Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36+37: Viết bài tập làm văn số 2 - Năm học 2018-2019

D. ĐỀ BÀI:

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cảnh ngày xuân

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36+37: Viết bài tập làm văn số 2 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 18/10/2018
TiÕt 36-37 :
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
	3. Giáo dục
- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA 
Tự luận
C. MA TRẬN:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu:
- Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả 
- Độ dài khoảng 50 - 300 chữ.
- Nhận biết các PTBĐ; các đối tượng miêu tả trong đoạn trích/văn bản
- Vận dụng hiểu biết để tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
 - Nêu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự thông qua đoạn trích
Tổng
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
1,0
1,0
1,0
3
Tỉ lệ
10%
10%
10%
30%
II. Tập làm văn
Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
Câu 1: Viết đoạn văn.
Câu 2: Kể lại một câu chuyện trong quá khứ
- Thông qua đoạn trích, Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
- Viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh
Tổng
Số câu
1
1
2
Số điểm
2
5
7
Tỉ lệ
20%
50%
70%
Tổng cộng
Số câu
2
1
2
1
6
Số điểm
1,0
1,0
3,0
5,0
10,0
Tỉ lệ
10%
10%
30%
50%
100%
D. ĐỀ BÀI:
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cảnh ngày xuân
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 	( Nguyễn Du, Truyện Kiều, sđd)
Câu 1(0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ?
Câu 2(0,5 điểm). Đoạn trích trên miêu tả những đối tượng nào? 
Câu 3(1,0 điểm). Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên?
Câu 4(1,0 điểm). Cho biết vai trò của các yếu tố đó trong đoạn trích? 
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm). 
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh mùa xuân. (Khoảng 15 đến 20 dòng).
Câu 2(5,0 điểm). KÓ vÒ mét kØ niÖm s©u s¾c cña em víi ng­êi b¹n th©n.
E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: 
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
3.0
1
Đoạn trích trên sử dụng các PTBĐ : Tự sự kết hợp với miểu tả và biểu cảm.
(Nếu chỉ đúng cả 3 PTBĐ : 0,5 đ ; đúng 2 PTBĐ : 0,25 đ ; đúng 01 PTBĐ không cho điểm)
0.5
2
Đoạn trích miêu tả bức tranh cảnh ngày xuân và không khí lễ hội trong tiết thanh minh. 
(Nếu chỉ đúng cả 2 đối tượng miêu tả : 0,5 đ ; đúng 1 đối tượng miêu tả  : 0,25 đ)
0.5
3
Yếu tố miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:
	- Tả cảnh ngày xuân: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
	- Tả không khí lễ hội: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
1.0
0,5
0,5
4
Vai trò của các yếu tố miêu tả trong đoạn trích:
	- Gợi tả khung cảnh ngày xuân với bầu trời trong xanh thoáng đãng, cây cỏ vươn mầm xanh, sự vật tràn trề sức sống con người đông vui vừa tảo mộ tưởng nhớ người thân vừa trẩy hội du xuân rộn ràng
	- Nếu không có những yếu tố miêu tả thì nội dung đoạn trích sẽ nghèo nàn và đơn giản, một số câu còn lại sẽ chỉ là một đoạn thơ kể chuyện
1.0
II. Tập làm văn
7,0 đ
1
Viết đoạn văn tự sự kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết Thanh minh. 
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần kể trong đoạn văn: Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh.
0.25
0.25
c. Đảm bảo các ý:
	- Nhân tiết Thanh minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi du xuân. 	- Cảnh ngày xuân thật là đẹp.
 	- Mọi người đi chơi xuân nhộn nhịp, sôi động. 
	- Bóng chiều đã ngã về tây, chị em Thúy Kiều thơ thẫn dang tay ra về. Chân bước đi mà lòng còn luyến tiếc buổi du xuân. 
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
 - Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
- Đảm bảo đúng quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cho bài văn: Kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
0.25
c. Nội dung cần đảm bảo:
- Hoµn c¶nh x¶y ra c©u chuyÖn, t×nh huèng nhí l¹i.
- KØ niÖm ®ã lµ g×. 
- DiÔn biÔn cña nã nh­ thÕ nµo
- T¹i sao l¹i lµ kØ niÖm s©u s¾c.
- KØ niÖm ®ã ®· lµm cho em cã nh÷ng thay ®æi g× trong nhËn thøc vµ trong cuéc sèng.
- ý nghi¸ cña c©u chuyÖn ®ã.
- KÕt thóc c©u chuyÖn em thÊy nh­ thÕ nµo? HiÖn nay ra sao.
4.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
0,25
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt
0,25
* Củng cố - dặn dò
Thu bài; GV: Nhận xét xét giờ kiểm tra.
Nhắc nhở, hướng dẫn học bài mới
F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop_12683846.doc