Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7: Đánh nhau với cối xay gió

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1. Kiến thức: thấy rõ nghệ thuật của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

 2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật, cảm thụ văn học.

 3. Thái độ: HS biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình sao cho trở thành người hoàn thiện.

 4. Hình thành năng lực: HS có năng lực đọc, phân tích, cảm thụ TPVH.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn GA, chân dung Xéc-van-tét; hướng dẫn HS chuẩn bị bài .

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7: Đánh nhau với cối xay gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
	1. Kiến thức: thấy rõ nghệ thuật của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
	2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật, cảm thụ văn học. 
	3. Thái độ: HS biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình sao cho trở thành người hoàn thiện.
	4. Hình thành năng lực: HS có năng lực đọc, phân tích, cảm thụ TPVH.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Soạn GA, chân dung Xéc-van-tét; hướng dẫn HS chuẩn bị bài . 
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)
 Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- GV: Giới thiệu bài.
- HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới.
Bài hôm nay các em sẽ được học đoạn trích các em sẽ được học là “Đánh nhau với cối xay gió trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-tét (Tây Ban Nha).
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:
 *Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung về văn bản (20’):
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.
- GV: Qua phần chuẩn bị ở nhà và phần chú thích dấu sao, em hãy nêu vài nét chính về nhà văn Xéc-van-tét và sự nghiệp văn chương của ông.
- GV?: Xuất xứ của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
- HS trả lời, GV chốt ý.
- GV Hướng dẫn HS đọc đúng giọng diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm trong vb; GV đọc mẫu và gọi HS đọc. Mỗi HS đọc một phần VB.
- GV?: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết?
- GV?: Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? 
- HS trả lời, GV chốt ý và chuyển ý.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả, tác phẩm:
- Xéc-van-tét là nhà văn Tây Ban Nha nổi tiếng với bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
- Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét.
 2. Đọc văn bản:
 3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm + miêu tả.
 4.Bố cục: 2 phần:
- Từ đầu -> “Toạc nửa vai”: Câu chuyện lúc trước, trong và sau trận chiến với cối xay gió.
- Đoạn còn lại: Trên đường phiêu lưu tiếp theo của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
* Hướng dẫn đọc - phân tích VB:
 * Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê (24’):
 Mục tiêu: HS nắm, hiểu được những đặc điểm, phẩm chất của Đôn-ki-hô-tê và nghệ thuật kể, tả nhân vật rất đặc sắc.
- GV?: Đôn Ki-hô-tê có nguồn gốc xuất thân từ đâu? Chữ Đôn đứng trước tên có nghĩa là gì? (Quí tộc).
- GV?: Em hiểu quí tộc là chỉ tầng lớp người NTN trong XH ở thế kỉ XVI, XVII.
- HS: Quý tộc là những người thuộc dòng dõi vua, quan.
- GV: Hãy hình dung về hình ảnh nhân vật Đôn Ki-hô-tê và nêu những chi tiết về hình dáng nhân vật này.
- HS trình bày, GV chốt ý, cho ghi về hình dáng của Đôn...
- GV?: Khi nhìn thấy mấy chục cái cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê cho đó là những cái gì? Như vậy cho thấy đầu óc lão NTN?
- GV?: Vì sao Đôn Ki-hô-tê quyết đánh nhau với cối xay gió? 
- HS: Đôn Ki-hô-tê muốn diệt trừ cái giống xấu xa, độc ác.
- GV?: Nếu những cái cối xay gió là những tên khổng lồ gian ác thật thì khát vọng của Đôn Ki-hô-tê là khát vọng NTN? (Cao cả, tốt đẹp). Nhưng rất tiếc khát vọng của Đôn lại trở thành NTN? Vì sao? (Hoang tưởng, phi thực tế.)
- GV?: Xan-chô pan-xa đã can ngăn nhưng Đôn vẫn thúc ngựa xông vào trận chiến và cả khi bị thương quẹo cả xương sống nhưng Đôn vẫn không rên rỉ, đã chứng tỏ điều gì trong phẩm chất của Đôn Ki-hô-tê?
- HS: Đôn... dũng cả, gan dạ nhưng trở thành điên rồ, nực cười.
- GV?: Còn nhu cầu cá nhân ( ăn, uống, ngủ, nghỉ ) thì Đôn NTN?
- GV?: Tại sao Đôn Ki-hô-tê lại không quan tâm đến nhu cầu cá nhân? – HS: Vì nghĩ đến người tình và nghĩ đến những cái cao thượng.
- GV?: Vậy em đánh giá NTN về chi tiết này?
- GV?: Từ các chi tiết tìm hiểu trên, em hãy rút ra tổng kết về nhân vật này, đó là nhân vật NTN? Nhân vật này đáng chê cười hay đáng khen? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm trả lời, GV chốt lại ý cho ghi và chuyển ý. 
II. Đọc - Tìm hiểu VB:
 1. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
- Xuất thân: Quí tộc.
- Hình dáng: Gầy, cao, cưỡi con ngựa còm -> Càng cao.
- Hành động, suy nghĩ: 
 + Nhìn thấy những cái cối xay gió, tưởng là bọn khổng lồ gian ác. -> Đầu óc mê muội.
 + Quyết quét sạch cái giống xấu xa khỏi mặt đất.-> Có khát vọng cao cả, tốt đẹp nhưng hoang tưởng.
- Lao vào đánh nhau với cối xay gió, không hề run sợ; bị thương nhưng không rên rỉ, kêu than. -> Dũng cả, gan dạ nhưng trở thành điên rồ, nực cười.
- Không quan tâm đến nhu cầu cá nhân, thức trắng đêm để nghĩ đến người yêu.-> Có tình yêu thắm thiết nhưng là bắt chước các hiệp sĩ giang hồ trong sách kiếm hiệp.
=> Người hoang tưởng, điên rồ nhưng dũng cảm, cao thượng. 
 HD tìm hiểu Nhân vật Xan-chô Pan-xa (23’): ( Tiết 2)
 Mục tiêu: HS nắm, hiểu được những đặc điểm, phẩm chất của Xan-chô Pan-xa và nghệ thuật kể, tả nhân vật.
-GV?: Xan-chô Pan-xa xuất thân NTN? Hình dáng của nhân vật này NTN?
- GV?: Khi thấy chủ định đánh nhau với cối xay gió, Xan-chô có can ngăn không? Hành động đó chứng tỏ đầu óc Xan-chô NTN?
- HS: San.. có can ngăn, chứng tỏ đầu óc tỉnh táo.
- GV?: Biết Đôn Ki-hô-tê đầu óc không bình thường nhưng Xan-chô vẫn đi theo để nhằm mục đích gì?
- HS: San hi vọng khi chủ thành công thì mình sẽ được làm thống đốc cai quản vài hòn đảo.
- GV?: Điều đó chứng tỏ gì trong khát vọng của Xan-chô? 
- HS: San-chô tầm thường, ích kỉ, cá nhân.
- GV?: Đôn Ki đánh nhau với cối xay gió, bị thương, Xan-chô có giúp không? (Giúp và cầu chúa phù hộ cho Đôn Ki-hô-tê ) 
- GV?: Điều đó chứng tỏ Xan-chô đối với chủ NTN?
- GV? Khác với Đôn Ki, Xan-chô chỉ hơi đau là rên rỉ ngay, đã chứng tỏ điều gì? (Hèn nhát)
- GV?: Sở thích của Xan-chô khác với Đôn Ki NTN? 
- HS: San-chô thích ăn uống, ham ngủ.
? Qua những tìm hiểu trên, em kết luận Xan-chô là nhân vật NTN? 
- GV liên hệ thực tế.
- GV?: Theo em, nhân vật Xan-chô đáng khen hay đáng chê? Vì sao?
- HS trả lời, GV chốt ý, cho ghi.
 2. Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
- Xuất thân nông dân.
- Hình dáng: Mập, lùn, cưỡi con lừa -> Càng lùn hơn.
- Hành động: Thấy chủ định đánh nhau với cối xay gió thì can ngăn.-> Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo.
- Đi theo Đôn Ki-hô-tê vì mong được làm thống đốc. -> Khát vọng tầm thường, ích kỉ, cá nhân.
- Thấy chủ bị thương thì tận tình giúp đỡ -> Trung thành với chủ.
- Không chịu được đau đớn -> Hèn nhát.
- Thích ăn, ngủ -> Sống thực dụng.
=> Người thực dụng, tầm thường nhưng tỉnh táo, thực tế. 
 * HD tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật và bài học thực tiễn của đoạn trích (15’):
 Mục tiêu: HS nắm được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích, từ đó rút ra được ý nghĩa, giá trị của đoạn truyện.
- GV?: Theo em, nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật XD nhân vật là gì?
- GV: Hãy chỉ ra những nét tương phản giữa hai nhân vật? Tác dụng của phép tương phản?
- HS trả lời, GV dùng bảng phụ có ghi song song những nét tương phản giữa hai nhân vật để củng cố câu trả lời của HS.
- GV cho HS xem tranh minh họa hai nhân vật .
- GV?: Ngoài phép tương phản, Xéc-van-tét còn nét nghệ thuật rất thành công, đó là gì? ( Nghệ thuật hài hước, gây cười ). 
- GV?: Tiếng cười hài hước này có ý nghĩa phê phán, châm biếm cái gì? Đề cao cái gì?
- GV?: Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra được bài học thực tiễn gì từ tính cách của hai nhân vật này?
- HS thảo luận trả lời; GV chốt ý và chuyển ý.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Phép tương phản -> Nổi bật hai nhân vật. 
- Nghệ thuật hài hước, gây cười -> Châm biếm, giễu cợt những cái hoang tưởng, tầm thường; đề cao cái thực tế, cái cao thượng. 
3. Bài học thực tiễn: Con người muốn tốt đẹp, cần tỉnh táo, sống cao thượng; tránh lối sống tầm thường, thực dụng. 
* Hoạt động 3: Tổng kết (7’):
 Mục tiêu: HS tổng hợp được nét chủ chốt về nội dung và nghệ thuật của VB, từ đó biết cách phân tích, khai thác VB văn học.
- GV?: Nội dung chính của VB?
- GV?: Những đặc sắc nghệ thuật được dùng trong VB? Tác dụng? 
- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý.
III . Tổng kết: 
 1. Nội dung:
 2. Nghệ thuật: 
* Ghi nhớ: ( SGK – Tr 81 )

File đính kèm:

  • docBai 7 Danh nhau voi coi xay gio_12677267.doc
Giáo án liên quan