Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 29+30: Chiếc lá cuối cùng - Năm học 2019-2020

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

 - Lớp 8A3- Vắng: (P; . .; KP; . . . )

 - Lớp 8A5- Vắng: (P; . .; KP; . )

2. Kiểm tra bài cũ

- HS 1: Phân tích những điểm đáng khen và điểm đáng chê của hai nhân vật Đôn–ki-hô-tê và Xan-chô-pan –xa.

- HS2: Em rút ra được những bài học thiết thực gì qua hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa

3/ Bài mới:

 Giới thiệu bài: Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây, Giắc Lơn-đơn trong số đó, tên tuổi của O Hen Ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.

Hoạt động của thầy và trò.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 29+30: Chiếc lá cuối cùng - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 NS: 11.10.2019
	 ND: 14.10.2019
Tiết 29-30
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
( Trích) 
 O Hen –ri
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O-Hen-ri.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3. Thái độ: Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nổi bất hạnh của người nghèo.
4.Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực tự lực, tự học, đánh giá, nhận xét ,hợp tác, giải quyết vấn đề. 
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, sáng tạo.
 -Năng lực giao tiếp tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Phát vấn, phân tích,giảng bình, so sánh, vẽ sơ đồ.
 - Kĩ thuật : Động não ,thảo luận nhóm , trình bày một phút ,cặp đôi chia sẻ, sơ đồ tư duy.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
	- Lớp 8A3- Vắng: (P;...; KP;.....)
 	 - Lớp 8A5- Vắng: (P;...; KP;.)
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS 1: Phân tích những điểm đáng khen và điểm đáng chê của hai nhân vật Đôn–ki-hô-tê và Xan-chô-pan –xa.
- HS2: Em rút ra được những bài học thiết thực gì qua hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
3/ Bài mới:
 Giới thiệu bài: Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây, Giắc Lơn-đơn  trong số đó, tên tuổi của O Hen Ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
Hoạt động của thầy và trò.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
TIẾT 1:
 Yêu cầu hs đọc phần chú thích.
? Hãy nêu một vài hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? 
GV giới thiệu thêm: Tên thật là Uy-liêm Xít-nây Po-tơ, là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ. Thủa trẻ, để kiếm sống, ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O Hen-ri để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì nay. Sau khi ông mất, Hội nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ đã lập một giải thưởng mang tên Ô Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
? Một vài hiểu biết của em về truyện ?
GV nói thêm: CLCC tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của O Hen-ri, truyện chỉ có 3 nhân vật, kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết thừa , diễn biến xúc động. Có ý kiến cho rằng CLCC của O Hen-ri là thông điệp màu xanh về tình yêu thương và sự sống của con người.
GV hướng dẫn cách đọc: chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả với những câu, đoạn đặt trong dấu ngoặc kép – lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đoạn cuối đọc giọng cảm động.
? Em hãy tóm tắt nội dung vb Chiếc là cuối cùng bằng một đoạn văn ngắn? ( Tích hợp )
 Giải thích từ khó.
? Xác định phương thức biểu đạt, đại ý , tóm tắt đoạn trích?
Gv hướng dẫn HS tóm tắt toàn bộ đoạn trích.
Giôn – xi ốm nặng nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng , lúc đó cô sẽ chết . Nhưng qua một đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng rồi cả ngày và đêm hôm sau chiếc lá vẫn cịn đó . Điều đó giúp Giôn – Xi thoát khỏi ý nghĩa về cái chết và hồi sinh trở lại . Cuối cùng Xiu đà kể cho cô biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của họa sĩ già Bơ- men , ông đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi . Trong khi đó chính cụ đã bị nhiễm lạnh và chết vì sưng phổi
? Văn bản này có mấy nhân vật? ai là nhân vật chính? Tại sao nói đó là nhân vật chính? 
? Giữa họ có mối quan hệ gì? 
Tình bạn bè, cùng là những hoạ sĩ nghèo, cùng một ước mơ nghệ thuật.
? Khái quát vài nét về nhân vật Xiu ?
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau, chẳng nói năng gì?
 Lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn
? Tìm bằng chứng cho thấy Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống?
 Vì khi Giôn thều thào ra lệnh kéo mành lên thì Xiu không muốn kéo Xiu làm theo một cách chán nảnÔ kìa.
? Nếu Xiu biết thì truyện có bớt hấp dẫn không ?
? Vậy Xiu biết được sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
? (?) Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại về cái chết và nguyên nhân cái chết của cụ Bơ-men? Qua đó người đọc có thể thấy rõ phẩm chất gì của cô hoạ sĩ trẻ này?
Chỉ gián tiếp qua lời kể của Xiu làm cho câu chuyện diễn ra tự nhiên, góp phần bộc lộ phẩm chất của Xiu.
Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là con người giàu đức hy sinh, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thuỷ chung, cao quý
TIẾT 2: 
? Dựa vào phần tóm tắt, em biết gì về Giôn-xi? 
Cô là một hoạ sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê.
Mùa đông năm ấy chứng viêm phổi hoành hành, Giôn-xi bị cảm lạnh, nằm liệt giường.
- GV đọc đoạn văn về “Ông viêm phổi”
- GV đọc đoạn truyện về tâm trạng hoang mang, tiêu cực của Giôn-xi.
? Tình trạng ấy khiến Giôn -xi có suy nghĩ và hành động gì? 
Hằng ngày cô nhìn ra phía cửa sổ đếm những lá thường xuân. Và cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cũng lúc đó cô sẽ chết.
? Từ đó em thấy chiếc lá rụng hay không rụng có ý nghĩa thế nào với Giôn-xi?
Cô đã kí thác cuộc đời của mình, tính mạng của mình vào số phận mong manh của chiếc lá. Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
? Tại sao Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên?
Cô muốn biết chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa, và cũng là để đón đợi giây phút mình lìa đời.
CÔ lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết?
? Qua những chi tiết miêu tả gáng vẻ thẫn thờ và giọng nói thều thào, em cảm nhận tình trạng sức khỏe và tinh thần của Giôn-xi lúc này ra sao?(Những suy nghĩ và hành động đó thể hiện điều gì? )
Đó là những suy nghĩ xuất hiện từ một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, không còn tin vào sự sống. Thể hiện tâm trạng tuyệt vọng.
HS đọc đoạn “ Ô kìa được vẽ vịnh Naplo”
? Mặc cho Xiu hết Xiu hết sức lo lắng và tìm lời khuyên nhủ, Giôn- xi đã không đáp lại những lời lẽ yêu thương của bạn. Cả ngày hôm đó Giôn-xi và Xiu vẫn trông thấy chiếc lá đơn độc núi vào cái cuống của nó trên tường, đêm đó trời tiếp tục mưa giáo dữ dội. Sáng hôm sau chiếc mành được kéo lên, Giôn- xi vẫn nhìn thấy điều gì?
Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành đuợc kéo lên lúc trời vừa hửng sáng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
? Chiếc lá đã tác động đến Giôn-xi làm cô thay đồi ntn? 
Giôn –xi cho rằng mình là một con bé hư., muốn chết là có tội. Giôn –xi xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang đỏ, muốn soi gương, muốn một ngày nào đó thăm vịnh Na-plơ.
? Điều đó có nghĩa gì? 
Tình yêu bạn, tình yêu nghệ thuật hội hoạ đã trở lại với Giôn- xi, Giôn xi đã vượt qua được cái chết. Tâm hồn cô đã được hồi sinh.
? Giôn-xi đã cảm nhận được gì từ chiếc lá kia? 
Trong chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt bền bỉ.
? Vậy nguyên nhân làm cho Giôn xi khỏi bệnh là gì? 
Cô khỏi bệnh có thể vì tác dụng của thuốc men, sự tận tình chăm sóc của Xiu. Nưng điều cơ bản là từ tâm trạng hồi sinh, cái ý định muốn sống cứ mạnh dần lên, sự khâm phục sự gan góc cua chiếc lá:Một chiếc lá bé bỏng như thế mà kiên cường chống lại mưa gió khắc nghiệt phũ phàng để bám lấy sự sống thì tại sao con người lại yếu đuối buông xuôi, không còn ý chí và nghị lực sống, Giôn –xi đã tự trách mình và cô đã tìm lại được lòng ham sống, lại yêu đời và hy vọng.. 
Chính chiếc lá cuối cùng đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của cô về lại cho cô. Chính là cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng chính sự thay đổi tinh thần, tâm trạng của mình
? Việc Giôn –xi khỏi bệnh nói lên điều gì? 
Xét về phương diện nào đó, thì chiếc lá cuối cùng là một phương thuốc màu nhiệm, diệu kì đối với Giôn-xi, nhưng ở phương điện khác nó chỉ đóng vai trò là tia lửa, cái hích, một lực đẩy cần thiết và kịp thời. Do đó có thể rút ra bài học lí thú: Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật.
 Gv liên hệ giáo dục: có thể trong cuộc sống chúng ta sẽ đối mặt với thật nhiêu điều bất hạnh đến mức khiến ta tuyệt vọng như Giôn-xi, nhưng ta vẫn tin chắc rằng, với nghị lực niềm tin sẽ giúp ta chiến thắng tất cả để sống có ý nghĩa. Bởi được sống trên đời đã là một hạnh phúc.
? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Tạo sự bất ngờ, gợi mở để người đọc cùng bâng khuâng tiếc nhớ và cảm phục một con người, một nghệ sĩ.
GV chuyển ý : vậy là cuối cùng Giôn-xi đã bình phục, cô bình phục vì chiếc lá cuối cùng không rụng- bức vẻ do cụ Bơ-men tạo ra.
? Em biết gì về nghề nghiệp, cuộc sống của cụ Bơ-men? 
Cụ là một người chưa thành đạt. Ngòai 60 tuổi cụ vẫn sống cô độc, sống bằng việc làm người mẫu không chuyên cho những họa sĩ nghèo. Suốt 40 năm cụ vẫn mơ ước vẽ được một kiệt tác góp phần làm đẹp cho mĩ thuật nhưng chưa thành công. Cụ hay chế nhạo sự mềm yếu của bất cứ ai.
? Nhận xét của em về con người cụ Bơ-men qua các chi tiết này?
khát vọng nghệ thuật và vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật.
? Khi cùng Xiu sang nơi Giôn- xi ở, nhìn cây thường xuân họ sợ sệt . Điều này cho biết tâm trạng của cụ Bơ-men ra sao?
? Từ tình cảm với Giôn-xi cụ nảy ra ý định gì?
- HS đọc đoạn “ và buổi chiều hôm đóhết”
? Từ đoạn cuối của truyện em hình dung cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong hoàn cảnh như thế nào?
Trong những tiếng gào thét dữ dội của giông báo, một mình cụ với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ vất vả lắm cụ mới mang nó ra được khỏi chỗ cũđã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình.
? Người hoạ sĩ ấy đã phải trả giá như thế nào cho bức vẻ chiếc lá cuối cùng của mình? 
Chết vì viêm phổi nặng.
? Hãy mô tả chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ?
? Cụ vẽ chiếc lá nhằm mục đích gì?
Hóa ra ông cụ gì “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất cứ ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống cảu mình vì người khác. Và có lẽ dù không nói ra cụ đã lo lắng thế nào để kịp thời vẽ chiếc lá cứu sống Giôn – xi vào đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống- một đêm mưa bão kinh hoàng.
? Cuối tác phẩm Xiu đã nhận định “ Đó là một kiệt tác của cụ Bơ-me” Vì sao chiếc lá cuối cùng đươc gọi là kiết tác? ( Kĩ thuật động não)
Giống như thật ( đến mức Giôn-xi là hoạ sĩ mà không nhận ra ).
Vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
Cứu sống Giôn-xi.
Bức vẽ đánh đổi bằng cả mạng sống của cụ Bơ-men.
Thể hiện quan niệm về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính là phục vụ cho lợi ích con người.
Gv bình : 
Trong lí luận hội họa, “kiệt tác” không phải là bức vẽ giống thật theo kiểu sao chép, chụp ảnh đơn thuần mà phải là những đường nét, những màu sắc, những bố cục, chi tiết cảu tác phẩm chứa đựng sự sống, tác động tích cực đối với sự sống, lay động tâm hồn, tình cảm của con người, Bức tranh chiếc lá cuối cùng mang đầy đủ các yếu tố hội họa như thế.
Tác phẩm không phải được vẽ trên giá vẽ, trong căn phòng hoặc không gian đầy đủ ánh sáng mà vẽ trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn báo bão, trên chiếc thang lênh khênh kê sát vào tường và nên trơn trượt.
Vẽ bằng tình thương mãnh liệt giành cho Giôn-xi. Cụ đã tìm ra chiếc chìa khóa mở cánh cảu của sự hồi sinh của Giôn-xi.
Nhưng cái giá của nó khá đắt, cứu một con người là hi sinh mạng sống của một người khác, nghĩa cử cao đẹp đó cụ Bơ-men đã dốc toàn bộ tâm hồn, khát vọng, sức lực của đời mình để vẽ. Đó là quá trình sáng tạo gian khổ, dũng cảm.
Từ đó hình ảnh chiếc lá cuối cũng bộc lộ quan điểm nghệ thuật: hướng tới con người, vì con người. Kiệt tác là hiếm hoi có khi còn đánh đổi bằng chính tính mạng của con người.
? Tại sao tác giả không miêu tả cụ thể cũ Bơ-men đã nghĩ gì và làm gì trong đêm mưa gió ấy?
Tạo sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một họa sĩ nghèo
? Em có nhận xét gì về dụng ý nghệ thuật được xây dựng ở đây ?
? Tóm lại qua kiệt tác của cụ Bơ-men, em nhận thấy những phẩm chất cao đẹp nào của cụ?
Cao thượng, quên mình vì người khác.
Khát vọng nghệ thuật và luôn mong muốn vươn đến đỉnh cao nghệ thuật. 
Nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.
? Từ phân tích văn bản, hãy nêu nét độc đáo của nghệ thuật truyện ?
Dàn dựng cốt truyện chu đáo , các tình tiết được sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, tạo nên hứng thú với độc giả.
Kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần tạo sự bất ngờ, độc đáo, nổi bật chủ đề truyện.
Xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật độc đáo, hình tượng chiếc lá cuối cùng.
 ? Theo em nghệ thuật nào là đặc sắc hơn cả?
Ngoài nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và khắc họa tính cách nhân vật, O Hen-ri còn thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị.
Ngay từ đầu Giôn-xi đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đấu và dần buông xuôi trước tử thần , nhưng theo thời gian tình huống bị đảo ngược, Gôn-xi trở nên yêu đời ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Ngược lại cụ Bơn-men khỏe mạnh bỗng chết vì bị viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt xúc động.
Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: bệnh viêm phổi và chiếc lá cuối cùng. Có khác chăng là hành trình đi từ sống đến chết của người nghệ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết trở về sự sống.
Làm nên sức hấp dẫn của truyện
? Chính cách đảo ngược tình huống 2 lần có tác dụng gì?
Nêu bật chủ đề truyện: tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
? Em hiểu gì về tình cảm con người thể hiện trong tác phẩm?
Cả nhân vật xuất hiện và bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu không ruột thịt máu mủ nhưng họ đã làm chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
HS đọc ghi nhớ SGK
? Bức tranh của cụ Bơ-men không phải là thần dược, nó là tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi tình yêu thương con người, từ đây em hiểu thêm ý nghĩa nào của truyện Chiếc lá cuối cùng? 
Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. 
? Câu chuyện có thể kết thúc theo tình huống tốt đẹp hơn.tại sao nhà văn lại kết thúc như vậy.
Không dễ dãi và nhạt nhẽo như ta nghĩ, nhà văn cố tình gia tăng chất muối cho câu chuyện thêm gắt và đậm hơn, ấn tượng hơn trong lòng người đọc, cho độ căng của nghịch cảnh, cho lần đảo ngược tình thế 2 lần thêm bất ngờ, đột ngột và cho giọt nước mắt ăn năn, hối hận, biết ơn và nhớ tiếc cứ chảy dài trên má Giôn-xi và chúng ta.
? Từ đó, em hiểu gì về tư tưởng và tài năng của nhà văn, tác giả của truyện Chiếc lá cuối cùng? 
Yêu thương, quí trọng người nghèo, tài viết truyện với những kết thúc độc đáo bất ngờ 
? Cảm nhận của em về ý nghĩa truyện?
Gv hướng dẫn HS tự học
I/ GIỚI THIỆU CHUNG 
1/ Tác giả: 
- O-hen-ri là nhà Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông. 
2/Tác phẩm: sgk
a/ Xuất xứ: Trích đoạn cuối của tác phẩm.
b/ Thể loại: truyện ngắn
II/ ĐỌC–TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Đọc – tìm hiểu từ khó :
2/Tìm hiểu văn bản:
a. Phương thức biểu đạt: tự sự.
b.Tóm tắt
c. Phân tích
c.1/ Tình thương yêu của Xiu:
- Lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn-xi
- Chăm sóc, động viên và hết lòng với bạn .
- Yêu quý và cảm phục cụ Bơ-men.
-> Trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh.
c.2/Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
- Tình cảnh: Bệnh tật, nghèo túng
- Không muốn sống, ngồi trên giường chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời.
-> Chán nản, thẫn thờ, mỏi mệt, tuyệt vọng.
*Nguyên nhân hồi phục 
+Phát hiện ra rằng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
+ “Em thật là một con bé hư, muốn chết là một tội.
+ Xin cháo, sữa, đòi gương soi, muốn ngồi dậy
+ một ngày nào đó hy vọng được vẽ vịnh Na-plơ.
=>Cô đã hồi sinh, bình phục lấy lại nghị lực để chiến thắng bệnh tật, niềm tin vào cuộc sống nhờ sự dũng cảm kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt của chiếc lá đơn độc
c.3/ Nhân vật cụ Bơ-men.
-Là hoạ sĩ nghèo, ngoài 60 tuổi.
-Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác suốt 40 năm 
 =>khát vọng nghệ thuật và vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật.
- Hiểu, lo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi.
Vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn – xi, chết vì viêm phổi.
+ Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngòai trời.
+ Hình ảnh chiếc lá: là chiếc lá cuối cùng trên cây, gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá đã nhuốm màu vàng úa, vẫn dũng cảm treo bám vào cành.
+ Ý nghĩa: chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
-> Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần ,xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, hình tượng chiếc lá cuối cùng.
=> Cụ đã nhen lên niềm tin và hi vọng sống cho Giôn-xi, là người cao thượng, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
3/ Tổng kết: 
a/ Ghi nhớ : sgk /90
b/ Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó , tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Bài cũ:
- Nắm nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được một số chi tiết hay trong tác phẩm.
- Tìm đọc thêm một số tác phẩm của ông.
	2. Bài mới.
- Soạn bài mới “Chương trình địa phương”.
+ Sưu tầm các từ địa phương theo bảng yêu cầu ( theo nhóm)
+ Sưu tầm các bài thơ, đoạn văn có sử dụng từ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt”

File đính kèm:

  • docBai 8 Chiec la cuoi cung_12699928.doc