Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105 đến 110 - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Thanh Lan

I. Tìm hiểu chung về khái niệm liên kết:

* Đoạn văn (S.42)

 1/ Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại

- Đoạn có chủ đề này là một bộ phận của chủ đề chung.

 2/ ĐV có 3 câu

a) Tác phẩm nghệ thuật mượn vật liệu ở thực tại để phản ánh.

b) Khi phản ánh, người nghệ sĩ phải sáng tạo, mới mẻ.

c) Họ gởi gắm tâm hồn vào tác phẩm.

 Trình tự các ý hợp lý hướng vào chủ đề.

 3/ Quan hệ nội dung các câu được liên kết về hình thức:

- Phép lặp: Tác phẩm

- Trường liên tưởng: (Với “tác phẩm” ) nghệ sĩ

- Phép thế: (Thế “nghệ sĩ”) Anh

- Phép nối: Nhưng

- Phép đồng nghĩa: “Cái đã có rồi” (đồng nghĩa với “những vật liệu mượn ở thực tại”).

* Ghi nhớ: (S.43)

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105 đến 110 - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Thanh Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần: (22) 23
2. Tiết: 105-106
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I. Tìm hiểu chung:
 1/ Đề bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: 
 - Giống nhau: Đều bàn về những vấn đề tư tưởng đạo lý.
 - Đề 1, 3, 10: đề có mệnh lệnh, còn lại là đề mở , không có mệnh lệnh.
2/ Cách làm bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
 a/ Tìm hiểu đề – tìm ý:
*Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 - Nội dung NL: Suy nghĩ về câu TN “Uống nước nhớ nguồn” – Lòng biết ơn, thái độ sống có trách nhiệm
 - Tri thức cần có: Hiểu biết
 + Tục ngữ VN
 + Đời sống
 * Tìm ý:
 - Giải thích ý nghĩa câu TN.
 - Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lý gì của người VN?
 - Ngày nay, đạo lý ấy có ý nghĩa thế nào?
 b/ Lập dàn bài:
*. Mở bài: GT câu TN và tư tường.
*. Thân bài:
 - GT nội dung câu TN
 - Đánh giá nội dung câu TN
 *. Kết bài:
 - Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Ý nghĩ câu TN/ ngày nay.
 c/ Viết bài
*. Mở bài: 
*. Thân bài:
*. Kết bài:
 d/ Đọc lại bài viết – sửa chữa:
* Ghi nhớ (S.54)
II. Luyện tập:
Đề 7: Tinh thần tự học.
A. MB:
- Giới thiệu việc tự học: Con người có nhu cầu học hỏi và việc học chính là tự học.
B. TB:
1/ Giải thích:
- Học là gì? (Thu nhận kiến thức, rèn kỹ năng 
- Tự học là gì? (Tự tìm kiếm kiến thức).
2/ Bàn bạc đánh giá:
- Các phạm vi học tập (lớp, nhà, sách ).
- Học mà không tự học không có kết quả.
C. KB:
- Chủ động, tích cực, suy nghĩ. Tự học à hạnh phúc của phát hiện sáng tạo.
B. Bài tập thực hành:
Viết đoạn văn nghị luận bàn bạc, đánh giá về tinh thần tự học (15-25 dòng)
4. Củng cố, luyện tập: (2p)
- Vì sao cần lựa chọn góc độ riêng để GT, đánh giá?
- Để làm tốt bai nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần phải làm gì? 
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học: 
 - Bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 - Triển khai dàn ý đã lập thành bài văn hoàn chỉnh ( hoặc 3 đoạn văn hoàn chỉnh: MB, TB, KB ).
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
 Chuẩn bị bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông- Ten
Đọc văn bản, chú thích.
Trả lời các câu hỏi đọc, hiểu văn bản.
Tham khảo phần ghi nhớ.
1. Tuần: 23
2. Tiết: 107-108
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
LA PHÔNG – TEN
(Hi-pô-lít-Ten)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I.Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả: Hi-pô-lít Ten
- Triết gia, sử học, nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn Lâm Pháp.
- Tác giả công trình nghiên cứu nổi tiếng “La Phông _Ten và thơ ngụ ngôn của ông”
2/ Tác phẩm:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học.
- Xuất xứ : VB trích từ chương II, phần 2 của công trình nghiên cứu văn học.
- Bố cục: 2 phần
a. Giọng chú Cừu  tốt bụng như thế: Hình tượng Cừu trong thơ La Phông ten.
b. Phần còn lại: Hình tượng Sói 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1/ Hình tượng con Cừu:
Nhà khoa học Buy Phông
Nhà thơ La Phông Ten
- Con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy.
- Không nhắc đến tình mẫu tử của Cừu vì không phải chỉ ở Cừu mới có.
- Con vật dịu dàng tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm.
+ Dù có sợ sệt nhựng không đần độn (sắp bị Sói ăn thịt mà Cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời Sói.
- Cừu ý thức tình huống bất tiện của mình nhưng vẫn thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, sự chịu đựng, tự nguyện hy sinh của Cừu mẹ cho con, bất chấp hiểm nguy.
 2/ Hình tượng chó Sói:
Nhà khoa học Buy Phông
Nhà thơ La Phông Ten
- Chó sói là tên bạo chúa khát máu, đáng ghét, sống có hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng.
- Nỗi bất hạnh của Sói không phải là ở mọi nơi, mọi lúc.
- Chó Sói bộc lộ tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét và đáng thương.
- Chó Sói độc ác, gian xảo, muốn ăn thịt Cừu non hợp pháp, lý do vụng về, sơ hở, bị Cừu non vạch trần, dồn vào thế bí.
+ Sói đành ăn thịt Cừu non bất chấp lí do: bi kịch của độc ác – hài kịch của ngu ngốc.
 3/ Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ:
- Nhà khoa học tả chính xác, khách quan dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích à Khái quát các đặc tính cơ bản của từng loài vật.
- Nhà nghệ sĩ tả với quans át tinh tế, nhạy cảm, tưởng tượng phong phú à Đặc điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Giúp:
+ Hiểu thêm, suy nghĩ thêm về đạo lý: sự đối mặt giữa thiện và ác, người yếu, kẻ mạnh.
 *Ý nghĩa văn bản:
Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông,văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là chủ yếu tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
III. Tổng kết :
 * Ghi nhớ (S.41)
B. Bài tập thực hành:
Viết một đoạn văn trình bày hiểu biết của em về vai trò của người nghệ sĩ trong tác phẩm nghệ thuật.
4. Củng cố, luyện tập: (2 p)
 - Điểm sáng tạo của La Phông – Ten trong việc tả Cừu, Sói?
 - Nhận định về cách nhìn nhận của tác giả. La phông-ten, Buy-phông?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học ở nhà :
 Học bài ( Ghi nhớ; nắm nội dung; cách diễn dạt, bài học;).
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài : Liên kết câu và đoạn văn
Trả lời các câu hỏi sgk.
Tham khảo ghi nhớ.
Định hướng giải bài tập.
1. Tuần: 23
2. Tiết: 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I. Tìm hiểu chung về khái niệm liên kết:
* Đoạn văn (S.42)
 1/ Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại
- Đoạn có chủ đề này là một bộ phận của chủ đề chung.
 2/ ĐV có 3 câu
a) Tác phẩm nghệ thuật mượn vật liệu ở thực tại để phản ánh.
b) Khi phản ánh, người nghệ sĩ phải sáng tạo, mới mẻ.
c) Họ gởi gắm tâm hồn vào tác phẩm.
à Trình tự các ý hợp lý hướng vào chủ đề.
 3/ Quan hệ nội dung các câu được liên kết về hình thức:
- Phép lặp: Tác phẩm
- Trường liên tưởng: (Với “tác phẩm” ) nghệ sĩ
- Phép thế: (Thế “nghệ sĩ”) Anh
- Phép nối: Nhưng
- Phép đồng nghĩa: “Cái đã có rồi” (đồng nghĩa với “những vật liệu mượn ở thực tại”).
* Ghi nhớ: (S.43)
II. Luyện tập:
 1/ Chủ đề đoạn văn: Cái mạnh và cái yếu của người VN.
- Nội dung các câu: tập trung vào chủ đề.
- Trình tự ý sắp xếp hợp lý:
+ Mặt mạnh của trí tuệ VN.
+ Những điểm hạn chế.
+ Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của kinh tế mới.
 2/ Các câu liên kết bằng:
- Phép đồng nghĩa: “Bản chất trời phú ấy” (sự thông minh).
- Phép nối: Nhưng
- Phép thế: Ấy là
- Phép lặp: Bổ sung
B. Bài tập thực hành:
 Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn. Chỉ ra tính liên kết về nội dung, hình thức.
3. Củng cố, luyện tập: (2p)
- Thế nào là liên kết?
- Liên kết đoạn văn và liên kết hình thức l như thế nào?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học bài cũ:
 - Nhớ các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn.
 - Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn.
 - Học phần ghi nhớ và làm các bài tập còn lại.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
 Chuẩn bị bài : Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
Làm các yêu cầu SGK.
1. Tuần: 24
2. Tiết: 110
LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I. Ôn tập:
II. Luyện tập:
1/ Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:
 a)- Trường học: (Lặp – liên kết)
 - Như thế (Thế – Thay cho câu cuối đoạn trước – LK đoạn văn).
 b) - văn nghệ (Lặp – LK câu)
 - sự sống, văn nghệ (lặp – LK đoạn văn)
 c) - Thời gian, con người (Lặp – LK câu)
 d) - Yếu đuối/ mạnh. Hiền lành/ ác (từ ngữ trái nghĩa – LK câu)
2/ Các cặp từ trái nghĩa:
 - (Thời gian) vật lý – (Thời gian) tâm lý.
 - Vô hình – Hữu hình.
 - Giá lạnh – nóng bổng.
 - Thẳng tắp – hình tròn.
 - đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm.
 3/ Lỗi liên kết nội dung – sửa lại:
 a)- Lỗi: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn,
 - Sửa: Thêm từ ngữ, câu để LK chủ đề giữa các câu.
 b)- Lỗi: trật tự sự việc không hợp lý.
 - Sửa: Thêm TN chỉ thời gian vào câu 2 làm rõ quan hệ thời gian các sự kiện.
 4/ Lỗi liên kết hình thức – sửa lại:
 a)- Lỗi: dùng từ ở câu 2, câu 3 không thống nhất.
 - Sửa: Thay đại từ “nó” = đại từ “chúng”.
 b)-Lỗi: Từ “văn phòng”, “hội trường”: không cùng nghĩa.
 - Sửa: Thay “hội trường” câu 2 = “văn phòng”.
B. Bài tập thực hành:
Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn. Chỉ ra tính liên kết về nội dung, hình thức.
4. Củng cố, luyện tập: (2 p)
 - Làm thế nào để đảm bảo tính liên kết ( Liên kết nội dung và liên hình thức ).
 - Nhận xét một đoạn văn hoặc học sinh tự viết đoạn, nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học bài cũ: 
 Học bài. ( Nắm lý thuyết và làm các bài tập còn lại ).
 b. Hướng dẫn tự học bài mới:
Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ/ Viếng lăng Bác
Đọc kỹ các bài thơ/
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
Sưu tầm một số bài thơ có đề tài tương tự.

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12797648.doc