Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Năm học 2019-2020

* GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK (38).

H. Hóy nêu một số từ ngữ dựng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dựng những từ ngữ đó?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm ( mỗi nhóm cử đại diện để chia sẻ kết quả thảo luận). Từ đó rút ra nhận xét chung nhất về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

Chốt: Đúng là: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".

Vì vậy khi xưng hô ta phải chọn ngụi xưng hô cho phự hợp.

- Hs thảo luận theo nhóm

- Làm ra phiếu bài tập

- Đại diện trình bày

- Nhận xét, bổ sung.

* Đại từ xưng hô

+Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta, tớ , chúng tôi, chúng tao

+Ngôi thứ 2: bạn, cậu, mày, mi, , chúng mày,

+ Ngôi thứ 3: nó, hắn, chúng nó, họ

*Từ chỉ quan hệ, chức vô, nghề nghiệp: bố mẹ, cô, chú, thủ trưởng, bác sĩ.

+ Từ chỉ tên riêng, chỉ người.

+ Chỉ từ: đây, đấy, đằng ấy

+Suồng sã: mày, tao .

+Thân mật, gần gũi: anh, chi, em, cháu, cậu , tớ

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: /9/2019
Ngày giảng: 9A: /9/2019
Tiết 18
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức : 	
- Hiểu được tính chất phong phú,tinh tế,giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô Tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô và tình huống giao tiếp.
- Sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
2. Kỹ năng : 
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn cảnh cụ thể. 
- Lựa chọn và sử dụng thích hợp, có hiệu quả từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh có thái độ nghiêm túc khi xưng hô hội thoại.
4. Năng lực cần phát triển.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thô văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Giáo án, SGK Ngữ văn 9.
2. Trò:
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
- Chuẩn bị phiếu học tập, SGK, sách BT
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 - Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra trước khi tìm hiểu bài
H1. Đưa câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm. Gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, GV sửa
1. Để không vi phạm các phương châm thoại, cần phải làm gì?
 A. Hiểu các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
A. Hiểu các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết.
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
2..Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
 A. Nói với ai? C. Có nên nói khái quát không?
 B. Nói khi nào? D. Nói ở đâu?
 3. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp?
 A . Đóng. B. Sai.
 4. Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các PCHT?
 A. Người nói vô ý, vông về, thiếu văn hóa giao tiếp.
 B. Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
 C. Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
 D. Người nói Hiểu các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
 H2. Kiểm tra vở bài tập bàn 6,7.
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan. 
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 - GV đưa một tình huống về việc xưng hô trong hội thoại không đóng với vai xã hội.
- Yêu cầu hs nhận xét về cách dùng từ xưng hô. 
- Từ phần nhận xét của hs gv giới thiệu vào bài mới.
 - Ghi tên bài Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
 - HS nghe , lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
- Ghi tên bài
Kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
Tiết 18: 
Xưng hô trong hội thoại
HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác 
I.Hướng dẫn HS Tập hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác 
I.HS Tập hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác 
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
* GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK (38).
H. Hóy nêu một số từ ngữ dựng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dựng những từ ngữ đó?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm ( mỗi nhóm cử đại diện để chia sẻ kết quả thảo luận). Từ đó rút ra nhận xét chung nhất về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
Chốt: Đúng là: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". 
Vì vậy khi xưng hô ta phải chọn ngụi xưng hô cho phự hợp.
- Hs thảo luận theo nhóm
- Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
* Đại từ xưng hô
+Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta, tớ, chúng tôi, chúng tao
+Ngôi thứ 2: bạn, cậu, mày, mi,, chúng mày, 
+ Ngôi thứ 3: nó, hắn, chúng nó, họ
*Từ chỉ quan hệ, chức vô, nghề nghiệp: bố mẹ, cô, chú, thủ trưởng, bác sĩ.
+ Từ chỉ tên riêng, chỉ người.
+ Chỉ từ: đây, đấy, đằng ấy
+Suồng sã: mày, tao.
+Thân mật, gần gũi: anh, chi, em, cháu, cậu , tớ
+Trang trọng: quý ông, quý bà
1. Từ ngữ xưng hô tiếng Việt. 
Cách dùng: 2 cách:
+ Dùng theo nghĩa nhân xưng:
+ Dùng theo tình huống giao tiếp:
H. Có bao giờ em gặp những tình huống không biết xưng hô ntn? + Tự nêu tình huống.
- Khi bố mẹ là thầy, cô giáo dạy mình ngay ở trường lớp, Trong giờ học vẫn xưng hô như học trò. Ngoài giờ học có thể xưng con.
- Và khi em họ, cháu họ nhiều tuổi hơn mình
H. Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt với các từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh mà các em đã học? +So sánh, chỉ ra sự khác nhau , trả lời.
- Trong tiếng Anh: dùng I(số đơn) và we(số nhiều), để chỉ người nghe dùng you (cho cả số ít và số nhiều). 
- Trong tiếng Việt số lượng từ để chỉ ngôi thứ nhất số ít là rất phong phú: ( tôi, tao ta)
H. Hãy nêu nhận xét về hệ thống từ ngữ xưng hô trong T.Việt? 
+ Khái quát, rút ra nhận xét về việc sử dụng từ ngữ xưng hô, trả lời. 
+ Chọn cách xưng hô tế nhị không nhất thiết phải đóng bề bậc.
+ Hệ thống từ ngữ xưng hô của TV tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
* GV gọi HS đọc mục 2 SGK (38, 39).
H. Tập và xác định những từ ngữ xưng hô được nhà văn dựng trong phần trích này? +1 HS đọc mục 2 SGK (38, 39).
+ HS nghe và xác định những từ ngữ xưng hô được nhà văn dựng trong phần trích. 
+ Trao đổi, Tập, phát hiện, bổ sung. 
- Từ ngữ xưng hô: anh, em, tôi, ta, chú mày.
2. Sử dụng từ ngữ xưng hô.
*Đoạn trích: Dế Mèn phiêu lưu kí.
H. Em hãy phân tích sự thay đổỉ về cách xưng hô của cả 2 nhân vật qua 2 phần trích trên?
Hãy giải thích tại sao có sự thay đổi đó?
+ Trao đổi, phân tích, trình bày.
Choắt nói với Mèn: em- anh
- Mèn nói với Choắt: Ta- chú mày
=> Từ xưng hô ® Sự xưng hô khác nhau-> bất bình đẳng giữa một kẻ ở vị trí yếu, khiêm tốn, thấp hèn nhờ vả một người khác ® kẻ mạnh kiêu căng, hách dịch.
b. Mèn nói với Choắt: Tôi - anh.-> xưng hô bình đẳng, không ai cao hơn hoặc thấp hơn trong hội thoại. (Mèn không cần ngạo mạn, hách dịch vì nó nhận ra hành động tội ác của mình. Còn Choắt thi nó hết mặc cảm về sự hèn yếu của mình)
- Sự thay đổi từ ngữ xưng hô trong 2 phần trích:
a/ Mèn vai trên, Choắt vai dưới
b/ Mèn và Choắt: ngang hàng 
Vẫn là 2 đối tượng trên ® cách xưng hô thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế không còn chênh lệch nữa. Dế Choắt không coi mình là đàn em mà coi mình là người bạn ngang hàng, nói những lời trăng trối với tư cách khuyên bảo.
H. Khi sử dụng từ ngữ xưng hô, người nói cần chú ý điều gì?
* GV khái quát, rút ghi nhớ2, gọi đọc cả 2 ghi nhớ?. + Khái quát, rút ghi nhớ, 1 -2 em đọc. Cả lớp nhớ nhanh.
- Khi sử dụng từ ngữ xưng hô cần chú ý đến đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
* Ghi nhớ/39
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, .
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo 
II.Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố.
* - GV giao việc cho HS.
-Hướng dẫn cách làm.
-Quan sát giúp đỡ HS
-Yêu cầu HS thực hiện trình bày kết quả.
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1/39-40. Nhận xét sự nhầm lẫn trong cách dựng từ: - Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. HS luyện tập, củng cố.
+ HS được phân công làm 4 góc, sử dụng vở bài tập, tiếo cận với kĩ thuật dạy học theo góc
- Góc 1 làm bài 1
- Góc 2 làm bài 2
- Góc 3 làm bài 3
- Góc 4 làm bài 4
Sau khi trình bày kết quả, nghe nhận xét, các góc tự hoàn thiện kiến thức chuẩn
- Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. Luyện tập:
1.Bài tập 1: Nhận xét sự nhầm lẫn trong cách dùng từ:
- Trong lời đối thoại có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ giữa "chúng ta" với "chúng em", "chúng tôi".
- Có sự nhầm lẫn đó vì:
./ Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe.
./ Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2/40:
 H. Giải thích cách dựng từ trong văn bản khoa học.
+ HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập và làm ra PHT.
2. Bài tập 2: 
Giải thích cách dùng từ trong văn bản khoa học:
- Nhiều khi tác giả của văn bản khoa học chỉ là một người nhưng vẫn xưng "chúng tôi" mà không xưng "tôi" vì: cách xưng hô như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan cho lời nói.
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3/40: 
H. Phân tích từ ngữ xưng hô trong đoạn trích:
+HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3/40: Phân tích từ ngữ xưng hô trong đoạn trích, 2 HS lên bảng làm bài.
3. Bài tập 3: Phân tích từ ngữ xưng hô trong đoạn trích:
- Chung bộ gọi người sinh ra mình là "mẹ": cách xưng hô bình thường.
- Chung bộ gọi sứ giả là "ông", xưng "ta": cách xưng hô khác thường mang màu sắc truyện truyền thuyết.
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4/40:
H. Phân tích cách dựng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện:
+HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4/40:Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện:
4. Bài tập 4: Phân tích cách dựng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện:
- Vị tướng là người "Tôn sư trọng đạo" nên vẫn gọi thầy giáo cũ của mình là "thầy" xưng "con".
- Người thầy cũng rất tôn trọng cương vị hiện tại của vị tướng nên gọi là "ngài".
Như vậy ta thấy cách xưng hô của 2 thầy trò đều rất có văn hóa và rất tôn trọng nhau.
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu cần giải quyết trong bài tập 5.
+HS đọc và xác định yêu cầu cần giải quyết trong bài tập 5: Phân tích tác dụng của từ xưng hô trong câu nói của Bác?
5. Bài tập 5: 
Phân tích tác dụng của từ xưng hô trong câu nói của Bác:
- Bác xưng "tôi" gọi mọi người là "đồng bào": cách xưng hô của Bác gần gũi, thân mật cho thấy mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng không xa vời, ngăn cách.
- Còn trước cách mạng: Người đứng đầu Nhà nước (Vua- chúa) xưng "trẫm", gọi dân là: "thần dân", 'con dân".
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 6.
+ HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 6:Phân tích cách sử dụng từ ngữ xưng hô của chị Dậu trong đoạn đối thoại?
6. Bài tập 6: 
Phân tích cách sử dụng từ ngữ xưng hô của chị Dậu trong đoạn đối thoại:
- Các từ ngữ trong đoạn trích được chị Dậu dựng khi nói với cai lệ và người nhà lớ trưởng:
. Cai lệ: cậy quyền, ỷ thế, xưng hô một cách ngỗ ngược, trịnh thượng, bề trên.
. Chị Dậu: xưng hô một cách khiờm nhường, đỳng với vai xã hội của mình. 
- Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu thể hiện phản ứng quyết liệt khi chị bị đối phương dồn vào thế cùng đường. Thái độ ấy thể hiện quy luật tất yếu của cuộc sống "tức nước vì bờ", "có áp bức phải có đấu tranh".
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Gv giao bài tập
- Hs : Đặt ra một tình huống giao tiếp có sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
.
HOẠT ĐỘNG 5: PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Gv giao bài tập
- Tìm các ví dụ minh họa trong văn bản chuyện người con gái Nam Xương các từ xưng hô và nhận xét về sắc thái biểu cảm của chúng 
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà
1. Bài vừa học: - Học thuộc nội dung ghi nhớ và nắm chắc cách xưng hô trong hội thoại.
- Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập.
Bài tập bổ trợ : Đọc đoạn thơ sau:
" Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời...
 Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường... (Tố Hữu; Việt Bắc)
a. Cách xưng hô Bác, Người, Ông cụ giống nhau ở điểm nào?
A. Hồ Chủ Tịch với tư cách một công dân.
B. Trể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ Tịch.
C. Cả hai yếu tố trên.
b. Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ trên? ( HS nối các ô cho phù hợp với ý nghĩa của từng cách xưng hô.
 Bác
Thành kính- bình dân - mộc mạc
 Người 
Thành kính- thân thiết- ruột thịt
 Ông cụ
Thành kính- thiêng liêng- cao quý
2. Chuẩn bị bài mới:
 - Tìm những ví dụ có sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
 - Cách làm : Đọc kĩ mục I, mục II, phân biệt 2 cách dẫn ở SGK/ 53
*********************************
 Sự tích Ao Ếch xã Châu Quế Thượng.
 Nếu ai đã từng đến xã Châu Quế Thượng và một lần bước chân đến thôn Ao Ếch thì khôg thể nào quên được đường đi treo leo hiểm trở chỉ sảy chân một chút là được vồ ếch và tại sao gọi là ao ếch ai nuôi mà nhiều vậy? cái tên Ao Ếch được hình thành từ bao giờ chính nơi đây người dân cũng không nắm rõ mà chỉ nghe các bô lão kể lại rằng.
 Ngày xửa ngày xưa đã lâu lắm rồi không ai rõ nữa tại vùng đất này đã có một làng ở cũng rất trù phú làng đó tên cũng không có mà người dân nơi đây chỉ gọi chung là làng , đất đai phì nhiêu cây cối quanh năm tươi tốt chim muông nhiều vô kể. Người dân tập trung thành từng bản chủ yếu là người H’Mông sinh sống họ sống bằng nghề trồng trọt và săn bắt thú rừng. Cũng tại vùng này có một tên chúa làng vô cùng độc ác chúng có của ăn của để do đời ông cha chúng để lại nên nó rất giầu có trong bản có bao nhiêu đất đai chúng tìm cách để mua rẻ hoặc lấy không trong bản không biết bao nhiêu người phải đến ở đợ cho nhà hắn làm quần quật suốt ngày sang từ khi con gà rừng mới gáy râm ran chúng đã thét đi làm rồi, tối gà đã đi ngủ chúng mới cho về có người ở xa ngủ tại nơi nhà tên chúng. Ngày làm mệt vậy mà chúng chỉ cho ăn lưng cơm với ít thức ăn thừa. Ruộng nương hắn nhiều không biết đâu mà kể trâu bò cũng vô kể hắn phải thuê sáu người chăn dắt còn ruộng nương nhiều đến nỗi hắn chả nhớ được là những chỗ nào gà, lợn, dê chúng thuê hẳn mười người chăn dắt. Hắn giàu vậy nhưng lại vô cùng keo kiệt nhà nhiều gia súc vậy nhưng người làm cho nhà hắn chưa bao giờ được biết miếng thịt nào của nhà hắn bao giờ. Hắn có hai vợ bà cả đẻ được hai cô con gái bà hai đẻ được một cô con gái rất xinh chính vì xinh đẹp nên thường bị hai cô chị ghen ghét do hai cô chị con bà cả xấu ma chê quỷ hờn đã vậy chúng lại còn kiêu căng nữa chứ đã xấu người lại còn xấu nết, nên đến tuổi lấy chồng trai làng cũng chả ai dòm ngó. Trong nhà tên chúa làng cùng đám người ở đợ có anh Nhái mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa nên phải đi ở cho hắn từ lúc bảy tuổi anh Nhái rất khôi ngô tuấn tú làm lụng chịu khó để lợi dụng anh tên chúa làng phỉnh nịnh cứ làm ăn cho ta khấm khá đi sau này ta gả con gái út cho, anh Nhái tưởng thật ngày đêm làm việc hết mình nhờ có anh biết thu xếp vun vén làm lụng mà của cải tên chúa làng ngày càng nhiều. Một hôm có con trai tên chúa làng ở tân Thượng cũng rất giàu có đến ngỏ ý muốn cưới cô út bố mẹ tên chúa làng bàn bạc và hứa sẽ gả cô út cho con trai tên chúa làng Tân thượng vậy là đã nuốt lời hứa với anh Nhái để khỏi liên lụy đến anh Nhái tên chúa làng gọi anh đến và bảo của cải con làm ra cũng nhiều rồi để chuẩn bị cưới con nhà ta chỉ thiếu thịt chúa sơn lâm để làm cỗ thết đãi khách khứa thôi con hãy chịu khó vào rừng sâu săn hổ đem về làm cỗ nghe thấy vậy anh nhái tưởng thật mờ sáng hôm sau anh sách ná và vác dìu vào rừng tìm hổ trong khi ấy ở nhà tên chúa làng nghĩ giờ này thằng Nhái hổ vồ rồi vì trong bản lúc bấy giờ có một con hổ thọt đã thành tinh chuyên dình người đi rừng một mình để vồ ăn thịt nên hắn cho làm cỗ linh đình chuẩn bị dước dâu. Lại nói về cô gái út chúa làng rất yêu mến anh Nhái có của ngon vật lạ nào cũng giấu bố mẹ cho anh nên không muốn lấy con chúa làng trên Tân Thượng. 
 Trong rừng sâu lúc này anh Nhái vẫn tiếp tục săn lùng hổ trời đã quá trưa anh cũng khá mệt không muốn bước đi nữa bụng đói chân tay rã dời nghĩ tủi thân anh ngồi sụt sùi khóc thấy vậy thần núi hiện lên hỏi làm sao con khóc anh Nhái kể lại hết sự tình thấy vậy thần núi bảo con bị người ta lừa rồi ở nhà họ đang ăn cỗ chuẩn bị dước cô út về nhà chồng đấy con hãy về mau thần núi bày cách cho anh Nhái khi nào về đến nhà chỉ cần vỗ tay bộp bọp bộp ba cái là sẽ có chúa sơn lâm. Nghe xong anh Nhái vội vàng quay về nhà luôn quả thật vừa về đến nơi anh đã thấy trong nhà ngoài ngõ nhộn nhịp kẻ ra người vào cỗ bàn linh đình thấy vậy anh tức qúa chạy vào giữa quan viên hai họ giơ tay vỗ bộp bộp bộp ba cái vừa dứt con hổ thọt suất hiện ngay lao vào xé xác tên chúa làng thấy vậy ông thông gia chạy lại giúp sức cũng bị hổ vồ nốt bà vợ cả và hai cô con gái cũng bị hổ vồ tha vào rừng mất tích khách khứa bỏ chạy tán loạn thấy vậy cô út buồn lắm nhảy xuống cái ao cạnh đấy tự vẫn cái ao cũng rộng và sâu lắm trước cảnh đó anh Nhái bèn nhảy xuống để cứu cô út do ao quá sâu nên anh Nháy mò mãi chả thấy cô út đâu anh Nhái đuối sức do nhịn đói từ sáng cũng chìm luôn cùng cô út đến hôm sau người ta thấy xác cô út cùng anh Nhái nổi trên mặt ao không biết ếch ở đâu mà nhiều vậy chúng bám quanh xác anh Nhái và cô Út thành một đống to lềnh bềnh trên mặt nước chúng bơi dạt xác anh Nhái và cô Út vào bờ dân làng rất thương hai người họ tổ chức chôn cất rất chu đáo sau khi chồng bà cả bị hổ vồ chết bà cả và hai cô con gái của bà hổ tha vào rừng mất tích, bà vợ hai tên chúa làng ăn năn hỗi lỗi đem hết của cải ruộng đất chia đều cho dân làng rồi sống hòa thuận hưởng hết quãng đời còn lại một cách vui vẻ thân mật với xóm làng. 
 Lại nói về Ao Ếch hàng năm cứ vào ngày mất của anh Nhái và cô Út trong ao ấy ếch lại nổi lên thành đám lớn trong ao người ta bảo là chúng tưởng nhớ đến anh Nhái và cô Út chính vì ếch nổi lên nhiều trong ao như vậy mà dân nơi đây gọi tên luôn là thôn Ao Ếch từ đó. Ngày nay cái Ao Ếch vẫn còn đó nhưng nó chỉ còn bé tí tẹo thôi do người dân sinh sống san lấp làm nhà ở nên diện tích ao thu dần dần lại nhưng còn ếch vẫn còn đó sinh sôi nảy nở con đàn cháu đống mỗi năm vẫn nổi lên một lần thành đám lớn bám vào nhau đó là chúng tưởng nhớ đến ngày mất của anh Nhái và cô gái Út.

File đính kèm:

  • docSU TICH AO ECH CHAU QUE THUONG_12708509.doc