Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định trật tự( 1 phỳt ):

2. KTBC( 5 phỳt ): Tóm tắt truyện " Lão Hạc" và nêu cảm nghĩ về hoàn cảnh đáng thương của lão Hạc.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tỡm hiểu văn bản.

 - Thời gian: 25

GV giới thiệu chuyển tiếp bài học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện vi t theo khuynh hướng hiện thực;sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn và tài năng, nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dung tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật
2.Kĩ năng: Giúp HS biết đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực., vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương pháp biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác hẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực
3. Thái độ:Giáo dục lòng yêu thương con người, lối sống trong sạch, tấm lòng vị tha.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực đọc- hiểu văn bản, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực giải quyết vấn đề.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự(1phỳt ):
2. KTBC(5 phỳt ):: Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trước CM T8 -1945 qua đoạn truyện “ Tức nước vỡ bờ” đã học.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chung về văn bản.
- Thời gian: 5 phỳt
- Gv gọi học sinh đọc chú thích * sgk.
- Gv hỏi: hãy tóm tắt những thông tin cần nhớ về tác giả và tác phẩm ?
- Hs trả lời , gv nhận xét và cung cấp thêm một số thông tin về tác giả, tác phẩm.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
- Nam Cao ( 1915 - 1951 ) tên thật là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng 
- Lý Nhân - Nam Hà.
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên sáng tác truyện ngắn, truyện dài về người nông dân và trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
2. Tác phẩm. là truỵên ngắn xuất sắc viết về người nông dân của nhà văn Nam Cao đăng báo năm 1943.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu văn bản.
 - Thời gian: 30
- GV hướng dẫn cách đọc.
 Cần phải thể hiện giọng của các nhân vật ntn cho phù hợp ?
- Hs trả lời, giáo viên nhận xét và hướng dẫn cách đọc: 
- Gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc tiếp.
- Em hãy tóm tắt phần in chữ nhỏ một cách ngắn gọn nhất ?
- Gv kiểm tra việc hiểu chú thích của hs hoặc kết hợp giải thích trong quá trình phân tích.
 Em hãy tìm bố cục của văn bản? 
Trong các sự việc xoay quanh câu chuyện ta đều thấy xuất hiện những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Vì sao ?
Hs trả lời- Gv bổ sung
- Hs tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh của lão Hạc và nêu nhận xét về hoàn cảnh đó.
- GV bổ sung
*Từ cuộc sống của những người nông dân như chị Dậu, lão Hạc  em có thể kháI quát về hiện thực của xã hội đương thời.( HS giỏi)
- Gv bổ sung: trược sự tàn ác, bất nhân của giai cấp thống trị, người nông dân đều có chung một số phận thê thảm: nghèo đói, khổ sở.
- Hs nhận xét về cách giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật của tác giả
- Gv bổ sung
? Hãy tìm những chi tiết cho tháy tình cảm của lão Hạc với cậu Vàng và nhận xét về NT của tác giả và tình cảm của lão Hạc qua những chi tiết đó.
- GV bổ sung
? Vì sao lão Hạc lại dành cho cậu Vàng một tình cảm đặc biệt như thế? Cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện tại của lão Hạc.( HS giỏi) 
- Gv giảng bỡnh
II.Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
- Đọc to, rõ, thể hiện được tâm trạng, tình cảm của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
Lão Hạc: khi chua chát, xót xa lúc lại chậm rãi, chần chừ, nằn nì ...
Ông giáo: lúc từ tốn, ấm áp, lúc lại đầy xót xa thương cảm.
Binh Tư: nghi ngờ, mỉa mai.
Vợ ông giáo: lạnh lùng, dứt khoát.
- Cần tóm tắt được mấy ý sau:
Tình cảnh nhà lão Hạc.
Tình cảm của lão Hạc đối với cậu vàng.
2.Bố cục : 2 phần.
- Từ phần in chữ to ... thế nào rồi cũng xong : Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần còn lại: cái chết của lão Hạc.
- Ông giáo và lão Hạc, nhưng lão Hạc là nhân vật chính vì tất cả sự việc trong tác phẩm đều xoay quanh cuộc đời lão Hạc.
3. Phân tích.
a, Nhân vật lão Hạc
* Hoàn cảnh của lão Hạc: 
+ Vợ mất sớm, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su=> phải sống thui thủi một mình không ai chăm, sóc
+ Gia tài chỉ có 3 sào vườn và một con chó, phải đi làm thuê kiếm ăn nhưng ốm đau bệnh tật không kiếm được việc làm
+ Luôn trăn trở vì không lo đủ tiền cưới vợ cho con để con phải đi biệt tích=> có tiền không dám tiêu mà để dành cho con. 
=> Một ông lão nông dân nghèo khổ, đáng thương vô cùng ( khổ về cả tinh thần và vật chất)
- Hoàn cảnh nhân vật dần được bộc lộ rõ trong câu chuyện của ông giáo và lão Hạc, trong lời tâm sự chân thành, xúc động của lão Hạc, qua suy nghĩ và sự cảm thông của ông giáo.=> rất tự nhiên, -> người đọc cảm động.
* Tình cảm cuả lão Hạc với cậu Vàng: gọi là cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, bắt rận, chửi yêu, tắm, gắp thức ăn, nói chuyện...
=> NT nhân hoá, so sánh khiến cậu Vàng hiện lên thật gần gũi, đáng yêu như là một con người thực sự
=> Rất yêu và quý trọng cậu vàng, coi như là con, là cháu, là bạn bè.
- Cậu Vàng không chỉ là người bạn thân thiết giúp lão Hạc vơi bớt nỗi cô đơn của tuổi già mà quan trọng hơn nó còn là kỉ vật thiêng liêng duy nhất con trai lão để lại, là sợi dây kết nối tình cảm với con trai trong khi xa cách. 
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 2 phỳt 
+ Tóm tắt đoạn truyện được tìm hiểu.
+ Cảm nhận của em về gia cảnh của lão Hạc.
5. Hướng dẫn về nhà( 2 phỳt ):
- Đọc lại đoạn truyện, kể lại .
- HS tiếp tục trả lời các câu hỏi và tập phân tích, bình một số chi tiết hay của truyện; tìm đọc một số TP của nam Cao.
Tuần 4:	 Ngày soạn: 10/9/2015
Tiết 15:	 	 Ngày dạy : 17/9/2015 
CHUYỂN TIẾT 2: 
Văn bản: Lão hạc (tiếp)
 	 ( Nam Cao )
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phỳt ):
2. KTBC( 5 phỳt ): Tóm tắt truyện " Lão Hạc" và nêu cảm nghĩ về hoàn cảnh đáng thương của lão Hạc.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tỡm hiểu văn bản.
 - Thời gian: 25’
GV giới thiệu chuyển tiếp bài học.
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- GV cho HS quan sát đoạn trích.
Lão quý con chó như vậy tại sao lão lại bán nó ? Hãy tìm đoạn văn miêu tả cuộc mua bán cậu vàng trong tâm trí lão Hạc Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn ? ( HS khỏ giỏi )
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Hãy tìm chi tiết nói lên tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Gv bổ sung
* Từ sự việc lão Hạc bán chó, ông giáo bán sách và liên hệ đến việc chị Dậu bán con, bán chó em có suy nghĩ gì về XH đương thời? ( Hs giỏi)
- Gv bổ sung: XH đã khiến cho con người bị đẩy vào bước đường cùng nên phải đau lòng bán đi những gì mình yêu thương trân trọng nhất.
 Qua tất cả những nội dung trên cho em hình dung ntn về lão Hạc ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Hs tìm chi tiết nói lên việc lão Hạc cậy nhờ ông giáo.
? Tại sao lão phải cậy nhờ ông giáo một việc như vậy ? Điều đó cho thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Hs tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn .
- Gv bổ sung
- Gv tổ chức học sinh thảo luận tìm nội dung trả lời câu hỏi: Lão Hạc chết vì nguyên nhân gì ? Tại sao lão lại chọn cái chết như vậy ?
HS thảo luận nhúm
GV chốt ý, nhấn mạnh, mở rộng liờn hệ
 Từ những lý giải đó, hãy nhận xét về lão Hạc ?
* Theo em, một người đã tự tử để giữ mảnh vườn cho con, một người quyết dịnh dành dụm cho ngày chết của mình những đồng tiền ít ỏi thì con người đó có những phẩm chất gì ?
- Chi tiết xin bả chó của lão Hạc đã đánh lừa suy nghĩ của mọi người về lão, ngay cả người tin lão nhất là ông giáo. Hãy tìm đoạn văn chứa chi tiết đó và phân tích cái hay của đoạn ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Em có nhận xét gì về câu nói của ông giáo: cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn ... nghĩa khác ?
- Hs nêu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc.
- Gv bổ sung.
?Nhân vật ông giáo có vị trí như thế nào trong tp? ông giáo đã có những suy nghĩ ntn về cuộc đời và cách nhìn người?
 Qua phân tích đó giúp em hiểu thêm gì về ông giáo ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Qua tìm hiểu văn bản, giúp em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
* Những việc làm của lão Hạc trước khi chết:
- Việc bán chó:
+ Lão rơi vào tình cảnh khó khăn, do ốm nên lão làm không đủ nuôi thân song lại không nỡ tiêu phạm vào tiền dành dụm cho con.=> Đoạn văn sử dụng phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm đã góp phần thể hiện cõi lòng đau đớn, xót xa, ân hận của lão vì lão đã đối xử tệ bạc với con chó.
+ Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, hu hu khóc ...=> bằng hàng loạt các tính từ tượng thanh, tượng hình, tác giả đã miêu tả sinh động chân thực sự đau khổ, dằn vặt của lão Hạc.
=> Lão Hạc là lão nông dân ốm yếu, nghèo khổ song rất tình nghĩa thuỷ chung
- Việc cậy nhờ ông giáo:
+ Gửi ông giáo 3 sào vườn cho con trai và gửi 30 đồng để lo ma cho mình.
=> một người cha rất mực yêu con, một con người giàu lòng tự trọng
* Cái chết của lão Hạc:
+ Miêu tả: vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, người bị giật mạnh ... Lão ăn bả chó để chết => sử dụng liên tiếp các từ tượng thanh, tượng hình để tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về một cái chết dữ dội, thê thảm, làm cho người đọc có cảm giác như đang chứng kiến cái chết thảm thương của lão.
- Nguyên nhân cái chết của lão: từ lòng thương con ấm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Lão chọn cái chết dữ dội như vậy vì muốn tự trừng phạt mình đã trót lừa một con chó.
- Một lần nữa tính trung thực và lòng tự trọng của lão lại sáng ngời.
- Lão ý thức cao về lẽ sống chết trong còn hơn sống đục và trọng danh dự làm người hơn cả sự sống.
- Chi tiết xin bản chó đã tạo tình huống hiểu lầm đưa câu chuyện lên đỉnh điểm tạo sự nghi ngờ về lòng tha hoá của lão Hạc, góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của lão sau này .
- Thật đáng buồn: nghĩa là nghèo đói có thể biến con người rất tốt thành người xấu trong chốc lát.
- Chưa hẳn đáng buồn: vì nghèo đói không thể huỷ hoại một nhân cách cao quý như lão Hạc.
- Đáng buồn theo một nghĩa khác: một nhân cách cao quý đáng nể trọng như lão Hạc lại phải chết vì thiếu đói miếng ăn hàng ngày. Sức tố cáo rất mạnh mẽ trong câu văn.
* Một lão nông nghèo khổ mà lương thiện với nhiều ph.chất tốt đẹp.
b. Nhân vật ông giáo.
- Người kể chuyện xưng "tôi" thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn.
- Có quan niệm tích cực về cuộc đời và cách nhìn người. Đó cũng chính là quan niệm của tác giả.
- Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, có lòng vị tha. Ông xót thương, đồng cảm, an ủi, chia sẻ với những người có hoàn cảnh nghèo khổ coi trọng nhân cách cao thượng và không mất lòng tin ở con người.
 Từ nghệ thuật đó, giúp em hiểu gì về vấn đề mà nhà văn đã đặt ra cho văn bản ?
- Hs dựa vào ghi nhớ phát biểu. 
- GVnhận xét, tổng kết.
Hoạt động 2: Luyện tập
 - Thời gian:7’
Hãy so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai sáng tác của Nam cao và Ngô Tất Tố?
4. Tổng kết.
* Ghi nhớ SGKT48
III. Luyện tập
-Hs so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao với Ngô Tất Tố để đánh giá những thành công của Nam Cao .
4.Củng cố. Hoạt động 3: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian:5 phỳt
- Trong quá trình xây dựng hình tượng lão Hạc, nhà văn đã để các nhân vật khác nhìn nhận, đánh giá về lão ở nhiều góc độ khác nhau. Hãy chỉ ra các cách đánh giá và nêu rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả khi làm như vậy ?
- Nhà văn đã để cho ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư đánh giá về lão để thể hiện cách nhìn, đánh giá khách quan,soi xét nhân vật từ nhiêù góc độ để khắc hoạ chân dung nhân vật hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn.
5. Hướng dẫn về nhà(2 phỳt): 
- Nắm vững nội dung, NT của truyện, vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc và ông giáo.
- Hoàn thiện bài tập luyện vào vở và làm các bài tập ở SBT
- Tìm hiểu trước bài : Từ tượng thanh, tượng hình:
+Tìm hiểu khái niệm ,lấy thêm các VD để minh hoạ cho nội dung bài học.
 Kớ duyệt, ngày thỏng 9 năm 2015
 T.T
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần 4:	 Ngày soạn: 10/9/2015 
Tiết 16:	 	 Ngày dạy : 17/9/2015 
Từ tượng hình, từ tượng thanh
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm và tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình và nắm được đặc điểm công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
2.Kĩ năng:Rèn cho HS kĩ năng sử dụng và phân tích hiệu quả nghệ thuật của từ tượng hình, từ tượng thanh trong thơ văn.
3. Thỏi độ:Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, tượng hình để tăng thêm tính hình tượng, biểu cảm trong giao tiếp.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực hợp tỏc.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: lấy ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh, 
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi và xem trước các bài tập SGK
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự(1 phỳt): 
2. KTBC(5phỳt): 
? Thế nào là trường từ vựng. Cho vớ dụ về một trường từ vựng?
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học
- Thời gian: 15 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc và quan sát kĩ ví dụ dể trả lời câu hỏi 
- Từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật ? Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người ? Những từ ngữ đó có tác dụng gì trong đoạn văn?
- Gv nhấn mạnh: những từ đó là từ tượng thanh, tượng hình. Vậy hãy nêu khái niệm về từ tượng thanh, từ tượng hình là gì ?
- Những từ tượng thanh, tượng hình khi sử dụng trong văn miêu tả và biểu cảm thì chúng có tác dụng gì ?
- Gv nhấn mạnh: Tác dụng đó chính là công dụng và đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh.
- HS lấy thờm cỏc vớ dụ về từ tượng hỡnh và từ tượng thanh.
I. Đặc điểm, công dụng.
1. Bài tập
- Từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, con người: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
- Từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử.
=> gợi đựoc những hình ảnh, âm thanh cụ thể sống động.
2. Kết luận: ( Ghi nhớ SGK)
- Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh trong tự nhiên.
- Từ tượng hình là những từ mô phỏng hình dáng, trạng thái, dáng vẻ của sự vật.
- Tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực có giá trị biểu cảm cao.
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Thời gian: 20’
- Hs tìm các từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Hs lên bảng chữa.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Hs viết bài
- Gv gọi vài học sinh đọc trước lớp để cả lớp nhận xét, góp ý.
II. Luyện tập.
Bài 1.
- Từ tượng hinh: rón rén.
- Từ tượng thanh: soàn soạt.
Bài 2.
Từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người: lật đật, loạng choạng, lom khom, thong thả ...
Bài 3. 
Ha hả: cười to, khoái chí.
Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
Bài 4: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sân trương trong giờ ra chơi.( có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình.)
4.Củng cố Hoạt động 5: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 3 phỳt -
- Thế nào là từ tượng hỡnh và từ tượng thanh?
- Tìm hai câu thơ có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình? Phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ đó. 
- Gv nhấn mạnh khỏi niệm từ tượng hỡnh, từ tượng thanh và tỏc dụng của chỳng.
5. Hướng dẫn về nhà(1 phỳt): 
- Học thuộc khái niệm, lấy VD
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Tìm hiểu trước bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản: trả lời các câu hỏi, lấy Vd minh hoạ cho nội dung bài học.
 Kớ duyệt, ngày thỏng 9 năm 2015
 T.T
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần 5:	 Ngày soạn: 15/9/2015 
Tiết 17:	 	 Ngày dạy : 21/9/2015 
liên kết các đoạn văn
trong văn bản
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giỳp hs hiểu cách sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các đoạn văn tạo sự liền mạch, liền ý trong văn bản, biết nhận ra và sử dụng thành thạo các phương tiện liên kết đoạn.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng liên kết các đoạn văn trong văn bản bằng các phương tiện liên kết.
3. Thỏi độ: Giỏo dục HS có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết khi tạo lập văn bản để văn bản mạch lạc, chặt chẽ.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực hợp tỏc.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: ngữ liệu có liên quan đến bài học
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi và xem trước các bài tập SGK
c.Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định trật tự (1 phỳt):
2. KTBC(5 phỳt):: 
- Nêu khái niệm và tác dụng của từ tượng thanh, tượng hình và cho ví dụ .
- Chữa bài tập 1 b c d, 3, 4.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học
- Thời gian: 20 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi nhận xét.
- Cụm từ Trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn ?
- Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn ?
- GV nhấn mạnh đó là cụm từ dùng để liên kết đoạn. 
- HS nêu khỏi niệm liên kết và các phương tiện liên kết.
- Gv bổ sung - Hs chú ý vào ví dụ a và cho biết:
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học ?
Tìm từ ngữ liên kết ?
Hãy tìm tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ tương tự ?
- Hs chú ý vào ví dụ b và cho biết:
 Hai đoạn văn trên có quan hệ về ý nghĩa ntn ?
Tìm từ ngữ liên kết ?
 Hãy tìm tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập ?
- Hs chú ý vào ví dụ c và cho biết:
“ Đó” là loại từ nào ? Trước đó là khi nào ? Tìm tiếp các từ có tác dụng này 
- Hs chú ý vào ví dụ d và cho biết:
- Hai đoạn văn trên có quan hệ ntn về ý nghiã ?- Tìm từ ngữ liên kết ?
- Hs chú ý vào ví dụ đ và cho biết:
- Câu liên kết giữa hai đoạn văn là câu nào ?
-Tại sao câu đó có tác dụng liên kết 
- Thông qua việc phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết có mấy cách để liên kết các đoạn văn trong văn bản ?
- Gv chốt
Hoạt động 3: Luyện tập 
– Thời gian: 15’
- Hs đọc các yêu cầu của bài tập.
- Hs dựa vào kiến thức vừa học để vận dụng làm bài tập.
- Gv gọi hs lên bảng chữa. Gv nhận xét, cho điểm.
- HS viết đoạn- Gv cho đọc để nhận xét sửa chữa.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Bài tập
- Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước.
- Cụm từ trên đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, liền ý,liền mạch cho hai đoạn văn.
2. Kết luận:
- Phương tiện liên kết là những từ, cụm từ, câu ... có tác dụng nối kết các đoạn văn và thể hiện rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn.
II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản.
1. Bài tập
a, Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình tìm hiểu và cảm thụ.
Từ ngữ liên kết hai đoạn văn: bắt đầu và sau.
=>Các PTLK có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, mặt này, mặt khác ...
b, Hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa đối lập.
Từ ngữ liên kết hai đoạn văn: nhưng
=>Các PTLK có quan hệ đối lập: nhưng, trái lại, tuy nhiên, đối lập ...
c, Đó là chỉ từ
- Trước đó là lúc nhân vật tôi lần đầu đến trường.
=>Các PTLK là chỉ từ: đó, này, ấy ...
d, Hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa tổng hợp.
Từ ngữ liên kết hai đoạn văn: nói tóm lại.
=> Các PTLK có quan hệ tổng kết, khái quát: nhìn chung, tóm lại, nói tóm lại ...
đ, Câu liên kết: 
- Tác dụng: ái chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- Nối giữa hai phần nội dung của hai đoạn văn.
2. Kết luận ( Ghi nhớ SGK T53) 
III. Luyện tập.
Bài 1.
a/ Nói như vậy;
 b/ Thế mà.
Bài 2.
a/ Từ đó; 
b/ Nói tóm lại
Bài 3.
 Viết một đoạn văn về phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc. (có sự liên kết với đoạn trước nói về hoàn cảnh đáng thương của lão Hạc)
4.Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 2 phỳt
Gv nhấn mạnh tỏc dụng của việc liờn kết cỏc đoạn văn trong văn bản và cỏc cỏch lien kết thường dựng.
5. Hướng dẫn về nhà(1 phỳt): 
- Về nhà học bài, học thuộc lòng ghi nhớ để nắm được tỏc dụng của việc liờn kết cỏc đoạn văn và cỏc cỏch lien kết.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Tìm hiểu trước bài Từ ngữ địa phương và biệt ng

File đính kèm:

  • doc8tuan 4.doc
Giáo án liên quan