Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 - Hồ Thanh Tâm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.

2. Kĩ năng

 Xây dựng đoạn văn thuyết minh hợp lí, kĩ năng phát hiện lỗi sai trong cách sắp xếp ý và chữa lại.

3. Thái độ

Tích cực, tự giác học tập, luyện tập viết đoạn

II. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của GV:

 Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS:

 Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:

PP : Nêu vấn đề, phân tích, vấn đáp.

KT: Động não.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2 Bài mới:

a. ĐVĐ: Ở học kỳ I, các em đã làm quen với kiểu văn bản thuyết minh. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh như thế nào cho hợp lý.

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:

 

doc136 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người viết đưa ra để giải quyết vấn đề trong bài văn nghị luận.
2. Ví dụ
* Xác định luận điểm trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( Luận điểm xuất phát).
- Lịch sử ta.chứng tỏ tinh thần yêu nước.
- Đồng bào ta ngày naytrước.
- Bổn phận của chúng ta... (Luận điểm chính)
* Xác định luận điểm trong bài "Chiếu dời đô":
- Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô.
- Đại La là nơi trung tâm bậc nhất.
- Ta muốn dùng đất ấy để định đô.
-> Đây là văn bản nghị luận vì nội dung bàn bạc về một vấn đề cần dời đô.
=> Luận điểm phải có hệ thống bao gồm luạn điểm chính, luận điểm phụ, luận điểm xuất phát.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn NL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Vấn đề được đặt ra trong “ Tinh thần yêu nước .” Là gì? 
-> Tinh thần yêu nước của nhân ta.
Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó nếu trong bài tác giả chỉ đưa ra luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”-> không đủ làm rõ vấn đề.
- Trong bài “ Chiếu dời đô” vấn đề gì được đặt ra? Cần phải dời đô đến Đại La
- GV nêu câu hỏi (b) SGK? 
-> Không đủ làm sáng tỏ vấn đề-> không đạt được mục đích.
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
II/ - Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
- Chỉ đưa ra luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”
-> không đủ làm rõ vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân ta. .
- Luận điểm " Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" 
-> Không đủ thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề "cần dời đổi kinh đô" -> không đạt được mục đích.
=> Trong bài văn nghị luận: luận điểm cần phải phù hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV cho HS đọc kĩ nội dung ở mục III1 (SGK). 
- Em rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
GV cho HS đọc to, rõ ghi nhớ (SGK) 
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
- Hệ thống 1: phù hợp vì:
+ Nội dung chính xác
+ Liên kết nhau
+ Các ý rành mach, không lặp nhau, sắp xếp trình tự hợp lí.
- Hệ thống 2: không đạt, chưa phù hợp vì:
+ Luận điểm a), b) chưa chính xác
+ Luận điểm c) chưa phù hợp vấn đề và không liên kết với a),b).
+ Luận điểm a) không đủ cơ sở để dẫn đến b).
=>Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Hoạt động 4: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gợi ý HS làm bài tập 2 (SGK)
IV. Luyện tập
BT1
Luận điểm: Nguyễn Traixlaf tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
BT2
3.Củng cố KT-KN
HS đọc lại ghi nhớ.
4. Dặn dò
Bài cũ: - Nắm nội dung bài học, làm bài tập 1 (SGK). Làm bài tập 3, 1 ( SGK).
Bài mới: - Chuẩn bị bài viết đoạn văn.
V. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 100	Ngày soạn: 12/3/2019
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp
 2. Kĩ năng 
- Kĩ năng viết đoạn văn, kĩ năng xác định câu chủ đề, ý chủ đề.
 3. Thái độ 
- Có ý thức vận dụng khi làm bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
PP : Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, vấn đáp.
KT: Khăn phủ bàn, động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ: 
 	Luận điểm là gì? có mấy cách trình bày đoạn văn thường gặp?
2 Bài mới:
Hoạt động 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HS đọc kĩ đoạn văn trong SGK
- Đâu là câu chủ đề ( câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn?
- Câu chủ đề của từng đoạn được đặt ở vị trí nào?
- Đoạn nào đựơc viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? dấu hiệu nào giúp em dễ dàng nhận biết 2 dạng đoạn văn trên? 
- Phân tích cách trình bày diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn?
GV cho HS đọc ghi nhớ ( điểm 1, 2 ) lập luận là gì?
- Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn? GV gợi ý HS tìm các luận cứ.
- Có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn, tác dụng?
-GV nêu tiếp câu hỏi d (SGK)? 
-> Làm cho đoạn văn xoáy vào ý chung, làm cho bản chất thú vật của địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK).
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
1. Ví dụ
2. Nhận xét
* Ví dụ 1
- Xác định câu chủ đề: “ Thật là chốn tụ hội muôn đời”
-> Vị trí: Cuối đoạn - quy nạp.
- Câu chủ đề: đồng bào ta ngày nay.ngày trước”.
 -> Vị trí: Đầu đoạn - diễn dịch.
* Ví dụ 2
- Luận điểmchất chó đểu giả của giai cấp nó.
- Luận cứ: chính xác đầy đủ, chân thực -> đựơc sắp xếp một cách hợp lí.
=> Làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác, có sức thuyết phục mạnh mẽ. 
3. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Đọc 2 câu văn sau (SGK) và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ?
HS đọc kĩ nội dung bài tập 2
Lưu ý trình tự tăng tiến của luận cứ.
GV yêu cầu mỗi HS viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm a
II. Luyện tập
Bài tập 1
a). Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
b). NH thích truyền nghề cho bạn trẻ.
Bài tập 2
- Luận điểm: TH là một người tinh lắm.
- 2 luận cứ: 
+ TH đã ghi được..quê hương.
+ Thơ TH.cvật.”
Bài tập 3a
3. Củng cố KT-KN
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
4. Dặn dò
Bài cũ: 
Nắm kiểu văn bản nghị luận đã học ở lớp 7.
Học cách lập luận ở bài học, nắm ghi nhớ.
Làm bài tập 4, 3b.
Bài mới:
 Đọc văn bản, soạn bài: Bàn luận về phép học.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 101 	Ngày soạn: 13/3/2019
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
 2. Kĩ năng 
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc sắp xếp và trình bày luận trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi và quen thuộc.
 3. Thái độ
Tìm và sắp xếp, trình bày luận điểm thành một hệ thống.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
PP : Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, vấn đáp.
KT: Khăn phủ bàn, động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ: 
 Có những cách nào để trình bày luận điểm thành một đoạn văn? cần lưu ý điều gì trong cách lập luận, trong quá trình diễn đạt?
2 Bài mới:
 	a. ĐVĐ: Ở những tiết trước, các em đã cho biết cách trình bày luận điểm thành đoạn văn, nắm được mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết cũng như mối quan hệ giữa các luận điểm. Tiết học “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm” hôm nay nhằm giúp các em cũng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm, biết vận dụng những hiểu biết đó vào bài làm văn nghị luận.
	b. Bài mới
Hoạt động 1: Xây dựng hệ thống luận điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV cho HS đọc kĩ lại đề bài (SGK)
- Bài làm cần làm sáng tỏ điều gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì?
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc kĩ những luận điểm nêu ra ở SGK. Đ
-Để giải quyết vấn đề, theo em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ở mục II1 đó không? Vì sao?
- Em hãy thêm, bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy để đạt được một bố cục rành mạch, hợp lí và chặt chẽ hơn?
GV cho HS tự sắp xếp, gọi 2, 3 HS trình bày. HS khác nhận xét.
I. Xây dựng hệ thống luận điểm
1. Đọc và nhận xét:
- Những luận điểm có nội dung không phù hợp: a
- Sự sắp xếp các luận điểm chưa thật hợp lí: vị trí của b làm cho bài thiếu mạch lạc; d không nên đứng trước e.
2. Sắp xếp, điều chỉnh lại:
- Đất nước cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “ Đài vinh quang” 
- Quanh ta có những tấm gương.đáp ứng được yêu cầu cảu đất nước.
- Muốn giỏi thành tài phải chăm học.
- Một số bạn ham chơi chưa chăm làm cho thầy cô bố mẹ buồn.
- Nếu bây giờ càng ham
- Vậy nên bớt vui chơi chịu khó học hành.
Hoạt động 2: Trình bày luận điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Để giúp bạn trình bày luận điểm e thành đoạn văn nghị luận, em sẽ chọn câu nào ở mục 2a để giới thiệu luận điểm e? có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a ghi ở trong bài đều chính xác không? Vì sao?
-> GV hướng dẫn học sinh có thể chọn câu 1 hoặc 3. yêu cầu học sinh nhận xét sự khác nhau của hai cách đó.
- Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào khác không?
- Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây (mục 2b SGK) theo trình tự nào để trình bày luận điểm e được rành mạch và chặt chẽ? ( GV cho HS thảo luận nhóm- sau đó gọi đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét để nhận thấy trình tự ấy là hợp lý.
- Bài nghị luận nào cũng có kết bài. Vậy có thể suy ra đoạn văn nghị luận nào cũng có kết đoạn không? Em nên viết câu kết cho đoạn văn em vừa viết như thế nào để đáp ứng yêu cầu mà SGK đưa ra.
- Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? 
- Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp và ngược lại? 
->Thay đổi vị trí câu chủ đề..
- Có phải chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề không? 
->Không. Cần sữa những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi
- Sau khi học sinh viết đoạn văn trình bày luận điểm. Giáo viên gội 2, 3 HS đọc to trước lớp.
Gọi học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên nêu ý kiến, chỉ rõ ưu khuyết điểm của mỗi HS.
II. Trình bày luận điểm
1. Giới thiệu luận điểm:
Lưu ý: câu t2- xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm trên vì chúng không có mối quan hệ nhân quả để nối bằng “do đó”.
2. Sắp xếp luận cứ:
Không cần thay đổi vì trình tự đã rành mạch, chặt chẽ, luận cứ sau gắn kết luận cứ trước.
3. Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
4. Nhận xét:
5. Trình bày đoạn văn nghị luận trước lớp.
3.Củng cố KT-KN
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần lưu ý điều gì? luận điểm có mối quan hệ như thế nà với vấn đề cần giải quyết?
4. Dặn dò
Bài cũ: 	- Nắm kĩ hai ghi nhớ
- Làm bài tập mục II4 ( SGK).
Bài mới:	- Chuẩn bị kiến thức cần thiết để viết bài văn số 6, văn nghị luận.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 102+103	Ngày soạn:17/3/2019
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết văn nghị luận giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những king nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt.
 2. Kĩ năng 
- Lập luận, tìm và sắp xếp luận điểm, trình bày luận điểm thành đoạn văn nghị luận.
 3. Thái độ
- Có thái độ tu dưỡng rèn luyện thành người toàn diện
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của GV: Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập kĩ về văn nghị luận, giấy kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
PP : Nêu và giải quyết vấn đề.
KT: Động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2 Bài mới
a. Đề ra
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hãy giải thích câu nói trên.
b. Yêu cầu:
- Xác định đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Bố cục đầy đủ.
- Xác định luận điểm phù hợp.
c. Dàn ý:
*/ Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề và nêu vấn đề.
*/ Thân bài.
- Giải thích tài, đức
+ Tài: Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng để hoàn thành công việc, đặc biệt trong hoàn cảnh, tình huống khó khăn.
	+ Đức: Đạo đức, hết lòng phục vụ, tận tụy với công việc, có tác phong tốt. 
- Mối quan hệ giữa tài và đức:
	+ Có tài lại có đức thật là đáng quý.
	+ Có tài mà không có đức là vô dụng.
	+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
	+ Đức và tài quan hệ với nhau, bổ sung ý nghĩa chặt chẽ cho nhau, đức là yếu tố quyết định, tài là yếu tố then chốt.
- Suy nghĩ về lời khuyên của Bác
*/ Kết bài.
- Khẳng định lời dạy của Bác
- Rút ra bài học cho bản thân.
d. Biểu điểm
+ Điểm 9, 10: - Đầy đủ nội dung, lập luận chặt chẽ, luận điểm chính xác, phù hợp đầy đủ. Lời văn trong sáng ngôn ngữ dễ hiểu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
+ Điểm 7, 8: Nội dung cơ bản đầy đủ, hệ thống luận điểm phù hợp song diễn đạt chưa trôi chảy.
+ Điểm 5, 6: Nắm được kiểu bài song diễn đạt còn lũng cũng, sai lỗi chính tả
+ Điểm 3, 4: Chưa biết cách tìm sắp xếp luận điểm. Diễn đạt còn yếu sai chính tả.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.
3.Củng cố KT-KN
GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.
4. Dặn dò
Bài cũ: 	- Ôn tập lại những kiến thức vè văn nghị luận
 	- Tìm đọc các văn bản nghị luận và học tập cách viết.
Bài mới:	- Soạn bài: Chuẩn bị trước bài câu “ Thuế Máu”
- Soạn bài thoe hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 104	Ngày soạn: 17/3/2019
THUẾ MÁU
(Nguyễn Ái Quốc )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khóc.
- Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận
2. Kĩ năng 
- Đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
 3. Thái độ
- Căm thù chế độ thực dân Pháp trước đây, biết đồng cảm với số phận bí thảm của người dân các xứ thuộc địa, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
PP : Đọc diễn cảm, tổ chức tiếp nhận tác phẩm, phân tích, vấn đáp.
KT: Khăn phủ bàn, động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ: 
 	Em hiểu được giá trị nội dung gì qua văn bản “ Bàn luận về phép học”? văn bản đó có còn giá trị thực tiễn đối với việc học ngày nay không? Giải thích việc nhận xét của em?
2 Bài mới:
 	a. ĐVĐ: Những năm 20 của thế kỉ XX là thời kì hoạt động sôi nỗi của người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ công sản kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong những hoạt động cách mạng ấy có những sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh. “ Thuế máu” là chương đầu tiên của “ Bản án chế độ thực dân pháp”.Ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khóc. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của thực dân, đế quốc.
	b. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Em biết được điều gì về tác giả?
- Dựa vào chú thích, hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm? Đoạn trích thuế máu thuộc chương nào trong tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : Nguyễn Ái Quốc
2. Tác phẩm:
“ Bản án chế độ thực dân pháp”
Vị trí đoạn trích: nằm trong chương 1.
Lưu ý đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận được nghệ thuật trào phúng của tác giả.
GV gọi 3HS đọc 3 phần của văn bản.
GV kiểm tra sự hiểu biết của HS qua một số từ.
3/ Đọc – Chú thích:
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “ Thuế máu”?
- Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên điều gì?
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tìm hiểu cách đặt tên chương, tên các phần:
- Thuế máu: + Phản ánh một thủ đoạn bốc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa.
+ Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa ( bị bóc lột xương máu) bộc lộ sự căm phẫn t/ độ mỉa mai.
- Tên các phần: gợi qúa trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị-> Thể hiện sự phê phán triệt để của Bác.
3. Củng cố KT-KN
- Đọc văn bản “ Thuế Máu” em hiểu gì về cách đặt tên chương, tên các phần của văn bản.
4. Dặn dò
- Tìm hiểu những yếu tố biểu cảm được đ ưa vào bài và tác dụng của chúng?
- Làm bài tập phần luyện tập
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 105	Ngày soạn:19/3/2019
THUẾ MÁU (Tiếp theo)
(Nguyễn Ái Quốc ) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khóc.
- Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận
2. Kĩ năng 
- Đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
 3. Thái độ
- Căm thù chế độ thực dân Pháp trước đây, biết đồng cảm với số phận bí thảm của người dân các xứ thuộc địa, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC
PP : Đọc diễn cảm, tổ chức tiếp nhận tác phẩm, phân tích, vấn đáp.
KT: Khăn phủ bàn, động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ
Em hiểu gì về cách đặt tên chương, phần của văn bản?
2 Bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gọi HS đọc diễn cảm phần 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12846667.doc