Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 91 đến 101

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học này, HS cần:

1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm của khởi ngữ

-Hiểu được công dụng của khởi ngữ.

2. Kĩ năng: Nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong câu

- Đặt câu có khởi ngữ

3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực.

4. Định hướng năng lực - phẩm chất :

- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.

- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy:

- Soạn bài. tham khảo tài liệu

- Dự kiến tích hợp: + TV - TV: Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, quan hệ từ

 + TV - Văn: Một số văn bản có thành phần khởi ngữ

2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị kĩ bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, Động não

VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ( không)

*Tổ chức khởi động : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 91 đến 101, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhớ
* Vai trò của phép phân tích và tổng hợp:
+ Phép phân tích giúp ta hiểu sâu, hiểu cụ thể vấn đề...
+ Tổng hợp giúp khái quát vấn đề
=> ỳ1 ghi nhớ
2. Ghi nhớ ( SGK / 10 )
3.Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
-GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận -> gọi HS trình bày 
-> gọi HS nhận xét
? Phân tích để làm sáng tỏ luận điểm '' Học vấn... của học vấn '' ?
?Phân tích lí do phải chọn sách để đọc?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi 
-> HS trình bày -> HS nhận xét
? Tầm quan trọng của PP đọc sách được tác giả phân tích như thế nào?
II. Luyện tập 
Văn bản: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
1. '' Học vấn không chỉ là... của học vấn''
- Học vấn là của nhân loại -> do sách lưu truyền
+ Sách là kho tàng quý báu
+ Nếu không đọc sách... -> xoá bỏ thành quả nhân loại - > đi giật lùi, lạc hậu
2. Lí do chọn sách
+ Sách nhiều khiến đọc không chuyên sâu
+ Sách nhiều dễ bị lạc hướng
3. PP đọc sách
+ Đọc sách không cần nhiều mà phải chọn tinh, đọc kĩ.
+ Kết hợp đọc kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu
4.Hoạt động vận dụng
- Viết đoạn văn về ô nhiễm môi trường. Trong đoạn văn em có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Sưu tầm các văn bản nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
- Họcbài, thuộc ghi nhớ
- Hoàn chỉnh bài tập
- Chuẩn bị kĩ tiết: Luyện tập phân tích và tổng hợp
 Ngày soạn: 5/ 1/ Ngày dạy: 13 / 1 / 
 Tuần 20 - Bài 18
 Tiết 95: TLV - LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài học này, HS cần
1. Kiến thức: - Hiểu rõ mục đích, đặc điểm,tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp
2. Kĩ năng:- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận
3. Thái độ: Học sinh có ý thức học tập đúng đắn
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. 
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: 
- Soạn bài, tham khảo tài liệu
- Dự kiến tích hợp: 
+ TLV - Văn:: Một số văn bản nghị luận 
+ TLV - TLV: Văn nghị luận lớp 7, Phép phân tích và phép tổng hợp
2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị kĩ bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* ổn định lớp: 
* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép phân tích và tổng hợp, tác dụng?
*Tổ chức khởi động : 
2. Hoạt động luyện tập 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
*Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. 
-GV yêu cầu nhóm 1+2 thảo luận câu a, nhóm 3+4 thảo luận câu b -> HS trình bày -> NX
(1) Tác giả đã dùng phép lập luận nào?
(2) Phép lập luận đó được thể hiện ntn ?
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi
-> Trình bày -> NX
(1) Vấn đề cần phân tích là gì.?
(2)Vấn đề đó được phân tích bằng các lí lẽ nào.?
(3) Theo em tác hại của học đối phó là gì.?
?Nếu phải tổng hợp những điều em đã phân tích thì em sẽ tổng hợp như thế nào.?
? Dựa vào văn bản '' Bàn về đọc sách'' em hãy phân tích các lí do khiến mọi người cần đọc sách.?
? Hãy viết một đoạn văn để tổng hợp những điều đã phân tích ở bai tập 3?
Bài tập 1 (SGK / 11)
a. Phép lập luận phân tích
- Từ cái hay cả hồn lẫn xác hay cả bài tác giả đã chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài theo trình tự:
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
+ ở cái chữ không non ép , 
b. Phép lập luận phân tích ( theo trình tự ): 
+ Đoạn văn đầu nêu các quan hệ mấu chốt của sự thành đạt
+ Đoạn văn tiếp phân tích từng quan niệm đúng, sai
- Lập luận tổng hợp: Do bản thân sự chủ quan của mỗi người
Bài tập 2 ( SGK / 12 )
- Lối học đối phó:
+ Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ
+ Học đối phó với thầy cô, thi cử, cha mẹ...
+ Là cách học hình thức, không đi sâu vào thực chất
* Tác hại:
+ Học đối phó-> không hứng thú-> chán học-> hiệu quả thấp-> ảnh hưởng tương lai
+ Đầu óc rông tuếch
=> Học đối phó là học bị động, hình thức không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó không những làm cho ngườị học mệt mỏi mà chẳng tạo ra được những nhân tài cho đất nước.
Bài tâp 3 ( SGK/12 )
+ Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay
+ Muốn tiến bộ phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức...
+ Đọc sách để có kiến thức phổ thông
+ Đọc sách để có kiến thức chuyên sâu
+ Đọc sách thường thức để làm đẹp tâm hồn
Bài tập 4 ( SGK/12 )
-> Tóm lại muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ đoòng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, dễ hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
3.Hoạt động vận dụng
-Viết đoạn văn sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp về vai trò của người mẹ trong cuộc đời môi người ?
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
-Sưu tầm các bài tập có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Học bài
- Nắm chắc kĩ năng phân tích, tổng hợp
- Soạn văn bản '' Tiếng nói của văn nghệ ''
+Đọc vb
+Tìm hiểu TG và TP
+ Trả lời các câu hỏi trong bài
============================
Ngày soạn: / 1 / 	 Ngày dạy: / 1 / 
Tuần 21- Bài 19 
 Tiết 96: VB - TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
	 ( Nguyễn Đình Thi ) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài học này, HS cần:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với cuộc sống con người. Hiểu thêm nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ
3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu mến văn nghệ.
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. 
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ, yêu quê hương, yêu văn nghệ
II. CHUẨN BỊ	
1. Thầy:- Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật, hợp đồng
2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* ổn định lớp: 
* Kiểm tra bài cũ : Phân tích PP đọc sách của Chu Quang Tiềm qua văn bản Bàn về đọc sách ?
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc, Tìm hiểu chung
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, hợp đồng
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
- VB cần đọc với giọng điệu ntn ?
GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu
Gọi HS đọc-> HS khác nhận xét
GV nhận xét
GV cho HS giải thích chú thích 2,9 SGK
- GV yêu cầu HS thanh lí hợp đồng về tác giả và tác phẩm
- Hs thảo luận và thanh lí hợp đồng
? Từ hệ thống luận điểm trong văn bản trên em có nhận xét gì về bố cục của văn bản.?
Hoạt động 2: Phân tích
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
? Tìm câu văn chứa luận điểm giúp ta hiểu được nội dung phản ánh của văn nghệ ?
? Nội dung của văn nghệ phản ánh điều gì.?
?Vậy qua thực tại đó văn nghệ muốn phản ánh điều gì.?
? Theo em điều mới mẻ ở đây là gì. ?
GV ;giảng
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
? Để chứng minh, làm rõ luận điểm này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào. ?
? Qua những dẫn chứng đó, tg muốn gửi gắm điều gì?
? Qua việc phân tích 2 dẫn chứng của Nguyễn Đình Thi, em thấy lời gửi của văn nghệ có gì đặc biệt. ?
- Hs thảo luận và trình bày, NX
? Nội dung phản ánh của văn nghệ trong từng tác phẩm có giống nhau không. Nó tuỳ thuộc vào điều kiện nào ?
? Theo tác giả Nguyễn Đình Thi thông?qua những tác phẩm NT, người nghệ sĩ mang đến cho người đọc điều gì. ?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả. ?
? Qua những lí lẽ, lập luận trên tác giả đã khẳng định điều gì. ?
- GV: ( nó khác hẳn với nội dung phản ánh của các bộ môn KH khác , không môn khoa học nào làm được )
GV :giảng và khái quát nội dung bài
I. Đọc, Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
* Đọc và tìm hiểu chú thích
- Đọc
- Chú thích : SGK
2. Tác giả, tác phẩm 
a.Tác giả
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ : viết năm 1948, in trong cuốn mấy vấn đề văn học
* PTBĐ : Nghị luận
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu... '' cách sống của tâm hồn ''
=> Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
- Phần 2: Tiếp...'' Mắt không rời trang giấy ''
=> Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người.
- Phần 3: Còn lại
=> Con đường của văn nghệ đến với người đọc 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
- Các phần được trình bày mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ. Các luận điểm có sự giải thích cho nhau, tiếp nối theo hướng phát triển ngày càng sâu.
II. Phân tích
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
- Câu văn chứa luận điểm :Tác phẩm...mới mẻ .
-> Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan nhưng không sao chép nguyên si khách quan cuộc sống đó.
- Văn nghệ muốn nói điều mới mẻ
- Đó là một lời nhắn nhủ, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, tấm lòng... của người nghệ sĩ.
+ Dẫn chứng về tác phẩm '' Truyện Kiều'' của Nguyễn Du, tác phẩm '' An-na Ca-rê nhi-a '' của Lép Tôn-xtôi
-> Nguyễn Du đã gửi gắm lại những rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh.
-> Lép Tôn-xtôi gửi vào người đọc những suy nghĩ, những vương vấn vui buồn.
- Tác phẩm nghệ thuật không những là những bài học luân lí hay một triết lí về đơì người mà là sự say sưa, vui - buồn, yêu - ghét mơ mộng, phẫn khích ...
-> Tác động tới tâm hồn.
- Mỗi tác phẩm rọi vào ta những ánh sáng riêng, không giống nhau phụ thuộc vào rung cảm và nhận thức của từng người -> thay đổi quan điểm cách nghĩ.
- Những người nghệ sĩ mang đến cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, câu văn giàu hình ảnh, có sức thuyết phục
=>Nội dung mà văn nghệ phản ánh là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm chủ quan của tác giả 
3. Hoạt động luyện tập
? Hãy chỉ ra những nét đặc thù trong nội dung phản ánh của văn nghệ. ?
? Nhận xét cách lập luận của tác giả trong phần đầu ?
4. Hoạt động vận dụng
-Lựa chọn một tác phẩm văn học mà em đã học và cho biết thực tại, điều mới mẻ được tác giả phản ánh trong văn bản là gì ?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các tác phẩm văn học để hiểu thêm về nội dung phản ánh của văn nghệ
- Học nắm chắc nội dung phần 1	
- Soạn tiếp phần còn lại của văn bản:
+Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
+ Con đường đến với người đọc 
Ngày soạn: / 1 / 	 Ngày dạy: / 1 / 
Tuần 21- Bài 19 
 Tiết 97 : VB - TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ ( TIẾP ) 
	 ( Nguyễn Đình Thi )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài học này, HS cần:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với cuộc sống con người. Hiểu thêm nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. 
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ, yêu quê hương, yêu văn nghệ
II. CHUẨN BỊ	
1. Thầy:	
- Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật
2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, trình bày một phút
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* ổn định lớp: 
* Kiểm tra bài cũ : Phân tích nội dung phản ánh của văn nghệ?
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Phân tích ( tiếp)
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, trình bày một phút
? Sức mạnh kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện qua những hình ảnh nào. ?
? Văn nghệ tác động đến họ như thế nào.?
-GV giảng
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Từ đó em thấy văn nghệ có sức mạnh ra sao?
? Vì sao văn nghệ lại có sức mạnh kì diệu như vậy?
- HS thảo luận và trình bày, NX
?Tác giả đã lí giải chỗ đứng của văn nghệ là gì.?
? Theo em hiểu như thế nào là ''Chiến khu '' của văn nghệ.?
- HS giải thích
? Tại sao tác giả lại nói như vậy?
? Em hiểu như thế nào câu nói của Lep-Tôn-xtôi ?
? Tiếng nói của nghệ thuật còn có gì đặc biệt?
? Theo em tư tưởng đó được hình thành ở đâu?
? Cách thể hiện của tư tưởng có gì đặc biệt?
? Em thấy nó có tác động như thế nào đến người đọc?
? Em có nhận xét gì về hệ thống lí lẽ mà tác giả đã trình bày?
? Qua đây em thấy sức mạnh kì diệu của văn nghệ đặc biệt như thế nào?
-GV;giảng
? Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ như thế nào ?
?Theo tác giả văn nghệ đã đến với người đọc theo những cách nào ?
? Con đường mà văn nghệ đến với chúng ta có gì đặc biệt ?
? Em hiểu điều này như thế nào ?
? Nhận xét ý kiến trên của tác giả ?
? Vậy em có suy nghĩ gì về con đường của nghệ thuật đến người tiếp nhận ?
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút nêu cảm nhận về nội dung văn bản và những điều còn thắc mắc
Hoạt động 3: Tổng kết
*PP: gợi mở- vấn đáp
*Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
? Hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong cách viết văn nghị luận của tác giả ?
? Bài tiểu luận này đã làm nổi bật nội dung gì ?
II. Phân tích ( tiếp )
2. Sức mạnh kì diệu và ý nghĩa của văn nghệ đối với cuộc sống con người 
- Văn nghệ tác động những người trong cuộc đời u tối, những người nhà quê lam lũ...-> họ '' biến đổi khác hẳn '', gieo vào bóng tối một luồng ánh sáng
-> Văn nghệ đem lại niềm tin, làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
-Văn nghệ có khả năng cảm hoá kì diệu.
- Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta.
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc: 
- Vì văn nghệ không xa rời cuộc sống, tác động đến c/s bằng con đường tình cảm.
- Chỗ đứng của văn nghệ là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống, là tình yêu- ghét, niềm vui- buồn, 
-> '' Chiến khu '' của văn nghệ
-> Trong hoàn cảnh nền văn hoá, văn nghệ CM mới hình thành cần phải chỉ rõ để mọi người dễ hiểu.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm: vì nghệ thuật được thể hiện bằng tình cảm, gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, và nó tác động đến tư tưởng, cảm xúc... của người đọc 
 - Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng, không thể thiếu tư tưởng, được '' nảy ra, thấm trong c/s hàng ngày.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không lộ liễu, khô khan mà '' náu mình yên lặng '', lặng sâu.
-> Rung động cảm xúc, tâm hồn của người đọc.
+ Lí lẽ liền mạch, có sự kết nối, chuyển tiếp nhưng mạch lạc, rõ ràng.
=> Văn nghệ có sức mạnh kì diệu tác động đến tâm hồn, cảm xúc tư tưởng của chúng ta.Góp phần làm tươi mát cuộc sống , giúp con người tự hoàn thiện tâm hồn mình .
- Tâm hồn con người sẽ khô khan hơn ...vv
3. Con đường của văn nghệ đến với người đọc
- Người nghệ sĩ qua tác phẩm có thể truyền tư tưởng đến người đọc.
 - Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, NT vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui- buồn, yêu- ghét nhiều hơn.
- Nghệ thuật giải phóng cho con người..., xây dựng con người..., làm cho con người tự xây dựng.
+ Xác đáng, giàu nhiệt tình và lí lẽ
=> Con đường nghệ thuật đến với người đọc rất độc đáo, chính người nghệ sĩ đã khơi dậy nhiệt tình, quyết tâm, niềm tin, đánh thức tình yêu tạo ra sự sống cho tâm hồn người đọc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, câu văn giàu hình ảnh, có sức thuyết phục
2. Nội dung
- Góp phần làm tươi mát cuộc sống , giúp con người tự hoàn thiện tâm hồn mình .
=> Ghi nhớ ( SGK / 17 )
3.Hoạt động luyện tập 
?Cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi có gì giống và khác với văn bản '' Bàn về đọc sách '' của Chu Quang Tiềm ?
- Giống: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng
- Khác: '' Tiếng nói của văn nghệ '' là nghị luận văn chương (giống ''ý nghĩa văn chương '' của Hoài Thanh ) nên tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm, hấp dẫn.
4.Hoạt động vận dụng
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sứ mạnh kì diệu của văn nghệ?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các tác phẩm văn nghệ để hiểu thêm về sức mạnh của văn nghệ
- Nắm chắc 3 nội dung của văn bản
- Thấy và học tập cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
- Chuẩn bị bài '' Các thành phần biệt lập ''-> Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày soạn: / 1 / Ngày dạy: 20/ 1 / 
 Tuần 21- Bài 19
 Tiết 98: TV - CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Qua bài học này, HS cần:
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán. 
- Hiểu được công dụng của mỗi thành phần trong câu. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, đặt câu có thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc cho học sinh.
4. Năng lực - phẩm chất
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. 
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
 - Dự kiến tích hợp: + TV - Văn: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa...
 + TV - Thực tế: Các từ ngữ xưng hô trong thực tế
2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị kĩ bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* ổn định lớp: 
* Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm hình thức và công dụng của khởi ngữ, cho VD?
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Thành phần tình thái
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
-GV yêu cầu HS đọc ví dụ ( SGK )và chú ý các từ in đậm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm
? Theo em sự việc được nói đến trong 2 VD trên là gì ?
? Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở câu trên như thế nào?
? Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu trên thì nghĩa sự việc của những câu đó có khác không. Vì sao?
- HS thảo luận và trình bày, NX
- Các từ '' chắc '', ''có lẽ '' là thành phần tình thái. Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái.?
?Từ ví dụ a, b em có nhận xét gì về yếu tố tình thái?
GV lấy ví dụ để mở rộng
- Theo tôi cuốn sách này rất hay.
? Từ ''theo tôi'' thể hiện điều gì? Ngoài từ này ra còn có từ nào?
? Từ ''ạ'' trong câu sau có tác dụng như thế nào.?
VD:- Chúng em chào cô ạ!
Hoạt động 2: Thành phần cảm thán
*.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và chú ý các từ in đậm.
? Các từ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật, sự việc gì không?
? Nhờ vào những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu '' ồ '' hoặc kêu '' trời ơi ''?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
?Sự việc được nói đến trong câu này là gì?
? Căn cứ vào sự việc trên em hãy cho biết các từ in đậm trong các câu trên được dùng để làm gì.?
-HS thảo luận và trình bày,NX
-GV: Các từ này được gọi là thành phần cảm thán. 
?Vậy thành phần cảm thán là gì?
? Qua việc tìm hiểu thành phần tình thá

File đính kèm:

  • docVAN 9 MAU PTNL MOI_12740721.doc
Giáo án liên quan