Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 đến 9 - Trường THCS Thái Văn Lung

I/ Trình bày một luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.

 Ví dụ SGK trang 79

Câu chủ đề: Thật là chốn tụ hội muôn đời.

Luận điểm: Thành Đại La là nơi phù hợp nhất để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời.

=> Câu chủ đề cuối đoạn văn => đoạn văn quy nạp.

=> Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định luận điểm của đoạn văn.

Kết luận: Một đoạn văn trình bày một luận điểm.

 Ví dụ SGK trang 80

Cách lập luận:

Lấy luận cứ: Nghị Quế thích chó và giở giọng chó với Chị Dậu;

Sắp xếp luận cứ: Vợ chồng Nghị Quế

 .thích chó, giở giọng chó, bù khú chuyện chó

- Trọng tâm của đoạn văn là vợ chồng Nghị Quế và loài chó.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 đến 9 - Trường THCS Thái Văn Lung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI HỌC TUẦN 7
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Nguyễn Trãi
Phần I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Nguyễn Trãi: SGK ngữ văn 7
2. Tác phẩm: 
- Cáo: SGK
-Tác phẩm được Nguyễn Trãi soạn thảo, công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi.
3/ Bố cục: Gồm 3 phần 
+ 2 câu đầu : Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
+ 8 câu tiếp theo : Vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
+ Phần còn lại dẫn chứng thực tiễn để làm rõ nguyên lí nhân nghĩa .
Phần II: Đọc -hiểu văn bản
1/ Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo ”
=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. 
=> Tư tưởng nhân nghĩa mới.
2/ Chân lí về sự độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
- Lãnh thổ riêng ( Núi sông bờ cõi đã chia )
- Phong tục riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác )
- Lịch sử riêng ( Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, 
- Các triều đại Đại Việt từ Triệu, Đinh, Lí, xây nền độc lập ..
=> So sánh ta với TQ, dùng các câu văn biền ngẫu.Vị thế đáng tự hào của dân tộc ta so với các dân tộc khác.
=> Khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ.
3/ Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc.
 - Lưu Cung thất bại.. .Triệu Tiết tiêu vongToa Đô bị bắt sống Ô Mã bị giết.
=> Cấu trúc biền ngẫu, liệt kê. Tất cả là chứng cứ sống động cho sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần độc lập dân tộc từ xưa tới nay.
HÀNH ĐỘNG NÓI ( TT)
I. Cách thực hiện hành động nói:
 Ví dụ SGK trang 70
=> Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với chức năng đó. (cách dùng trực tiếp)
=> Có thể một số hành động nói này được thực hiện bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
II. Luyện tập:
Thực hiện các bài tập SGK
ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM
I. Khái niệm luận điểm:
1/ Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
2/ ví dụ SGK trang 73 
a/ Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)
- Luận điểm xuất phát: Nhân dân ta rất yêu nước.
- Các luận điểm triển khai:
- Từ xa xưa, trong lịch sử, nhân dân ta đã rất yêu nước.
- Ngày nay, đồng bào ta cũng rất yêu nước.
- Để phát huy truyền thống yêu nước thì chúng ta phải thực hiện bằng hành động vào công cuộc cứu nước.
à Muốn làm sáng tỏ vấn đề thì luận điểm phải toàn diện, tập trung.
b/ Chưa phải.( chỉ là bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề)
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn nghị luận :
Dời đô để tính kế lâu dài cho con cháu
Việc dời đô
thường thấy trong lịch sử
Thuyết phục dời đô
Ngày trước Đinh và Tiền lê không dời đô vì chưa phù hợp
Thành Đại la là nơi phù hợp để phát triển đất nước
à Các luận điểm trong bài nghị luận phải cùng tập trung giải quyết vấn đề đặt ra.
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề . Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề 
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài nghị luận:
- Các luận điểm trong bài phải có mối quan hệ với nhau, liên quan chặt chẽ với nhau nhưng cũng phân biệt rõ ràng với nhau; sắp xếp theo một trình tự nhất định.
IV. Luyện tập :
 Thực hiện các bài tập SGK
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I/ Trình bày một luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
 Ví dụ SGK trang 79
Câu chủ đề: Thật là chốn tụ hộimuôn đời.
Luận điểm: Thành Đại La là nơi phù hợp nhất để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời.
=> Câu chủ đề cuối đoạn văn => đoạn văn quy nạp.
=> Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định luận điểm của đoạn văn.
Kết luận: Một đoạn văn trình bày một luận điểm. 
 Ví dụ SGK trang 80
Cách lập luận:
Lấy luận cứ: Nghị Quế thích chó và giở giọng chó với Chị Dậu;
Sắp xếp luận cứ: Vợ chồng Nghị Quế
.thích chó, giở giọng chó, bù khú chuyện chó
- Trọng tâm của đoạn văn là vợ chồng Nghị Quế và loài chó.
Quy nạp: Bản chất chó đểu được hiện rõ.
à Một đoạn văn có sức thuyết phục là đoạn văn có luận cứ, có lập luận rõ, chặt chẽ.
II. Luyện tập:
Thực hiện các bài tập SGK
BÀI HỌC TUẦN 8
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Nguyễn Thiếp
Phần I:Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Thiếp (1723-1804) , quê Hà Tĩnh.
 - Là người học rộng, hiểu sâu được người đời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp .
 - Ông có nhân cách chính trực, không màng danh lợi cá nhân.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Ông làm bài Tấu để bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết khi hội kiến với vua Quang Trung
- Tấu: SGK
3/ Bố cục:( 3 phần)
- Từ đầu. . tệ hại ấy: m/ đích của việc học.
- Tiếp ... chớ bỏ qua: bàn về cách học
- Còn lại: tác dụng của phép học
Phần II: Đọc- hiểu văn bản
1/ Mục đích của việc học.
- Mục đích của việc học: là để làm người " Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy ".
2. Bàn về cách học.
- Những ý kiến đề xuất về cách học:
+Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường học, thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học....
+ Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính nền tảng.
+ Phương pháp học phải tuần tự từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, tóm lược những điều cơ bản...
+ Học phải đi đôi với hành.
- Phương pháp học của La Sơn Phu Tử đề xuất rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong học tập ngày nay.
-> Tác giả rất chân thành với việc học và tin tưởng vào ý kiến của mình cũng như sự chấp thuận của nhà vua.
3. Tác dụng của phép học.
- Tác dụng của việc học chân chính: đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
- Việc học chân chính sẽ tạo ra được nhiều người có tài, đức song toàn.
- Cải tạo con người, thúc đẩy sự phát triển của XH
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Cho đề bài:”Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
 Luyện tập 
1. Xây dựng hệ thống luận điểm.
-Vấn đề: Khuyên các bạn trong lớp phải học tập chăm chỉ hơn.
- Đối tượng: Bạn cùng lớp
- Cách trình bày luận điểm giống bài " Hịch tướng sĩ ".
Cụ thể:
+ Luận điểm a nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài ( đề bài nêu vấn đề học tập, luận điểm lại đề cập đến lao động tốt ) nên cần loại bỏ.
+ Thiếu luận điểm cần thiết khiến mạch văn không liền mạch, rõ ràng( nhu cầu dựng người tài giỏi của đất nước, phải chăm học mới thành tài ...).
+ Sự sắp xếp luận điểm chưa hợp lí ( luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, l/ điểm d không nên đứng trước luận điểm e... )
- Cách sắp xếp:
+ Đất nước đang cần những người tài giỏi để sánh kịp với bạn bè năm châu.
+ Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn hs phấn đấu học giỏi để đáp ứng yêu cầu của đất nước.
+ Muốn học giỏi, thành tài thỡ phải chăm học.
+ Một số bạn ở lớp ta cũn ham chơi làm cho thầy, cô giáo, bố, mẹ rất lo buồn.
+ Nếu bây giờ càng chơi bời, khụng chịu học thỡ sau này khú gặp được niềm vui trong cuộc sống.
+ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành thỡ sẽ cú được niềm vui chân chính, lâu bền.
2. Trình bày luận điểm.
- Không Với câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng từ " do đó ".
- Có khác nhau: câu1đơn giản, dễ làm theo; câu 3 giọng điệu gần gũi, thân thiết.
- Nếu chọn trình tự như trong bài tập đã phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm
BÀI HỌC TUẦN 9
THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc
Phần I: Tìm hiểu chung:
1/Tác giả. 
 -Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động cách mạng trước năm 1945. 
2/Tác phẩm
- Viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri Năm 1925, xuất bản ở Việt Nam 1946.
- Thể loại: Phóng sự - Chính luận
Phần II: Đọc – hiểu văn bản:
1.Chiến tranh và người bản xứ:
a. Trước chiến tranh và khi chiến tranh nổ ra.
* Trước chiến tranh.
- Những tên ra đen bẩn thỉu.
- An- nam- mít.
- Chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn.
-> Họ bị xem là giống người hạ đẳng, ngu si, bẩn thỉu, bị đối xử đánh đập như súc vật.
* Khi chiến tranh bùng nổ.
- Những đứa con yêu.
- Những bạn hiền.
- Phong danh hiệu chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
- Nghệ thuật: đối lập, tương phản
-> Sự thay đổi chỉ là thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hi sinh.
b. Số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
- Xa lìa vợ con, quê hương.
- Phơi thây trên chiến trường.
à Với giọng điệu trào phúng, những luận cứ hùng hồn, tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp
2/ Chế độ lính tình nguyện
a. Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân 
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức đi lính.
- Lợi dụng việc bắt lính để xoay sở kiếm tiền.
- Sẵn sàng trói, nhốt, xích người như nhốt súc vật.
- Đàn áp dã man nếu chống đối.
-> Bắt đủ số lính đã định và kiếm tiền.
b. Lời lẽ của bọn cầm quyền.
- Chế độ lính tình nguyện. -> Thực chất là chế độ cưỡng bách, bắt lính một cách tàn bạo, dã man.
- Vật liệu biết nói.->Bọn thực dân coi người dân bản xứ chỉ như thứ đồ vật biết nói, thứ hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi -> Thể hiện ý nghĩa trào phúng , mỉa mai sâu sắc
- Hậu quả: Đẻ ra hàng trăm cách xoay sở làm tiền trắng trợn.
- Khi không muốn đi lính họ phải tự hủy hoại thân mình.-> Hành động ấy đã bóc trần sự dối trá, lừa bịp của chính sách mộ lính.
3/ Kết quả của sự hy sinh:
- Lời tuyên bố tình tứ bỗng im bặt.
- Người từng được tâng bốc trước đây trở lại giống người hèn hạ.
- Tước hết của cải, kiểm soát, đánh đập, cho ăn như cho lợn ăn
- Bây giờ không cần nữa, cút đi.
-> Đối với người dân thuộc địa sự hi sinh không hề mang lại lợi
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh và vợ con của tử sĩ người Pháp.
- Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, lời nói đanh thép.-> Nói lên bản chất lừa dối nham hiểm, tàn bạo, của thực dân Pháp.
HỘI THOẠI
I- Vai xã hội trong hội thoại 
 Ví dụ: SGK/ 93
- 2 nhân vật tham gia hội thoại
- Quan hệ gia tộc Bà cô ( vai trên)
 Hồng ( vai dưới)
→ Vai xã hội được xác định bằng quan hệ xã hội, vai xã hội khá đa dạng và phức tạp. Để xác định được vai xã hội cần chú ý đến mối quan hệ giữa những người tham gia hội thoại
II.Lượt lời trong hội thoại :
* Phân tích ví dụ : 
-Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. 
-Nhiều khi, im lặng khi đến lượt mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
-Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP SGK

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_7_den_9_truong_thcs_thai_van_lung.docx