Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012
-Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”.
Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác - Nhân vật bác lái xe:
Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .*Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn .
Ngữ văn 9; Học kì I; Tuần 14: Ngày soạn: 12 / 11 / 2011 Ngày giảng: ...../ 11 / 2011 Tiết 66: lặng lẽ sa pa ( trích) - Nguyễn Thành Long - A-Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn của tác giả. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm trong lao động có ích. B. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng tư duy sáng tạo C.Chuẩn bị: - GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long. - HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK . D. Tiến trình bài giảng: 1-Tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. - SS lớp 9C: ..../ 25: 2-Kiểm tra: : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s CH:- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai trong văn bản “Làng”? -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: -Giới thiệu bài: -Từ cuộc gặp gỡ với những con người đang lặng lẽ, miệt mài làm việc cho đất nước ở Sa Pa - Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, Nguyễn Thành Long đã viết nên một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng (GV đọc mẫu - HS đọc - nhận xét). ? Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long. ? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản. ? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần. ? Trong truyện có những nhân vật nào; ? Nhân vật chính là ai. ? Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện, vì sao. ? Nêu chủ đề của truyện. I-Tiếp xúc văn bản. 1-Đọc kể tóm tắt. (Kết hợp kể tóm tắt với đọc) 2-Tìm hiểu chú thích (SGK 188, 189) *Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991) - Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam. - Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký. *Tác phẩm: Là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. 3-Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói” Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian. - Phần 2: Tiếp theo đến “như thế” Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư. - Phần 3: Còn lại. Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe. II-Phân tích văn bản. 1-Hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện. *Hệ thống nhân vật: - Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét - Nhân vật chính:anh thanh niên. -Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ. *Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. 4. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung bài - GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm., 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn về nhà:+ Kể tóm tắt văn bản + học bài. + Soạn tiếp bài. Ngày soạn: 19/ 11 / 2011 Ngày giảng: ...../ 11 / 2011 Tiết 67: lặng lẽ sa pa ( trích) - Nguyễn Thành Long - A-Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn của tác giả. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm trong lao động có ích. B. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng tư duy sáng tạo C.Chuẩn bị: - GV : Đọc tài liệu tham khảo. - HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK . D. Tiến trình bài giảng: 1-Tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. - SS lớp 9C: ..../ 25: 2-Kiểm tra: : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s - Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu chủ đề của truyện? -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: -Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hệ thống nhân vật trong văn bản, giờ học này các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn vào từng nhân vật, đặc biệt là các nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sỹ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt ? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện từ đầu VB không, xuất hiện trong hoàn cảnh nào . ? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên . ? Nhận xét gì về công việc của nhân vật . ? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên . ?Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình . ? Cách tổ chức ,sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao . ? Trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với các nhân vật khác,em thấy nhân vật này còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất gì nữa . ? Nhận xét chung về nhân vật anh thanh niên ? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm . Qua những chi tiết miêu tả và suy nghĩ về ông hoạ sỹ, ta thấy ông là con người như thế nào? Từ suy nghĩ về anh thanh niên của ông hoạ sỹ, ta thấy thêm vẻ đẹp nào của anh thanh niên? ? Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào . ? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện . Vẻ đẹp chung của những con người nơi Sa Pa là gì? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản . ? Nêu nội dung chính của truyện . . . . II-Phân tích văn bản (tiếp). 2-Nhân vật anh thanh niên. - Không xuất hiện từ đầu truyện. - Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ. - Hiện ra trong chốc lát, đủ đế các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiện lên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác . *Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa. - Công việc: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn *Những suy nghĩ của nhân vật về công việc. - ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người. - Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” - Còn có sách làm bạn cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ. - Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. - Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực. * Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 3-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác *Nhân vật ông hoạ sĩ -Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát , miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện :anh thanh niên . -Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .” -Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ , “người con trai ấy đáng yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá . Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển , cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người .” -Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp *Các nhân vật khác -Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác - Nhân vật bác lái xe: Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .*Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn . -Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét ) III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Câu chuyện đậm chất trữ tình -Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận . - Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc . 2-Nội dung Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng . 4. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung bài - GV hệ thống bài : Chủ đề của VB 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà - Hướng dấn HS làm bài tập :Bài tập SGK (190 ) + 5 bài tập trong SBT (86) - Hướng dẫn về nhà : + Học bài và làm các bài tập . +Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 . Ngày soạn: 19/ 11 / 2011 Ngày giảng: ...../ 11 / 2011 Tiết 68 -69: Viết bài tập làm văn số 3 A-Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . 2. Kĩ năng: : -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác làm bài nghiêm túc cho học sinh. B. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng tư duy sáng tạo C.Chuẩn bị: - GV: Bài soạn ( đề, đáp án) - HS chuẩn bị giấy, đũ dựng kiểm tra…. .I-Đề bài . Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh II-Yêu cầu chung. 1-Tìm hiểu đề. - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại - Nội dung Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh. 2-Lập dàn ý: a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật Nguyễn Huệ. b- Thân bài : + Những cảm nhận về nhân vật( ngoại hình to cao, oai phong, trang phục kiểu tướng võ xưa, lời nói sang sảng, ấm áp,nét mặt hiền hậu, bao dung) + Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại thắng quân Thanh.(theo các sự việc chính trong văn bản) + Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kểchuyện,: tài trí, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, tài dùng binh như thần, lẫm liệt, oai phong trong trận chiến. c-Kết bài: + Kết thúc sự việc . + Nhấn mạnh hình ảnh người anh hùng yêu nước, tài trí. 3-Hình thức - Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học 4-Thái độ làm bài. -Cần có thái độ nghiêm túc trong giờ . -Tích cực viết bài -Thể hiện được những kiến thức đã học từ văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” và những kiến thức được học từ văn bản tự sự . III-Đáp án chấm bài 1-Mở bài (1điểm ) Giới thiệu hoàn cảnh gặp nhân vật Nguyễn Huệ . 2- Thân bài -Kể lại những cảm nhận về nhân vật (2 điểm ) - Nhân vật nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại phá quân Thanh (3 điểm ) - Nhận xét của bản thân về nhân vật Nguyễn Huệ (2 điểm ) 3- Kết bài (1 điểm ) - ấn tượng về lần gặp gỡ . -Nhấn mạnh hình ảnh gnười anh hùng yêu nước tài trí Nguyễn Huệ HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. D. Tiến trình bài giảng: 1-Tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. - SS lớp 9C: ..../ 25: 2-Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài 3. Bài mới: -Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt - Giáo viên chép đề lên bảng - Học sinh chú ý - Học sinh chép đề ?Xác định yêu cầu của đề bài . - Học sinh suy nghĩ - Học sinh trả lời ?Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào , sắp xếp các ý đó ra sao . - Học sinh trả lời -Nêu yêu cầu về hình thức trình bày trong bài viết của HS . - Học sinh trả lời - Giáo viên quan sát học sinh làm bài - Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài. - Học sinh làm bài - Học sinh nộp bài - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại - Nội dung Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh. (kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm trong văn bản này như thế nào? ) - Nêu yêu cầu về thái độ làm bài trong giờ với học sinh . 4. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung bài - Nhận xét giờ viết bài -GVgiao bài tập về nhà cho HS : + Đọc lại văn bản (Hoàng Lê nhất thống chí) . +Viết lại phần thân bài cho đề văn trên . 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà -Hướng dẫn HS về nhà : +Hoàn thành bài tập . +Sọan : “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”. Ngày soạn: 19 / 11 / 2011 Ngày giảng: ...../ 11 / 2011 Tiết 70: người kể chuyện trong văn bản tự sự . A-Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện người kể chuyên trong tác phẩm tự sự, vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc- hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác học bài cho học sinh. B. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng tư duy sáng tạo C.Chuẩn bị: -GV : bài soạn + các đoạn văn mẫu . -HS :chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. D. Tiến trình bài giảng: 1-Tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. - SS lớp 9C: ..../ 25: 2-Kiểm tra: : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: -Giới thiệu bài: ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt 1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu *Đoạn trích SGK/192 -1 HS đọc ? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên ?Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên . Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện. ? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó ) ? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào , về ai . Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . - Câu “những người con gái như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . ? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không . Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều . ? Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật . ? Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi. ? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì . I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự -Trong văn bản tự sự ,ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba .Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể . *Ghi nhớ (SGK/193) . Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên. III:Luyện tập 1HS đọc yêu cầu BT -Hướng dẫn HS làm bài tập - HS trình bày miệng trước lớp . -HS khác nhận xét , bổ sung . - GV đánh giá -HS đọc yêu cầu bài tập . -GV hướng dẫn HS làm bài tập 1-Bài tập 1 ( SGK/193) Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)-chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm độngvới mẹ mình sau những ngày xa cách . -Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này: + Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. +Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật . 2-Bài tập 2 (b) :(SGK/194) Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . 4. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung bài 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà +Học bài . +Hoàn thành các bài tập . +Soạn VB: “Chiếc lược ngà” Kí duỵêt của tổ trưởng Nhận xét của BGH
File đính kèm:
- tuan 14.doc