Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 16, Bài 3: Từ tượng hình, từ tượng thanh

4. Tiến trình dạy học – giáo dục:

* Ổn định tổ chức: Gv kiểm tra sĩ số và ổn định lớp đầu giờ.

* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra bài cũ trong hoạt động khởi động.

4.1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5’)

- Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức cũ liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp, kĩ thuật Dạy học: Trực quan, trải nghiệm sáng tạo.

- Cách tiến hành: Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ BẮN TÊN”

+ Thời gian: 3 phút

+ Luật chơi: Lớp cử ra 1 bạn đóng vai trò là xạ thủ, những viên còn lại trong lớp sẽ đóng vai là những cột rơm. Xạ thủ sẽ bắn tên (gọi tên các thành viên), đúng tên ai bạn đó sẽ phải đứng lên trả lời câu hỏi mà xạ thủ đưa ra. Nội dung câu hỏi mà xạ thủ đưa ra sẽ xoay quanh kiến thức đã học về từ láy và trường từ vựng ( Nội dung câu hỏi, đáp án – Phần Phụ lục). Trả lời đúng sẽ được an toàn ( xạ thủ bắn trượt), trả lời sai sẽ phải nhận hình phạt xạ thủ yêu cầu (Xạ thủ bắn trúng).

+ Cách chơi:

Xạ thủ: Bắn tên.bắn tên.

Cột rơm: Tên gì?.Tên gì?.

Xạ thủ: Tên Nam.Tên Nam.

“Cột rơm” tên Nam đứng lên.

Xạ thủ đưa ra câu hỏi. Cột rơm trả lời

- Hs cả lớp tham gia chơi đến khi hết thời gian.

=> Gv nhận xét phần khởi động và dẫn vào bài mới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 16, Bài 3: Từ tượng hình, từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2019
Ngày giảng: 
Tiết 16:
 Bài 3. Tiếng Việt:
 TỪ TƯỢNG HÌNH – TỪ TƯỢNG THANH 
1. Mục tiêu:
1. 1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Nhận biết được từ tượng hình, từ tượng thanh trong ngữ liệu
- Hiểu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Phân tích được giá trị của từ tượng hình, từ tượng thanh trong tạo lập văn bản
- Tổng hợp được các đơn vị kiến thức trong tiết học thông qua bản đồ tư duy
- Đánh giá được tính chính xác giá trị nghệ thuật của từ tượng hình, từ tượng thanh
* Tích hợp liên môn:
- Phân môn Ngữ văn: Nhận biết được tên tác phẩm và nội dung đoạn trích qua bài: “Lão Hạc” – Nam Cao, “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh quan , “Lượm” – Tố Hữu, “Mưa” – Trần Đăng Khoa
- Phân môn Tập làm văn: Nhận biết được đoạn văn trong văn bản qua bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”.
- Môn Âm nhạc: Nhận biết được các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong bài hát “Nhạc rừng” – của tác giả Hoàng Việt. 
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng 2 loại từ này trong nói và viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm để đạt hiệu quả trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
- Trong khi nói và viết cần sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức chọn lọc từ tượng hình, từ tượng thanh cho thích hợp khi viết văn. 
1.4. Các năng lực cần phát triển:
- Các năng lực chung :
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực đọc – hiểu, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tạo lập văn bản.
1.5 Các nội dung tích hợp:
* Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định sử dụng từ tượng thanh, tượng hình để giao tiếp có hiệu quả.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích so sánh từ tượng hình , tượng thanh gần nghĩa, đặc điểm và cách dùng từ tượng hình, tượng thanh trong nói, viết 
* GD đạo đức: 
- Giáo dục ý thức giữ lịch sự và cư xử có văn hóa ở nơi công cộng.
- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc từ việc hiểu đúng về từ địa phương và biệt ngữ xã hội; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc theo từng vùng miền và từng tầng lớp nhất định; phải giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết mượn từ ngữ tùy từng trường hợp sử dụng. => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ).
2. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo có liên quan, máy chiếu.
- HS: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
3. Phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp tài liệu, nhóm, trực quan hình ảnh, phân tích video, thuyết trình 1 phút.
- Kĩ thuật: Hình thức tổ chức hoạt động độc lập, kĩ thuật 321 và hoạt động nhóm.
4. Tiến trình dạy học – giáo dục:
* Ổn định tổ chức: Gv kiểm tra sĩ số và ổn định lớp đầu giờ.
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra bài cũ trong hoạt động khởi động.
4.1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
- Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức cũ liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp, kĩ thuật Dạy học: Trực quan, trải nghiệm sáng tạo.
- Cách tiến hành: Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ BẮN TÊN”
+ Thời gian: 3 phút
+ Luật chơi: Lớp cử ra 1 bạn đóng vai trò là xạ thủ, những viên còn lại trong lớp sẽ đóng vai là những cột rơm. Xạ thủ sẽ bắn tên (gọi tên các thành viên), đúng tên ai bạn đó sẽ phải đứng lên trả lời câu hỏi mà xạ thủ đưa ra. Nội dung câu hỏi mà xạ thủ đưa ra sẽ xoay quanh kiến thức đã học về từ láy và trường từ vựng ( Nội dung câu hỏi, đáp án – Phần Phụ lục). Trả lời đúng sẽ được an toàn ( xạ thủ bắn trượt), trả lời sai sẽ phải nhận hình phạt xạ thủ yêu cầu (Xạ thủ bắn trúng).
+ Cách chơi: 
Xạ thủ: Bắn tên...bắn tên...
Cột rơm: Tên gì?...Tên gì?...
Xạ thủ: Tên Nam...Tên Nam...
“Cột rơm” tên Nam đứng lên.
Xạ thủ đưa ra câu hỏi. Cột rơm trả lời
- Hs cả lớp tham gia chơi đến khi hết thời gian.
=> Gv nhận xét phần khởi động và dẫn vào bài mới.
4.2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của từ tượng hình và từ tượng thanh. 
- Phương pháp: Đọc – hiểu, Phân tích ngữ liệu, quy nạp thực hành.
- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút.
- Thời gian: 8’
- Cách thực hiện: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu, GV đặt câu hỏi, HS trả lời; HS thảo luận, trình bày những nội dung đã được GV giao tìm hiểu từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá
G: gọi hs đọc ví dụ - sgk/49
- Hs đọc.
* Tích hợp tập làm văn: Đoạn trích có mấy đoạn? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết?
Hs trả lời: 
- Đoạn văn có 3 đoạn. Dựa vào dấu gạch đầu dòng và dấu chấm cuối đoạn, mỗi đoạn diễn đạt rõ 1 ý. 
G: Gọi Hs nhận xét. 
=> G củng cố lại kiến thức đã học.
* Tích hợp văn bản: Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu nội dung của đoạn trích?
Hs trả lời:
- Trích từ văn bản “ Lão Hạc”
- Nội dung đoạn trích
+ Tâm trạng của Lão Hạc khi kể cho Ông giáo nghe về chuyện bán cậu vàng : đau đớn, ân hận, xót xa.
+ Thái độ của cậu vàng khi bị Lão Hạc bán.
+ Hình ảnh Lão Hạc khi tự tử bằng bả chó.
G: Gọi Hs nhận xét.
=> G củng cố lại kiến thức đã học.
? Để gợi lên những hình ảnh ấy, tác giả đã sử dụng những từ ngữ in đậm, hãy liệt kê những từ ngữ đó?
Hs trả lời: 
- Móm mém , hu hu , ư ử , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc
? Trong các từ trên , những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của nhân vật lão Hạc.
Hs trả lời:
- Móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc
? Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc gợi tả điều gì ?
Hs trả lời: 
+ Móm mém : Gợi tả hình ảnh của miệng hõm vào do đã rụng hết răng .
+ Xồng xộc : Gợi tả dáng vẻ chạy xông tới một cách đột ngột .
+ Vật vã : Gợi tả hình ảnh lăn lộn vì đau đớn .
+ Rũ rượi : Gợi tả hình ảnh đầu tóc rối bù và xoã xuống .
+ Xộc xệch : Gợi tả hình ảnh k gọn gàng của quần áo .
+ Sòng sọc : Gợi tả mắt mở to, không chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh tỏ vẻ tức giận.
G: Gọi Hs nhận xét.
G: Nhóm từ dùng để gợi tả hình ảnh, dáng vẻ và trạng thái của con người, sự vật được gọi là từ tượng hình.
? Em hiểu thế nào là từ tượng hình?
Hs suy nghĩ trả lời.
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
? Trong các từ trên , những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Hs liệt kê:
- Hu hu, ư ử
? Các từ hu hu , ư ử miêu tả điều gì .
- Hu hu : Mô phỏng âm thanh tiếng khóc của con người .
- Ư ử : Mô phỏng âm thanh tiếng kêu của con chó .
G: Gọi Hs nhận xét.
Gv chốt kiến thức: Nhóm từ ngữ dùng để mô phỏng âm thanh của tự nhiên, sự vật, con người được gọi là từ tượng thanh.
? Vậy thế nào là từ tượng thanh?
Hs trả lời: Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của sự vật, con người.
Gv giải thích: 
- Tượng : là một yếu tố hán Việt có nghĩa là : mô phỏng.
- Hình : hình ảnh.
- Thanh : âm thanh
? Em có nhận xét gì về các từ tượng thanh và tượng hình?
Hs trả lời: Đa số là các từ láy.
Gv Lưu ý: 
- Đa số các từ tượng thanh và tượng hình là các từ láy ngoài ra còn là các từ đơn: bịch, bộp, phồng, dẹt,
- Một số từ vừa đóng vai trò là từ tượng thanh vừa đóng vai trò là từ tượng hình: sòng sọc, ào ào, tùy vào văn cảnh để xác định là từ tượng thanh hay từ tượng hình.
Vd: Mắt long sòng sọc, ho sòng sọc 
Làm việc ào ào, gió thổi ào ào.
*Bài tập nhanh: Gv cho Hs chơi trò chơi “Thính tai nhanh mắt”.
+ Cách thực hiện: Gv chia lớp thành hai đội chơi; Cung cấp hình ảnh và âm thanh về từ tượng hình và từ tượng thanh. 
+ Luật chơi: Các đội sẽ bấm chuông giành quyền trả lời, trả lời sai sẽ mất lượt cho đội bạn. Đội nào trả lời nhiều đáp án hơn sẽ giành chiến thắng.
+ Trò chơi bắt đầu:
G nhận xét phần thi đua của các đội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. 
- Mục đích: HS hiểu được công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 
- Phương pháp, kĩ thuật DH: Phân tích, gợi mở, hoạt động nhóm. 
- Thời gian: 8’.
- Cách thực hiện: Gv chiếu 2 đoạn văn mẫu. GV đặt câu hỏi, HS trả lời; HS thảo luận, trình bày những nội dung đã được GV giao tìm hiểu từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá. 
Thảo luận nhóm bàn (2 phút): Hãy so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn dưới đây:
Cách 1: ... Lão hu hu khóc. ...Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
Cách 2: ...Lão khóc đầy vẻ đau đớn. ... Tôi chạy thẳng vào một cách nhanh chóng và đột ngột. Lão Hạc đang đau đớn quằn quại ở trên giường, đầu tóc rối bù và xõa xuống, quần áo không gọn gàng, ngay ngắn, hai mắt mở to, không chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh. 
Hs thảo luận, đại diện trình bày:
- Cả hai văn bản đều diễn đạt cùng 1 nội dung.
- Điểm khác nhau cơ bản: 
+ Vb 1 sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh: ngắn gọn, súc tích.
+ Vb 2 sử dụng cách diễn đạt bình thường: dài dòng.
=> Công dụng: Làm cho sự diễn đạt ngắn gọn, hàm súc; gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
? Từ tượng hình và từ tượng thanh có được sử dụng trong văn bản HC – CV (đơn từ, quyết định,..) không? Chúng được sử dụng trong các loại văn bản nào?
- Hs trả lời: Không sử dụng trong vb hành chính, chỉ dùng trong văn bản tự sự, miêu tả.
GD Kĩ năng sống: Cần sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh như thế nào trong khi viết văn?
Hs: tự bộc lộ.
Gv yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ -sgk/49
- Hs đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh: THẢO LUẬN NHÓM
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Kĩ thuật : Khăn trải bàn, thuyết trình 1 phút.
- Thời gian 3 phút
- Nhiệm vụ: 
? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dùng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm.
Gv cho các nhóm nhận xét chéo nhau.
Gv nhận xét.
- Câu 3,4 tác giả dùng 2 từ tượng hình: lom khom , lác đác -> gợi tả hình dáng của người , vật, được cảm nhận bằng mắt .
- Câu 5,6 tác giả dùng 2 từ tượng thanh: quốc quốc , gia gia để mô phỏng âm thanh . Vì hiện tượng đồng âm nên 2 từ vừa gợi tiếng chim kêu, vừa gợi mối liên tưởng về đất nước.
- Mặt khác, các từ này được đặt trong ngữ cảnh bóng xế tà ở Đèo Ngang, cho nên cảm nhận bằng 2 giác quan của tác giả là rất tinh tế : Lúc đầu cảm nhận bằng mắt với các từ tượng hình. Khi hoàng hôn buông xuống, tác giả cảm nhận bằng tai qua từ tượng hình-> Đây là cách biểu hiện thời gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan.
I. Đặc điểm, công dụng:
1. Khảo sát ngữ liệu : Sgk/49
- Các từ: Móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc => gợi tả hình ảnh, dáng vẻ và trạng thái của sự vật, con người => gọi là từ tượng hình.
- Các từ: hu hu, ư ử => mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người => gọi là từ tượng thanh.
Công dụng: Làm cho sự diễn đạt ngắn gọn, hàm súc; gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
- Thường được sử dụng trong văn bản tự sự và miêu tả.
2. Ghi nhớ: Sgk/49
4.3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP.
- Mục đích: HS xác định đúng từ tượng hình, từ tượng thanh và cho biết tác dụng của các từ này trong văn bản. Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và phân biệt nghĩa của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Phương pháp, kĩ thuật DH: Phân tích, gợi mở, hoạt động nhóm. 
- Thời gian: 15’.
- Cách thực hiện: GV yêu cầu Hs làm Bt trên ipad ; Hs tìm hiểu yêu cầu của bài, suy nghĩ và phân tích ngữ liệu và đưa ra đáp án đúng. Gv nhận xét, đánh giá.
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung cần đạt
1. Bài tập 1,2,3: Gv sử dụng phần mềm Mythway, ebib teacher chuyển tải BT 1,2,3 thành dạng bài tập giao cho Hs làm việc cá nhân trên ipad.
- Hs làm bài cá nhân.
Gv thu bài, nhận xét và cùng sửa những bài còn sai.
- Hs nộp bài, quan sát, lắng nghe.
2. Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
Gv chiếu và y/c Hs đọc yêu cầu Bt 4.
*) Thảo luận nhóm ( 3 phút)
- Nhóm 1: ào ào, lắc rắc, lã chã.
- Nhóm 2: lập lòe, khúc khuỷu.
- Nhóm 3:lấm lấm, lộp bộp.
- Nhóm 4: lạch bạch, ồm ồm.
Hs quan sát, đọc y/c
- Hs thảo luận nhóm, trình bày (viết bảng)
*) Dự kiến ND thảo luận nhóm :
+ Nhóm 1: 
-> Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành cây khô gãy lắc rắc.
->Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
+ Nhóm 2: 
->Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
+ Nhóm 3: 
->Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa.
-> Mưa rơi lộp bộp trên những cành lá chuối.
+ Nhóm 4: 
->Đàn vịt lạch bạch về chuồng.
->Người đàn ông cất giọng ồm ồm.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1, 2, 3: sgk/49,50
2. Bài tập 4: Sgk/50
4.4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục đích: Sử dụng những kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để tạo lập văn bản.
- Phương pháp, kĩ thuật DH: Phân tích, gợi mở, hoạt động nhóm. 
- Thời gian: 6’.
- Cách thực hiện: Gv đưa Bt yêu cầu Hs suy nghĩ, thực hiện theo hướng dẫn.
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung cần đạt
 Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs đọc
(1) (2) (3) (4)
 (5)
Yêu cầu :
Hình thức : Viết đúng hình thức một đoạn văn, có độ dài 3 -5 câu, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng.
Nội dung : Đoạn văn tự sự hoặc miêu tả, hướng vào chủ đề chung. Có sử dụng ít nhất một từ tượng thanh, một từ tượng hình - Hs viết bài tại lớp.
GV sử dụng phần mềm android camera chiếu bài làm của Hs tiêu biểu lên máy chiếu.
Hs cả lớp quan sát ; Nhận xét
GV nhận xét và chiếu bài mẫu cho HS tham khảo.
3. Bài tập 5/50
Viết đoạn văn(3 -5 câu) theo kiểu quy nạp với chủ đề : Môi trường sống của chúng ta , có sử dụng ít nhất 2 từ tượng thanh và 2 từ tượng hình, gạch chân các từ đó.
4.5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG 
- Mục đích: Hệ thống lại kiến thức, HS biết được công việc mình cần làm sau khi kết thúc giờ học, rèn HS kĩ năng tự học, tự nghiên cứu trước khi đến lớp.
- Phương pháp, Kĩ thuật DH: Giao nhiệm vụ, động não, viết tích cực
- Thời gian: 2 phút
- Cách thực hiện: Gv nêu yêu cầu, nhiệm vụ cho Hs; Hs suy nghĩ, lắng nghe.
? Sưu tầm bài thơ, bài hát có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh?
Hs trả lời: “Lượm” – Tố Hữu, “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh quan, “Mưa” – Trần Đăng Khoa, “Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi
G: Gọi Hs khác nhận xét => Đưa 1 vài bài thơ tiêu biểu => Yêu cầu Hs chỉ ra từ tượng hình và từ tượng thanh, tác dụng của chúng.
G cho Hs nghe bài “Nhạc rừng”.
* Hướng dẫn về nhà (3’)
Bài cũ:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập còn lại.
- Viết đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) có sử dụng ít nhất một từ tượng thanh, một từ tượng hình?
GV gợi ý: Đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Về hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, có độ dài 6-8 câu, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng. Chủ đề tự chọn. 
- Về nội dung: Đoạn văn tự sự hoặc miêu tả, hướng vào chủ đề chung. Có sử dụng ít nhất một từ tượng thanh, một từ tượng hình
5. Rút kinh nghiệm.
- Kế hoạch và tài liệu dạy học:...................................................................................
- Tổ chức hoạt động cho HS:......................................................................................
- Hoạt động của HS:...................................................................................................
PHỤ LỤC
TƯ LIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO ÁN.
1. Hình ảnh – HĐ 1: phần khởi động:
Câu 1: Bạn hãy cho tớ biết: các từ“lanh lảnh, oang oang, ồm ồm” được xếp vào trường từ vựng nào? 
Đáp án: Trường từ tiếng nói.
Câu 2: Bạn hãy tìm cho tớ 1 từ láy thuộc trường từ vựng “ tư thế của con người”?
Đáp án: lom khom, 
Câu 3: Bạn hãy tìm cho tớ biết 1 từ láy chỉ âm thanh khi vào lớp hoặc ra chơi chúng ta sẽ nghe thấy.
Đáp án: tùngtùng.
Câu 4: Bạn hãy cho tớ biết tiếng kêu của chiếc đồng hồ quả lắc?
Đáp án: Tíchtắc.
Câu 5: Bạn hãy cho tớ biết các từ “ ngoằn nghèo, khúc khuỷu, thườn thượt” được xếp vào trường từ vựng nào?
Đáp án: Trường từ “đặc điểm con đường”
2. Ngữ liệu (hình ảnh, âm thanh) sử dụng trong BT nhanh “Thính tai nhanh mắt” – Phần 2: Hình thành kiến thức.
Quạ
Bò
Mèo
 Con Mèo Con Bò Con Quạ
Tắc kè
Tu hú
 Chim Tu hú Con Tắc kè 
 Mũm mĩm
 Lom khom Lấp lánh
 Chói chang/rực rỡ rào rào đùng đùng
3. Câu hỏi TNKQ sử dụng trong ipad – HĐ3: phần luyện tập.
Câu 1: Từ nào dưới đây không phải từ tượng hình?
A. móm mém.
B. xồng xộc.
C. vội vã.
D. ư ử
Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh?
A. ư ử
B. hu hu
C. ve vẩy
D. khúc khích
Câu 3: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông sau các ý kiến dưới đây:
A. Từ tượng hình tượng thanh phần lớn là các từ láy.
Đ
B. Từ láy là từ tượng hình và từ tượng thanh.
S
C. Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị biểu cảm cao.
Đ
Câu 4: Các từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùng trong loại văn bản nào?
A. Miêu tả và nghị luận.
B. Tự sự và miêu tả.
C. Nghị luận và biểu cảm.
D. Tự sự và nghị luận.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm hoàn chỉnh:
“ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người”.
Câu 6: Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô dẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
A. gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống.
B. dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy.
C. thể trạng của những người làm tay sai.
D. người có thân hình gầy, cao.
Câu 7: Nối cột A với cột B để được câu đúng:
A
B
1. Ha ha
a. Tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác .
2. Hô hố
b. Tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí 
3. Hì hì
c. Cười thoải mái, vui vẻ , không cần giữ gìn .
4. Hơ hớ
d. Tiếng cười phát ra đằng mũi, thích thú, có vẻ hiền lành.
5. Khúc khích
e. Tiếng cười to
6. Ha hả
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e.
B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 6-e 
C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.
D. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 6-a.
Câu 8: Cho các câu văn sau ( Trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và cho biết có những từ tượng thanh nào?
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
A. soàn soạt, bịch, bốp.
B. rón rén, soàn soạt, trói.
C. rón rén, bịch, bốp.
D. soàn soạt, rón rén, bịch.
4. Đoạn văn mẫu tham khảo – HĐ 4: Phần vận dụng.
 “ Những chiếc lá rơi bên thềm rơi xào xạc, chợt nhận ra mùa hè đã lặng lẽ đi qua để cho mùa thu đang thỏ thẻ trở về. Mới đây chúng ta vẫn còn đón những cơn mưa xối xả, cái nắng chói chang của mùa hè và những chú ve kêu râm ran. Thời tiết những năm gần đây không còn tuân theo quy luật tự nhiên. Trái đất nóng lên kéo theo đó là sự biến đổi khi hậu đã và đang dóng lên hồi chuông cảnh báo về những trận thiên tai dữ dội. “Mẹ thiên nhiên” đang tức giận với chúng ta bởi chính chúng ta khiến cho “mẹ” lờ đờ, mệt mỏi với những tác động xấu đến môi trường. Giờ đây chúng ta cần phải hành động vì một môi trường sống lành mạnh, vì một thế giới màu xanh”

File đính kèm:

  • docBai 4 Tu tuong hinh tu tuong thanh_12710338.doc
Giáo án liên quan