Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 107+108: Văn bản Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2020-2021

Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản

Chuyển ý : Lời dẫn vào bài

? Các cô gái sống và chiến đấu tại đâu

? Công việc của ba cô gái tại nơi chiến đấu đó là gì?

? Không gian sinh hoạt của các cô gái trẻ sau giờ làm việc

? Không gian xung quanh cao điểm, nơi chiến đấu của ba cô gái được miêu tả ra sao

? Qua những điều trên em nhận xét gì về hoàn cảnh sống, công việc của họ

 

doc9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 15/11/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 107+108: Văn bản Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung HS ghi bài ở trang 7, 8
TUẦN 22 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
TIẾT 107 - 108
 VĂN BẢN
LÊ MINH KHUÊ
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung 
TIẾT 1: 107
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung 
? Dựa vào những gì đã tìm hiểu em hãy cho biết những hiểu biết của em về tác giả nữ Lê Minh Khuê.
( GV tóm lại, cho biết thêm những tác phẩm chính của bà, phong cách, đề tài và việc bà từng gia nhập thanh niên xung phong) 
?Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về đề tài gì?
GV: Nói thêm về năm sáng tác, đề tài của tác phẩm. Cho HS xem một số hình ảnh ( hoặc tranh) về thanh niên xung phong.
-Hướng dẫn đọc : Giọng tự nhiên, trẻ trung, thoải mái, chú ý những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật và đoạn đối thoại.
( GV đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp)
-GV nhận xét đọc
- Giải thích từ khó : cao điểm, trọng điểm
- Truyện kể về ai ? 
-Truyện kể theo lời nhân vật nào ? Tác dụng ? (Ngôi kể) 
? Chúng ta có thể chia bố cục câu chuyện ra sao
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
Chuyển ý : Lời dẫn vào bài
? Các cô gái sống và chiến đấu tại đâu
? Công việc của ba cô gái tại nơi chiến đấu đó là gì?
? Không gian sinh hoạt của các cô gái trẻ sau giờ làm việc
? Không gian xung quanh cao điểm, nơi chiến đấu của ba cô gái được miêu tả ra sao 
? Qua những điều trên em nhận xét gì về hoàn cảnh sống, công việc của họ
( GV bình khắc sâu về sự khốc liệt của chiến tranh qua vài nét miêu tả ngoại cảnh của tác giả, bình về công việc nguy hiểm của họ, liên hệ với bài “Khoảng trời- hố bom”- Lâm Thị Mĩ Dạ)
? Điều gì đã khiến họ rời bỏ gia đình để đi vào một cuộc sống gian khổ như vậy
GV : chốt lại tiết 1
TIẾT 2: 108
Kiểm tra bài cũ : trò chơi ô chữ
GV: Dẫn chuyển vào tiết mới
? Công việc nguy hiểm là vậy, vậy mà họ suy nghĩ thế nào về công việc của mình, (em hãy theo dõi trang 114 đoạn Phương Định suy nghĩ về công việc để trả lời)
? Suy nghĩ ấy cho thấy tình cảm của họ với công việc ra sao
? Chính vì yêu công việc họ đã làm việc với một trách nhiệm thế nào?
? Qua những chi tiết ấy có thể khẳng định phẩm chất của họ trong công việc là gì?
? Sống chung một chiến hào, cùng chung gian khổ hy sinh, chắc chắn ba cô gái trẻ dành cho nhau những tình cảm gắn bó đặc biệt, những chi tiết nào thể hiện được tình cảm ấy
( GV gợi ý lần mở dần để HS tìm)
? Em hãy gọi tên tình cảm ấy
GV : Chuyễn từ đặc điểm riêng trong phong cách Lê Minh Khuê ngòi bút từng gia nhập TNXP và rất am hiểu tâm lí phụ nữ dẫn vào đặc điểm chung thứ ba
? Các cô gái có chung sở thích gì
? Những sở thích nói lên điều gì ở tâm hồn các cô gái
? Sự trẻ trung hồn nhiên còn thể hiện ở chi tiết nào
GV : Đó là nét chung trong tâm hồn của họ, đó là một tâm hồn như thế nào?
? Ngòi bút Lê Minh Khuê đã tỏ ra như thế nào khi đi vào tâm hồn những cô gái trẻ
GV : Bình : Đó là tinh thần lạc quan cách mạng vượt lên trên gian khổ của chiến trường, sự am hiểu tâm lí nhân vật của LMK
Liên hệ : Một đoạn trong “ Cô gái mở đường”
? Em hãy nhắc lại những đặc điểm chung của ba cô gái.
GV chuyển -> vậy nét riêng của mỗi nhân vật là gì?
? Ai là người lớn tuổi nhất
?Chi Thao có đặc điểm nào riêng
GV bình thêm chi tiết chị Thao áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu để lien hệ giáo dục cho học sinh và sự am hiểu tâm lí của LMK
? Ai là cô gái nhỏ bé nhất, có ấy có nét gì riêng
? Cô gái tự kể chuyện về mình và là nhân vật chính là ai
? Phương Định đã tự giới thiệu về mình như thế nào 
? Em thấy Phương Định là cô gái như thế nào. Tìm thêm các chi tiết khác về cô
GV : Bình : Lê Minh Khuê rất am hiểu các cô gái mới lớn, rất quan tâm tới hình thức .
Chuyển : Tuy vậy cô là cô gái không chỉ đẹp về ngoại hình
Em hãy đọc lại đoạn văn miêu tả Phương Định phá bom
- Khi đến gần quả bom, Phương Định có cảm giác như thế nào ? Đó là khi đức tính gì của con người trỗi dậy
-Phương Định làm thế nào để vô hiệu hóa quả bom ?
-Trong lúc làm nhiệm vụ, Phương Định nghĩ gì về cái chết ?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của Lê Minh Khuê ? Qua đó nêu bật được những phẩm chất gì của người nữ thanh niên xung phong Phương Định ?
? Ngôi kể ở đây phát huy tác dụng gì
GV : Bình thêm, liên hệ bài “ Gửi em cô thanh niên xung phong”- Phạm Tiến Duật
? Trong cuộc sống thường ngày, Phương Định là cô gái thế nào
? Có thể thấy PĐ là một nhân vật như thế nào
? Phương Định , Nho và Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ nào? Em biết những ai như vậy nữa
Liên hệ giáo dục:
? Vậy nhìn vào thế hệ ấy em thấy thế hệ chúng ta phải sống ra saocho xứng đáng
GV : Bình liên hệ mở rộng và chốt lại 
Hoạt động 4 : 
-Nghệ thuật đặc sắc ?
( Em hãy tìm những nghệ thuật của văn bản trong những nghệ thuât sau?)
? Em hiểu thế nào về nhan đề “ Những ngôi sao xa xôi”
GV chốt lại và nâng lên ý nghĩa của văn bản 
- Hướng dẫn HS chốt ghi nhớ 
Hoạt động 5 : Luyện tập
-Yêu cầu HS đọc 1 số đoạn thơ về hình ảnh người thanh niên thời kháng chiến chống Mĩ .
- Cho HS xem câu chuyện Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc
*Dặn dò 
- Em hãy chỉ ra những phẩm chất của Phương Định và dẫn chứng cụ thể
- Soạn bài mới
HS trả lời
Cá nhân
HS đọc văn bản 
Cá nhân
Cá nhân
-> 3 cô gái thanh niên xung phong 
->Ngôi thứ nhất- cũng là nhân vật chính thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật .
->Chia bố cục
- Sống, chiến đấu trên 1 cao điểm, trọng điểm 
- Công việc : phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, phải lao ra trọng điểm đo, ước lượng khối lượng đất đá, đếm từng quả bom, dung thuốc để nổ. Đó là công việc mạo hiểm với thần chết
-Bầu trời : Máy bay rít, bom nổ, nắng gắt, gió khô
- Mặt đất : đất nóng , bốc khói, cây cối tước khô cháy, con đường lở loét
- Hang đá nhỏ bé, mát lạnh, ẩm ướt, uống nước suối
- Khốc liệt, nguy hiểm, thiếu thốn
-Thấy thú vị “ Việc gì cũng có cái thú của nó”
-Yêu và đam mê công việc
- Tự giác, quyết tâm
+ Không cần trợ giúp
+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ
+ Bị thương không vào viện quân y
-> Điểm chung : can đảm, yêu công việc
-HS tìm được : 
+ Họ yêu mến nhau, chia sẻ mọi sở thích, ước mơ
+ Phương Định lo lắng cho bạn , gắt lên với đại đội trưởng
+ Nho bị thương : hai đồng đội lo lắng, săn sóc tận tình.
->Điểm chung: tình đồng đội gắn bó
-Hát, thích làm đẹp, thích mưa đá ( HS lấy vài chi tiết cụ thể)
- Tâm hồn trẻ trung, giàu nữ tính, hồn nhiên
- HS tìm thêm: Vd không thích trực điện thoại một mình trong hang vì buồn
->Điểm chung : Tâm hồn giàu nữ tính trẻ trung lạc quan
->Am hiểu tâm lí phụ nữ sâu sắc
-Chi Thao
- Là tổ trưởng, từng trải , bình tĩnh quyết liệt trong công việc nhưng sợ máu và vắt
-Nho: hồn nhiên, tuy có vẻ yếu đuối nhưng cứng cỏi, thích thêu thùa
-Phương Định
-HS đọc đoạn: “ Tôi là cô gái Hà Nội”
- Con gái Hà Nội, một cô gái khá, tóc dày, cổ cao .
- Các anh pháo thủ, lái xe hay hỏi thăm, viết thư .
- Không săn sóc, vồn vãđứng ra xa .
-> Cô gái HN đẹp duyên dáng nữ tính
-HS đọc trên máy chiếu.
- Đến gần quả bom : cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo 
-> không sợ nữa, không đi khom .
-> Tự trọng
- Dùng xẻng đào đất, lưỡi xẻng chạm vào quả bom ->rùng mình
- Nghĩ tới cái chết nhưng mờ nhạt.
- mìn có nổ không?....
-> Miêu tả tâm lí tài tình và tinh tế
- Ngôi thứ nhất : phát huy tối đa sự chân thật, tác giả hóa thân cao độ vào nhân vật
-> Dũng cảm, trách nhiệm, tự hào với công việc .
-Thích hát, thích hoài niệm tuổi thơ, mơ mộng.
-Đẹp từ ngoại hình tới tâm hồn, từ ý nghĩ tới hành động
-> biểu tượng về sự sáng ngời phẩm chất cách mạng 
-> Tuổi trẻ Việt Nam thời kháng Mĩ
-Tự trình bày nhận thức của mình
-HS trả lời
Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ, họ là những vì sao lấp lánh trên bầu trời cách mạng Việt Nam...
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả: Lê Minh Khuê (1949)
- Quê tình Thanh Hóa.
- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, nhất là tâm lí phụ nữ.
 2. Tác phẩm : SGK / 120
-Sáng tác 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hồi ác liệt .
- Đề tài : cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Truòng Sơn.
-Thể loại : truyện ngắn .
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Hình ảnh ba cô gái 
a. Nét chung :
a1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: 
-Cao điểm ác liệt
- Công việc : Đếm bom, phá bom, đo đất lấp hố bom
-Hang đá thiếu thốn
.
-> Khốc liệt, nguy hiểm, thiếu thốn
a2. Điểm chung : can đảm, yêu công việc 
a3. Điểm chung: tình đồng đội gắn bó
a4. Điểm chung : Tâm hồn giàu nữ tính trẻ trung lạc quan
b.Nét riêng :
b1. Chi Thao : là tổ trưởng, từng trải , bình tĩnh quyết liệt trong công việc nhưng sợ máu và vắt
b2. Nho: hồn nhiên, tuy có vẻ yếu đuối nhưng cứng cỏi, thích thêu thùa
b3. Phương Định 
- Cô gái Hà Nội đẹp duyên dáng, hơi kiêu hãnh
-Đầy tự trọng và tự hào trong công việc
-Hay hoài niệm tuổi thơ
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể ở ngôi thứ nhất tự nhiên chân thật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí phụ nữ tinh tế
- Ngôn ngữ trẻ trung
- Cốt truyện tâm lí, đan xen hiện thực và hồi tưởng
III/ Tổng kết 
Chốt: Bằng những nghệ thuật đặc sắc tác giả đã dựng lên một tượng đài đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
A. Bài cho học sinh ghi vào vở (HS ghi bài vào vở học)
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả: Lê Minh Khuê (1949)
- Quê tình Thanh Hóa.
- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, nhất là tâm lí phụ nữ. 
 2. Tác phẩm : 
-Sáng tác 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hồi ác liệt .
- Đề tài : cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
-Thể loại : truyện ngắn .
II. Đọc – hiểu văn bản 
 1. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong
a. Nét chung :
a1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: 
- Nơi ở: trong một hang dưới chân cao điểm.
- Công việc: đo khối lượng đất đá, lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom.
- Thời gian: làm việc cả ngày lẫn đêm.
. -> Khốc liệt, nguy hiểm, thiếu thốn
a2. Phẩm chất :
- Can đảm, yêu công việc 
+Thấy thú vị “ Việc gì cũng có cái thú của nó”
+Yêu và đam mê công việc
+Tự giác, quyết tâm
- Tình đồng đội gắn bó
+ Họ yêu mến nhau, chia sẻ mọi sở thích, ước mơ
+ Phương Định lo lắng cho bạn , gắt lên với đại đội trưởng
+ Nho bị thương: hai đồng đội lo lắng, săn sóc tận tình.
- Tâm hồn giàu nữ tính trẻ trung, lạc quan, yêu đời
 + Thích hát
 + Thích làm đẹp
 + Thích mưa đá
b.Nét riêng :
b1. Chi Thao : là tổ trưởng, từng trải , bình tĩnh quyết liệt trong công việc nhưng sợ máu và vắt
b2. Nho: hồn nhiên, tuy có vẻ yếu đuối nhưng cứng cỏi, thích thêu thùa
b3. Phương Định: 
- Cô gái Hà Nội đẹp duyên dáng, hơi kiêu hãnh
+ “Tôi là con gái Hà Nội, một cô gái khá, tóc dày, cổ cao” .
+ “Các anh pháo thủ, lái xe hay hỏi thăm, viết thư” .
+ “Tôi không săn sóc, vồn vãđứng ra xa” .
-Đầy tự trọng và tự hào, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
+ Đến gần quả bom : “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo không sợ nữa, không đi khom” -> Tự trọng
+ “Dùng xẻng đào đất dưới quả bom, lưỡi xẻng chạm vào quả bom rùng mình”
+ “Nghĩ tới cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt”.
+ “mìn có nổ không? Không thì làm cách nào châm mìn lần thứ hai?”
-Hay hoài niệm tuổi thơ: Cơn mưa đá đã đánh thức những kỉ niệm đẹp về Hà Nội.
+ Nhớ về hình ảnh của người mẹ
+ Bà bán kem
+ Ngọn điện trên quảng trường về đêm.
+Tiếng rao của bà bán xôi
=> Một nhân vật điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam, một biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ.
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể ở ngôi thứ nhất tự nhiên chân thật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Ngôn ngữ trẻ trung.
- Cốt truyện tâm lí, đan xen hiện thực và hồi tưởng
III/ Tổng kết 
 	 Bằng những nghệ thuật đặc sắc tác giả đã dựng lên một tượng đài đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. Câu hỏi ôn tập
1.Tìm đọc một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
2. Trình bày nét đẹp chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung phong.
3. Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định và dùng dẫn chứng làm rõ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_22_tiet_107108_van_ban_nhung_ngoi.doc