Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2015+2016 - Vương Thị Thu Thủy

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức :

- Khái niệm về thể loại hồi ký.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.

-Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen , độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kĩ năng :

- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký.

- Vận dụng các kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 3.Thái độ :

 - Tình yêu mẹ và những người thân yêu quanh mình.

 - Có được những kiến thức sơ giản về văn hồi kí

 - Hiểu được nỗi đau bị hắt hủi của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha, tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình.

 - Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

II . PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC :

 -Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thuyết trình.Thảo luận.

 -Kĩ thuật động não. Trình bày một phút.

III. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứ bài. Soạn bài .

 - Vài nét về nhà văn Nguyên Hồng.

 - Hình ảnh minh họa “ Bé Hồng nằm trong lòng mẹ ”

2. Chuẩn bị của HS:

 - Học bài cũ.

- Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Bài cũ:

 ? - Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu?

 2. Bài mới

Đặt vấn đề:

Ai chưa từng xa mẹ một ngày, ai chưa từng chịu cảnh mồ côi cha, chỉ còn mẹ mà mẹ cũng phải xa con thì không dễ dàng đồng cảm sâu xa với tình cảnh đáng thương và tâm hồn nồng nàn, tình cảm mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khốn khó của mình. Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại, nhớ lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại mà thấm đẫm tình yêu - tình yêu Mẹ.

 

doc201 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2015+2016 - Vương Thị Thu Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................
	
Tiết 34 	HAI CÂY PHONG (tiếp theo)
( Trích Người thầy đầu tiên )
(Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích .
	- Sự gắn bĩ của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lịng biết ơn người thầy Đuy-sen .
	- Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lới văn giàu cảm xúc .
 2.Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự .
 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích .
 3.Thái độ: 
 - Tình thầy trò và lòng biết ơn với người có công vun trồng nền giáo dục
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp; thuyết trình.Thảo luận. 
 - Kĩ thuật động não. 
 - Trình bày một phút.
III. CHUẨN BỊ :
 	1. Chuẩn bị của GV: 
-Soạn bài - Nghiên cứu tài liệu.
 - Tác phẩm Người thầy đầu tiên
2. Chuẩn bị của HS : 
- Học bài củ, soạn bài mới,
 - Tìm đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên ”
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
1. Bài cũ:
	- Chấm vở soạn của HS ( 3-5 HS)	
2. Bài mới:
Hoạt động 1: II.Đọc –hiểu văn bản. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc lại phần được kể theo mạch chúng tôi. 
GV : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi, có mấy đọan ? Nội dung từng đọan ? 
-Trong hai đọan ấy, đọan nào thực sự làm cho cả người kể lẫn bọn trẻ ngây ngất ? (đoạn 2 )
GV : Hình ảnh hai cây phong được phác thảo bởi những chi tiết nào ? Qua những chi tiết phác thảo đơn sơ ấy nhưng ta lại thấy h/ ả hai cây phong như thế nào ?
Giáo Viên : Hai cây phong hiện ra tuyệt đẹp với những kỉ niệm trong sáng của kí ức tuổi thơ. Rõ ràng hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết , bao dung và gắn bó với lũ trẻ trong làng. Gv : Khi bọn trẻ trèo lên cành cao của hai cây phong, chúng nhìn thấy những gì ? Tại sao chúng say sưa, ngây ngất ? 
GV:Bức phác hoạ này thể hiện điều gì trong lòng bọn trẻ ?
- Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa .
*HS thảo luận nhóm trả lời 
Học sinh đọc lại phần đầu với mạch kể : « tôi »  
GV : Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt với nhân vật tôi ? Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng ?
GV :Hình ảnh hai cây phong có vị trí như thế nào trong lòng  tôi ? 
GV : Nguyên nhân nào khiền hai cây phong trở thành vị trí độc tôn và khơi nguồn cảm hứng nhân vật tôi ? 
GV : Hai cây phong, trong hồi ức của nhân vật tôi, hiện ra cụ thể như thế nào ?
GV : Nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?
Tác giả kết hợp miêu tả , so sánh , biểu cảm dựng lại hình ảnh hai cây phong thật sinh động có hồn vía như con người .
GV : Tại sao khi đã trưởng thành, đã hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong – đó chỉ là chân lí giản đơn mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa ? Có phải ai cũng có tâm trạng như anh không ?
 . Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niệm thời thơ ấu đ/v mỗi người trong cuộc đời .Tất nhiên không phải ai cũng có tâm trạng như vậy.
GV : Điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì ? Điều đó lại có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện ?
GV chốt : Hai cây phong sở dĩ trở nên đăc biệt , ngoài những lí do đã phân tích trên, chủ yếu còn gắn với tên tuổi một người – nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên - có công xây dựng ngôi trường đầu tiên , xóa mù chữ cho lớp trẻ con của làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau CMT10 . Chính thầy đã đem hai cây phong non về đây , cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai. 
2 Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Hai cây phong : khổng lồ nghiêng ngả đung đưa, bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc , cành cao ngất 
à đẹp diệu kì .
- Thế giới đẹp vô ngần : chân trời xa thẳm,thảo nguyên hoang vu , dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục ...
àkhao khát và ước mơ được khám phá.
3/ Hai cây phong và thầy Đuy- sen .
- Hai cây phong : Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng .
- Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá 
- Gắn với thầy giáo trường làng Đuy-sen.
- Gởi gấm vào hai cây phong non ước mơ , hi vọng của những đứa trẻ nghèo khổ .
Hoạt động 2: 	III. Tổng kết :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
-Nêu ý nghĩa của văn bản ?
-Những nét chính về nghệ thuật của văn bản trên ?
- GV gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK 
1. Ý nghĩa văn bản : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
2. Nghệ thụât : 
- Lựa chọn ngôi kể , người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo .
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa , truyền sự rung cảm đến người đọc .
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú . 
* Ghi nhơ(SGK) 
3.Củng cố:
 	 	- Đọc diễn cảm lại bài. 
 	 	- Qua đó, em thấy tình cảm của mình đối với quê hương như thế nào?
 	 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học bài. 
 	- Soạn bài: Ôn tập truyện ký Việt Nam
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
	Ngày soạn: 25/10/2015
Tiết 35+36	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức :
 - Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Kĩ năng :
 - Rèn luyên các kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 3.Thái độ : 
 - Ý thức rèn luyện kỹ năng làm văn .
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Thực hành viết 	
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
Soạn bài – ra đề .
Chuẩn bị của HS: 
Ôn bài - Chuẩn bị bài làm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ: Kiểm tra s ự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
 a:Đề bài
 Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ?
 b:Hướng dẫn HS làm bài
Nội dung
 1.Mở bài
 - Giới thiệu được truyện ngắn lão Hạc- nhân vật lão Hạc 
 - Lí do dẫn dắt người đọc vào việc chứng kiến lão kể chuyện bán chó với ông Giáo
 2.Thân bài 
 - Chỉ kể lại đoạn lão sang nhà ông Giáo kể về việc mình bán cậu vàng ntn )
 + Lão Hạc sang chơi bên ông Giáo- ông Giáo mời hút thuốc, xơi nước..
 + Nói lí do nhờ ông Giáo chút việc, kể cậu vàng đi rồi
 + Kể việc bán chó, lão bưng mặt khóc
 + Lí do lão bán chó: thóc gạo đắt, lão già ốm yếu, không làm thuê, cậu vàng ăn khoẻ.
 + Những hành động vàng thể hiện với chủ
 + Sự ân hận của lão khi bán cậu vàng
 + Lão đưa tiền dành dụm và bán chó gửi ông giáo
 3.Kết bài
 - Cảm nghĩ của mình về hành động, việc làm của lão Hạc
Hình thức
1.Thể loại:đúng
2.Diễn đạt mạch lạc, lưu loát
3.Ngôn ngữ:Dùng từ, đặt câu, viết đoạn
3.Củng cố:
- Gv thu bài 
- Nhận xét tinh thần làm bài của học sinh.
- Nêu một số vấn đề cơ bản. 
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
- Tiếp tục ôn thể loại tự sự.
- Chuẩn bị bài: Nói quá .
- Mỗi Hs tìm 5 thành ngữ hoặc tục ngữ, ca dao có sử dụng cách nói quá sự thật. 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
	 
 Tiết 37 	NÓI QUÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 	- Học sinh hiểu được khái niệm và giá trị biểu cảm của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.
	3.Thái độ :
	- Yêu thích và tự hào về sự phong phú của Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại – Phân tích – Diễn giảng
- Động não - Trình bày một phút
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Soạn bài – Một số câu thơ , ca dao ,tực ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
2. Chuẩn bị của HS: Học bài - Làm bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt đông 1 I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
Gv: Cách nói của các câu tục ngữ, ca dao trên có đúng sự thật không?
- Không đúng với sự thật, tác dụng nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc.
Gv: Cách nói trên có tác dụng gì?
- Tác dụng biểu cảm.
Bài tập nhanh: Cho biết tác dụng nói quá trong các câu ca dao sau:
- Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo.
- Phóng đại để nói lên nỗi cực khổ của người lao động trong xã hội cũ.
- Bao giờ cây cải làm đinh,
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
- Nói quá lên để khẳng định rằng việc đó không bao giờ thực hiện được.
- Đêm nằm lưng chẳng thấy giường, 
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
- Nói quá để nói lên sự sốt ruột chờ đợi.
Gọi 2 Hs đọc mục ghi nhớ (Sgk)
3. Ghi nhớ: SGK
Gv: Chốt lại nội dung mục ghi nhớ.
Hoạt đông 2: II. Luyện tập 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ?
Bài tập 1:
a. Sỏi đá... thành cơm: thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhằn nhọc (nghĩa bóng: Niềm tin vào bàn tay lao động).
b. Đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c. Thét ra lửa: kẻ có quyền sinh quyền sát đối với người khác.
Bài tập 2:
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi. 
b. Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. Nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống?
Bài tập 3:
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá?
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp bể.
- Công việc lấp bể vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
Bài tập 4: 
? Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
Trơn như mỡ. Nhanh như cắt. Lừ đừ như ông từ vào đền. Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông. Hôi như cú. Lúng túng như gà mắc tóc. Ngáy như sấm.
3.Củng cố:
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học bài cũ. 
 	- Làm tiếp các bài tập còn lại.
 	- Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
	
Tiết 38	ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 	- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của từng nhân vật trong tác phẩm truyện.
2.Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
	3.Thái độ :
 	- Hiểu biết về truyện ký Việt Nam những năm 30-45.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại
 - Trình bày một phút
II CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
Soạn bài - Tìm đọc các tác phẩm đã học . Làm bài tập 1 vào giấy A3
2. Chuẩn bị của HS: 
Học bài - Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
	2.Bài mới:
 	Hoạt đông 1:	I.Hệ thống các văn bản truyện kí đã học ở kì I lớp 8 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hs lên treo Bài tập 1 đã chuẩn bị ở nhà 
Hs trình bày 
Gv nhận xét , bổ sung 
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học . 
Thanh Tịnh (1911-1988) 
Truyện ngắn
Tự sự 
(xen trữ tình)
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đấu tiên đến trường của tuổi học trò.
So sánh đặc sắc. Kể chuyện kết hợp với 
miêu tả và biểu cảm .
Trong lòng mẹ .
Nguyên Hồng
(1918-1902)
Hồi kí 
Tự sự 
(xen trữ tình )
Nỗi cay đắng, tủi cực của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng
Cảm xúc, tâm trạng
 nồng nàn , mãnh liệt;
 sử dụng những hình 
ảnh so sánh , liên 
tưởng táo bạo .
Tức nước vỡ bờ . Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn .
Khắc họa nv và miêu
tả hiện thực một cách chân thực , sinh động .
Lão Hạc .
Nam Cao 
(1915- 1951)
Truyện ngắn
Tự sự 
(xen trữ tình)
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong XH VN trước CM tháng tám.
Nhân vật được đào
 sâu tâm lí ,cách kể chuyện tự nhiên ,linh họat , vừa chân thực
 vừa đậm chất triết lí 
và trữ tình .
Hoạt động 2: 	II. Những đặc điểm giống và khác nhau về nội dung, tư tưởng và hình thức 
của bài 2,3,4
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HS nêu nhưng diểm giống nhau và khác nhau của 3 văn bản đã học owrcacs bài 2,3,4
HS nhận xét
GV nhận xét, chốt lại nội dung chính
1. Giống nhau:
 a. Về thể loại văn bản: 
-Văn bản tự sự hiện đại.
b. Thời gian ra đời: 
- Trước cách mạng, trong giai đoạn 1930 - 1945.
c. Đề tài, chủ đề: 
- Con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả.
- Đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ, bị vùi dập.
d. Giá trị tư tưởng: 
- Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng nhưng tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).
e. Giá trị nghệ thuật:
- Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với đời sống, ngôn ngữ rất giản dị, cách kể chuyện và miêu tả, tả tâm lí rất cụ thể và hấp dẫn.
* Đó chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước CMT8 - dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẻ và rực rỡ những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX, đem lại cho dòng văn học hiện đại Việt Nam những tên tuổi nhà văn và tác phẩm kiệt xuất: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài,...
* Văn học hiện thực phê phán Việt Nam góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam về nhiều mặt: đề tài, chủ đề, thể loại đến xây dựng nhân vật, ngôn ngữ...
2. Khác nhau: Dựa vào bảng hệ thống.
 	3.Củng cố:
 	- Các văn bản 2,3,4 có những đặc điểm gì giống nhau.
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Ôn lại phần truyện kí Việt Nam.
 	- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
 	- Làm tiếp các bài tập còn lại.
 	- Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 39 	THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trương sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi nilông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo lên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng : 
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
	3.Thái độ : 
	-Xây dựng trường , lớp xanh , sạch đẹp
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại - Thảo luận.
- Động não
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn bài 
- Sưu tầm những tấm ảnh về môi trường bị tàn phá.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Học bài 
- Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Bài cũ:
- Em hãy nêu khái niệm văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
GVH : Nêu xuất xứ của văn bản ? 
 Văn bản được sọan thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất .(thế giới đặt ra chủ đề: một ngày không dùng bao ni- lông).
HS đọc văn bản / sgk /105 .
GVH: Nêu nội dung chính của văn bản ? (tác hại của việc sử dụng bao bì nilông và động viên mọi người hạn chế sử dụng nó)
GVH: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Giới hạn và ND từng phần ?
HS: 
1 . Xuất xứ tác phẩm : 
Dựa vào bức thông điệp gửi ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất .
2. Đọc – Chú thích : 
3. Bố cục : 3 phần .
+ P1: Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 
+ P2: phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông , từ đó nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông .
+ P3: Lời kêu gọi mọi người : một ngày không dùng bao nilông .
Hoạt động 2 II. Đọc- hiểu văn bản :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc lại đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
 Những sự kiện nào được thông báo trong phần 1 ? 
-Ngày Trái Đất được khởi xướng nhằm mục đích gì ? Vì sao có nhiều nước tham gia ? Chủ đề của ngày Trái Đất năm 2000 là gì ? 
- Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự kiện đó ? 
- Từ đây em thu nhận được những nội dung quan trọng nào được nêu trong phần đầu văn bản ? 
 Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất. Việt Nam cùng hành động một ngày không dùng bao bì ni lông. 
Ở Việt Nam , bao nilông được sử dụng với số lượng ntn ? Có điều gì đáng báo động về việc sử dụng và thu gom bao bì nilông ở Việt Nam ?
GVH : Theo các nhà khoa học , vì sao bao bì ni lông có thể gây nguy hại môi trường ?
 Tùy theo từng lọai nilông , chúng có thể tồn tại từ 20 đến 5000 năm 
- Vậy dùng bao bì ni-lông rất có hại . Văn bản đã thống kê mức độ gây hại của bao bì nilông ntn ? Việc thống kê ở đây có điều gì đặc biệt gây ấn tượng cho người đọc ?
GVH: Ngòai những tác hại cơ bản, còn có những tác hại nào khác?
- Hiện nay cách xử lý bao bì ni- lông ở nước ta ntn? Em có nhận xét gì về cách xử lý ấy ? (Học sinh trao đổi 2 phút).
GVH : Các tác hại đó có ảnh hưởng như thế nào đến con người ?
GVH: Nhận xét về cách thuyết minh của tác giả về cách nêu nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bao ni- lông ?
GVH: Trước hiểm họa của việc sử dụng bừa bãi bao bì nilông, tg kêu gọi phải làm gì ? 
GVH: Theo em sự kêu gọi đó có thiết thực không, có thể làm được không ? Muốn thực hiện tốt thì cần phải có thêm điều kiện gì ?
HS: Có khả năng thực thi vì nó tác động vào ý thức của mỗi người . Tuy nhiên , nếu bản thân mỗi người không tự giác, không ý thức đầy đủ tính chất nghiêm trọng và lâu dài, k từ bỏ thói quen thì những biện pháp trên cũng chỉ là những lời kêu gọi suông trên giấy mà thôi .
GVH: Các biện pháp ấy đã triệt để , đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa ? Vì sao ?
HS: Chưa . Muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì tuyệt đối không sản xuất lọai bao bì này ở khắp nơi trên thế giới .
GVH: Tại sao văn bản không đề nghị bỏ hẳn bao ni lông ? Đề nghị hành động Một ngày không dung bao ni

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12846666.doc
Giáo án liên quan