nhất. Nơi ấy là bầu trời xanh thẳm hạnh phúc trong lành. Một vầng trăng lặng lẽ toả sáng lên từ lòng mẹ soi bước cho ta.
?Theo em, những người trên mây, trong sóng là những ai?
-Đó là những âm thanh kì lạ của sóng, của gió, của tầng mây...mà bé đã tưởng tượng ra. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh với mỗi con người, đặc biệt là với chú bé. Vậy mà chú bé vẫn từ chối.
?Hai trò chơi của bé, mẹ được ví với những hình ảnh nào? Điều đó có tác dụng gì?
-Hình ảnh ẩn dụ......
?Phân tích cái hay của 2 câu thơ cuối?
-Hình ảnh thiên nhiên đẹp mang ý nghĩa tượng trưng.
*Thảo luận nhóm:
?Ngoài ý nghĩa tượng trưng, câu cuối còn ý nghĩa nào nữa không?
-Tính triết lí sâu sắc.
(Bài thơ gợi sự suy ngẫm về cuộc đời: con người trong cuộc sống thường gặp nhiều cám dỗ, nhất là với một số đứa trẻ ham chơi. Vậy muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó có tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không phải là điều bí ẩn. Hạnh phúc ngay ở trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên.)
*Liên hệ thực tế: HS mải chơi mà quên học hành, quên lời dạy của mẹ...làm cho mẹ buồn...cuối cùng hối hận thì đã muộn.
?Sau khi học xong bài thơ em rút ra bài học gì?
-HS đọc ghi nhớ sgk/80.
I- Đọc tìm hiểu chú thích
1- Đọc
2- Chú thích
*Tác giả:
- Ta-go (1861-1941
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ
- Làm thơ rất sớm, là nhà văn đầu tiên ở Châu Á được nhận giải thưởng Nôben về văn học 1913
- Thơ ông sử dụng thành công hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng những hình ảnh liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp
* Tác phẩm
- Mây và sóng ra đời 1909, được Ta – go dịch ra tiếng Anh.
- Trữ tình (thơ tự do)
- Biểu cảm
2- Bố cục:
- 2 đoạn:
+ Từ đầu-->xanh thẳm: câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của bé
+ Câu chuyện với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của bé.
=>Cấu trúc giống nhau, trình tự giống nhau, song ý và lời lại có cách diễn đạt khác nhau.
II - Phân tích.
1-Lời mời gọi của những người trên mây, dưới sóng.
- Mẹ ơi, trên mây: có người gọi đi chơi với vầng trăng, bình minh.
-Trong sóng “bọn tớ ca hát......nơi nao”
=>Với hình thức đối thoại lồng trong độc thoại kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ gợi thiên nhiên giàu ý nghĩa biểu tượng, tác giả dựng lên những trò chơi hấp dẫn, thú vị đã cuốn hút em bé. Đó là tình cảm, tâm lí tự nhiên của trẻ: vô tư, khao khát khám phá thế giới mới. Từ đó ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vốn có của chúng ta.
2-Lời từ chối của em bé.
-Không. 
+Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà. Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”
+“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...đi được”.
=>Lời nói chợt giật mình vì thương mẹ
(Lời nói của bé là lời thơ, lời thì thầm trong mỗi chúng ta một mai khi mái tóc ngả màu thời gian... chú bé vượt qua những thử thách thứ).
=> lời từ chối của em bé được nhà văn xây dựng đã mang đậm tính nhân văn sâu sắc: những điều thú vị trong khắp thế gian cũng không chiến thắng nổi tình cảm của mẹ.
3-Những trò chơi mới.
-Con là mây, mẹ sẽ là trăng. Hai tay con ôm ....mái nhà..thẳm” =>ẩn dụ gợi lên tổ ấm, hạnh phúc trong lành của mỗi chúng ta.
-“Con là sóng........chốn nào”
-Nghệ thuật ẩn dụ: mẹ được ví như vầng trăng, mặt biển. Đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng. Con là mây, là sóng bay cao và lan xa để hát mãi những lời ca tụng về mẹ.
-Hai câu thơ cuối: “Con lăn..” và “Và không ai.....chốn nào”
=>Hình ảnh thiên nhiên đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng: bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao la, nhân hậu của người mẹ đối với con.
-Hai câu thơ cuối mang tính triết lí đậm đà sâu sắc nhất: lấy quan hệ mây và trăng, biển và bờ diễn tả tình mẹ con, nâng tình mẹ con lên tầm cao của vũ trụ. Như vậy tình mẫu tử không thể tách rời phân biệt. Nó có ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.
 =>Bài thơ gợi sự suy ngẫm về cuộc đời về con người.
III - Tổng kết.
1 -Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
2 -Nghệ thuật.
-Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
-Bài thơ trong sáng đẹp như mây bởi trí tưởng tượng phong phú, tình yêu thiên nhiên, thể thơ tự do.
-Kết cấu giống nhau nhưng lời và ý ở hai phần khác nhau.
IV-Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
 	- Nêu chủ đề bài thơ.
 	- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 *Bài tập trắc nghiệm: nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
 	 A-Mây. B-Sóng. C-Người mẹ. D-Em bé.
V. Hướng dẫn học về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích.
 	- Soạn bài: Ôn tập về thơ: trả lời các câu hỏi, lập bảng thống kê các tác phẩm đã học từ đầu năm đến nay.
Ngày soạn: 01 - 03 - 2013
TIẾT 127: ÔN TẬP VỀ THƠ
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Bước đầu hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình
III. Thái độ:
- Giáo dục ý thức ham mê học văn.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
- Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Mây và Sóng”?Nêu nội dung và nghệ thuật?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các tác phẩm.
1-Lập bảng hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại học ở lớp 9.
STT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Hình tượng người lính CM gắn bó keo sơn của họ
Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ giản dị,chân thực, cô đọng
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Khắc hoạ hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe...
Giàu chất hiện thực
Ngôn ngữ giọng điệu tự nhiên....
?Thống kê các bài thơ thuộc giai đoạn kháng chiến chống Pháp năm 1945-1954.?
-4 giai đoạn nhỏ.
?Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người ?
?Chỉ ra những điểm chung?
-Ca ngợi tình mẫu tử...
?Chỉ ra những điểm khác?
2-Các bài thơ theo từng giai đoạn.
-1945-1954: Đồng chí.
-1954-1964: Đoạn thuyền đánh cá, con cò, Bếp lửa.
-1964-1975:Bài thơ về, khúc hát..
-Sau 1975: Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, sang thu, Nói với con.
*Đất nước và con người Việt Nam từ 1945 đến nay qua các giai đoạn lịch sử.
-Công cuộc xây dựng đất nước.
-Tình yêu quê hương đất nước.
-Lòng thành kính và biết ơn Bác Hồ.
-Tình mẹ con, cha con, bà cháu.
3-Tình mẹ con: Những nét chung và riêng trong 2 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng.
a-Điểm chung:
-Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng đằm thắm.
-Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
b-Điểm riêng:
 Khúc hát ru
Con cò
 Mây và sóng
Sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con ý nghĩa lời ru đối với đời sống con người.
- Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên vũ trụ.
4. Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội trong 3 bài thơ: Đồng chí, bài thơ về....., ánh trăng
+ Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ, người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội gần gũi giản dị thiêng liêng của người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp.
+ Tình cảm lãng mạn, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường dũng cảm vượt qua khó khăn nguy hiểm.+ Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa thành phố.
IV-Củng cố:
 	 ? Ngoài những bài thơ viết về người lính chống pháp, chống mỹ ở chương trình lớp 9, em còn biết bài thơ nào của ai?
 - Tây tiến của Quang Dũng
 - Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học thuộc lòng các bài thơ
 - Phân tích nội dung và nghệ thuật các bài thơ đã học
 - Làm những bài tập còn lại
 - Chuẩn bị kiểm tra phần thơ
Ngày soạn: 02 - 03 - 2013
TIẾT 128: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý. Đó là:
 + Người viết có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu viết, nói
 + Người đọc, nghe có năng lực đoán giải hàm ý
II. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng đoán giải hàm ý
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: giáo án, SGK, bảng phụ
 - Trò: vở bài tập, SGK, vở ghi
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
 ? Chữa bài tập SGK
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Học sinh đọc bài tập SGK/90
? Nêu hàm ý của những câu in đậm?
+ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi
?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
+ Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? vì sao phải nói rõ hơn như vậy?
+ Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng đang không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lừa dối cái Tí
(Giống như nỗi đau lừa dối con vàng của lão Hạc).
?Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
+ Giãy nảy, liệng củ khoai và lên khóc và hỏi: u bán con thật đấy ư?
? Vậy, sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
+ Học sinh đọc ghi nhớ
? Người nói người nghe trong những câu in đậm đó là ai? xác định hàm ý trong mỗi câu?
+ Người nói....
+ Người nghe...
? Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Qua chi tiết nào?
?Giáo viên đặt câu hỏi tương tự?
+ Người nói....
+ Người nghe....
?Hàm ý câu in đậm đó là gì?
+ Chắt giùm nước....
? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải dùng hàm ý?
+ Vì chưa thể đổi cách xưng hô, mà thời gian thì gấp quá, nếu để chậm cơm sẽ nhão.
? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? vì sao?
+ Không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi im. Nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không nghe thấy)
? Điền lượt lời của B có hàm ý từ chối?
B.
? Hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hy vọng” với con đường
I- Điều kiện sử dụng hàm ý
1- Bài tập:
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi, sau bữa này con phải sang ở nhà cụ Nghị vì mẹ buộc lòng phải bán con.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: mẹ buộc phải bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài
- Câu T2: Cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó ( vì vậy ta có thể kết luận hàm ý câu sau rõ hơn hàm ý câu trước).
2- Kết luận
SGK/91
II-Luyện tập
1- Bài tập 1
a- Người nói: anh thanh niên 
- Người nghe: ông hoạ sĩ, cô gái
- Hàm ý: mời bác và cô vào uống nước
-->Người nghe hiểu, qua chi tiết “ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế”
b- Người nói: anh Tấn
- Người nghe: Tây Thi đậu phụ
- Hàm ý: chúng tôi không thể cho được
--> người nghe hiểu được hàm ý đó qua câu “ôi chào....giàu có”
2- Bài 2:
- Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
3- Bài tập 3
A.
B. Rất tiếc mình đã nhận lời với H
4- Bài 4
- Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường của Lỗ Tấn chúng ta có thể hiểu hàm ý của tác giả” Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưg nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
IV-Củng cố:
 - Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Điều kiện để có hàm ý?
 ? Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK?
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Ôn lại lý thuyết
 - Hoàn thiện các bài tập còn lại
 - Bài tập thí nghiệm
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn: 03 - 03 - 2013
TIẾT 129: KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn 9 kỳ II của học sinh.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, cảm thụ đoạn thơ, bài thơ.
III. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài kiểm tra của học sinh
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng quản lý thời gian.
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, đề photo
	- Trò: giấy, bút
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra bài cũ.... 
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
1- Đề bài:
*) Phần trắc nghiệm (2,5 đ)
	Hãy lựa chọn phương án đúng ứng với A, B, C hoặc D cho các câu hỏi bên dưới. Cho đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
1-Đoạn thơ trên là của tác giả nào sau đây?
A-Y Phương. 	 C-Thanh Hải
B-Viễn Phương. 	 D-Hữu Thỉnh.
2-Phương án nào đúng với nhận xét sau về nội dung của đoạn thơ?
A-Cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về quê hương, đất nước.
B-Cảm xúc nâng niu trân trọng của tác giả trước mùa xuân quê hương.
C-Lời ca ngợi quê hương của nhà thơ trước lúc đi xa.
D-Suy ngẫm và ước nguyện dâng hiến của nhà thơ cho đất nước.
3- Từ “Ta” ở đoạn thơ dùng được hiểu theo cách nào sau đây?
A-Nhân vật trữ tình trong bài thơ. 	 C-Tất cả mọi người trên đất nước. 
B-Cá nhân nhà thơ. 	D-Những người cùng quê hương với tác giả.
4-Câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn trích được hiểu theo cách nào sau đây?
 A-Mùa xuân thiên nhiên. 	 C-Mùa xuân của những người ra đồng. 
 B-Mùa xuân của chính nhà thơ.	D-Mùa xuân của những người cầm sung.
5-Hình ảnh “Con chim, cành hoa” được lặp lại ở đoạn này có tác dụng nào sau đây?
A-Tạo nên tính nhạc. 	C-Tạo sự đối ứng chặt chẽ.
B-Tạo vần thơ trong sáng. 	D-Tạo nên nhịp thơ đều đều.
6- Hai câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời” hiểu theo cách nào sau đây?
A- Một mùa đầu năm đẹp, trong sáng. B- Tuổi trẻ của một đời người.
C-Khát vọng được sống trên quê hương.
D- Ước nguyện dâng hiến cho đất nước của nhà thơ một cách khiêm tốn.
*) Phần tự luận (7,5 đ).
1-Câu 1 ( 2 đ):Bằng sự hiểu biết của em, hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm của đoạn thơ trên,?
2-Câu 2 (4,5đ)Viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12-15 câu, trình bày cảm nhận của em về giá trị của đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép nối, thành phần phụ chú (gạch chân phép nối, thành phần phụ chú).
3-Câu 3 ( 1đ)Sau khi học xong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, em có nhận xét gì về cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ?
2 – Đáp án
*) - Trắc nghiệm: 2,5đ Mỗi câu đúng cho (0,25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
C
B
C
D
*) -Tự luận (7,5)
1-Câu 1 làm đúng các ý sau, mỗi ý cho 1 điểm:
- Phạm Bá Ngoãn(1930-1980) quê ở Thừa thiên Huế. Tham gia văn nghệ từ những năm chống Pháp. Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”, “Dấu võng Trường Sơn”
-Bài thơ ra đời tháng 11/1980 trước khi nhà thơ qua đời một tháng.
2-Câu 2 phải đạt được những yêu cầu sau(4,5)
*Nội dung: (2,5đ)
+Ước nguyện của nhà thơ: ta làm con chim hót, ta làm một cành hoa, ta nhập vào hòa ca nốt trầm xao xuyến.
-Đại từ “ta” vừa chỉ số ít: sắc thái trang trọng, vừa chỉ số nhiều: tâm sự của nhiều người=>ta vừa nói được niềm riêng vừa diễn tả được cái chung.
-Điệp ngữ “Ta làm” tô đậm tâm niệm hiến dâng tự nguyện dâng hiến của tác giả đối với đất nước và nhân dân.
-Hình ảnh:Con chim hót cho rộn ràng mùa xuân.Cành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương thơm cho đời.Nốt nhạc trầm hoà vào bản đồng ca xây dựng đất nước.=> giản dị, cảm động thể hiện tâm niệm tự nguyện hiến dâng khiêm nhường.
-Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”:Là mùa xuân của tài hoa và sáng nghệ thuật thi ca của Thanh Hải.
-Điệp ngữ “dù là”,giọng thơ nhỏ nhẹ, chân thành có sức khái quát cao.=> đó là lẽ sống cao đẹp, là lẽ cống hiến lặng lẽ khiêm tốn.
*Hình thức: (2đ)
-Viết một đoạn văn tổng phân hợp (0,5đ), 
-Có độ dài 12- 15 câu, (0,5đ)
-Đoạn văn diễn đạt giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả (0,5đ)
-Có dùng thành phần phụ chú, phép nối, có gạch chân (0,5đ)
3-Câu 3 làm được các ý sau cho (1 điểm):
-Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu bài thơ. Đó là giọng thành kính trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
IV-Củng cố:
- Thu bài.
	- Nhận xét giờ kiểm tra. 
V. Hướng dẫn học về nhà:
	- Ôn kĩ phần thơ hiện đại, học thuộc lòng và dàn ý các bài phân tích.
	- Đọc tham khảo những bài phân tích, cảm thụ văn thơ lớp 9.
	- Bài “Sang thu”
	- Bài “Nói với con”
Ngày soạn: 03 - 03 – 2013
TIẾT 130: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VIẾT BÀI Ở NHÀ.
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức bài nghị luận về tác phẩm truyện.
 - Chấm chữa bài cho học sinh qua bài viết ở nhà.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sửa lỗi trong bài viết của mình để những bài sau viết tốt hơn
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự giác đọc tham khảo trước khi viết, sửa sai qua bài viết của mình.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
	- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
	- Kĩ năng tư duy phê phán.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, bài kiểm tra của hs.
 - Trò: vở ghi, sgk, vở bài tập.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV chép đề lên bảng
-HS đọc đề bài.
?Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài?
-Nghị luận.
-GV đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của bài viết.
-Nắm được đặc trưng của kiểu bài, một số bài lớp 9A viết có cảm xúc,
-Nắm được yêu cầu nội dung.
-Phần lớn các em viết bài có bố cục 3 phần.
-Một số bài sạch sẽ, chữ viết đẹp: Vân, Hoa, Thúy.
-Phần lớn đạt từ trung bình trở l

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 27.doc