Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3

BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Bố cục : 3 phần

- Mở bài : nêu vấn đề cần bàn luận

- Thân bài : trình bày nội dung chủ yếu của bài

(trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu )

- Kết bài : Khẳng định vấn đề vừa bàn luận

 Nêu bài học, liên hệ bản thân

2. Lập luận : là đưa ra luận cứ hợp lí nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng(quan điểm, ý định) của người nói, người viết .

3. Vai trò của lập luận : xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần .

4. Một số phương pháp trong bài văn nghị luận :

- Suy luận nhân quả

- Suy luận tương đồng

- Suy luận theo quan hệ tổng – phân - hợp

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 20/11/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 7 – TIẾNG VIỆT : CÂU ĐẶC BIỆT 
LÝ THUYẾT : 
- Khái niệm : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường dùng để:
+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
BÀI TẬP 
* Bài 1 : Xác định câu đặc biệt và cho biết câu đặc biệt đó dùng để làm gì ?
1) Giờ đây trước mắt Sương con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông trong những truyện anh kể.
2) Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng
3) Đà Lạt! Một thắng cảnh! Những ai đã đến đó một lần rồi sẽ không thể nào không lưu luyến cái thành phố đầy sương mù và ngắm thông vi vu trên những ngọn đồi cỏ non xanh mượt mà ấy.
4) Thật là tuyệt vời! Cả thành phố rực rỡ lên trong muôn ngàn ánh đèn màu từ các bảng hiệu, các dày đèn giăng mắc dọc ngang trước cái nhà hàng, rạp hát
Bài 2 : Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về bạn bè, thầy cô có sử dụng câu đặc biệt .
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 7 – VĂN BẢN : TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. Đọc – hiểu chú thích
Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969):
 - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
 - Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 - Là danh nhân văn hóa thế giới.
b) Tác phẩm :
 Trích trong “Báo cáo chính trị” của Bác tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, họp tại Việt Bắc vào tháng 2 năm 1951.
- Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: “ Lòng yêu nước của nhân dân ta”
 II. Đọc hiểu văn bản
A- Đặt vấn đề:
 Đoạn 1 : “Dân ta  .lũ cướp nước” => Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ So sánh: Tinh thần yêu nước với hình ảnh “Làn sóng”.
 + Điệp từ : “nó.., ” , liệt kê : kết thành.. , lướt qua, nhấn chìm.
 + Từ ngữ gợi hình ảnh , cụ thể, cụm động từ mạnh, nhịp dồn dập
=> Khẳng định, ca ngợi sức mạnh to lớn truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
B- Giải quyết vấn đề:
 Đoạn 2 và đoạn 3 : “Lịch sử ta   nồng nàn yêu nước 
 => Chứng minh tinh thần yêu nước:
 + Trong quá khứ lịch sử.
 + Trong cuộc kháng chiến hiện tại.
Đoạn 2 : Dẫn chứng liệt kê theo trình tự thời gian, ngắn gọn, tiêu biểu, khái quát.
= > Khơi gợi bề dày truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc 
-> Nhắc nhở chúng ta phải biết tự hào, biết ơn, giữ gìn, phát huy.
Đoạn 3 : Hiện tại cuộc kháng chiến chống Pháp:
* Con người:
 - “.Từ cụ già đến các cháu nhi đồng..”
 - “Từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm..”
 - “Từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi”
- “..Từ chiến sĩ ngoài mặt trận ... đến công chức ở hậu phương ”
- “..Từ những phụ nữ  đến bà mẹ ” 
“.Từ nam nữ  đến đồng bào điền chủ ”
*Sự việc:
 - “ ..chịu đói tiêu diệt giặc.., nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
 - .. . tòng quân,  xung phong giúp việc vận tải, 
 - “săn sóc yêu thương bộ đội , . thi đua tăng gia sản xuất, ..quyên đất ruộng .”
Chứng minh tinh thần yêu nước:
Trong quá khứ lịch sử
Trong cuộc kháng chiến hiện tại (chốngPháp)
 Nhiệm vụ của Đảng:
= > Khẳng định giá trị của lòng yêu nước.
= > Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau để phát huy sức mạnh của lòng yêu nước vào cuộc kháng chiến bằng cách tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng vào việc kháng chiến.
III. Ghi nhớ :
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, phong phú, giàu sức thuyết phục;
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn có quan hệ từ “ từ ...đến”, biện pháp liệt kê, giọng văn giàu cảm xúc. 
 2. Nội dung, ý nghĩa văn bản :
 Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 7 – PHẦN TẬP LÀM VĂN 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN :
Khái niệm về văn nghị luận : là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó .
Yêu cầu : 
Luận điểm rõ ràng
Lí lẽ thuyết phục
Dẫn chứng cụ thể, sinh động
Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận : phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực .
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN NGHỊ LUẬN 
Luận điểm : là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn
Luận cứ : là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
Lập luận : là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm 
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
Bố cục : 3 phần 
Mở bài : nêu vấn đề cần bàn luận 
Thân bài : trình bày nội dung chủ yếu của bài 
(trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu )
Kết bài : Khẳng định vấn đề vừa bàn luận
 Nêu bài học, liên hệ bản thân
Lập luận : là đưa ra luận cứ hợp lí nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng(quan điểm, ý định) của người nói, người viết . 
Vai trò của lập luận : xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần .
Một số phương pháp trong bài văn nghị luận :
Suy luận nhân quả
Suy luận tương đồng
Suy luận theo quan hệ tổng – phân - hợp
LUYỆN TẬP : 
Cho đề bài : Bằng những hiểu biết của mình, hãy chứng minh : Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường”
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Nội dung : nếu không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống con người sẽ bị tổn hại lớn 
- Phạm vi tài liệu dẫn chứng : Kiến thức thực tế
Dàn bài chi tiết : 
 a.MB:
-Dẫn dắt: mối quan hệ giữa môi trường vs đời sống con người 
- Nêu vấn đề: Trích câu trong đề bài
b. TB:
+Luận điểm 1: Môi trường sống là tất cả những gì có trong tự nhiên và tất cả những gì thân thuộc nhất đối vs cuộc sống của con ng
Dẫn chứng:  -Bầu trời ; -Nước ; -Thảm thực vật
-> Môi trường sống là những gì quyết định sự sống của con người trên Trái Đất những gì con người làm cho môi trường chính là làm cho bản thân họ.
+Luận điểm 2: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng 
Luận cứ 1: thứ nhất là sự ô nhiễm bầu không khí
N/ nhân: - Nguồn độc hại xả ra từ các phương tiện giao thông
- Khói độc chất thải từ các nhà máy
Hậu quả: -trước mắt: con ng hít phải 
-Lâu dài: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon
Luận cứ 2: Sự ô nhiễm nguồn nước
nguyên nhân: - Người dân xả rác
- Các nhà máy xí nghiệp xả nước thải không qua xử lí
- Dầu tràn từ các con tàu ven biển
Hậu quả: - với sức khỏe con người
- Ô nhiễm môi trường mất cảnh quan đẹp
Luận cứ 3:  Thảm thực vật vẫn ngày càng co hẹp lại
Nguyên nhân: 
- quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
- nạn chặt phá rừng ngày càng nghiêm trọng
Hậu quả: 
- Môi trường không khí ngột ngạt
- Lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán
- Tác động xấu đến bầu không khí, nguồn sống của con người
=> Môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng => Cuộc sống của con người càng trở nên khó khăn hơn phải đối đầu với những vấn đề, ảnh hưởng từ môi trường lên cuộc sống của họ
+ Luận điểm 3: Giải pháp thân thiện với môi trường
- Nhận thức
- Hành động: - Tuyên truyền cho tất cả mọi người ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, chăm sóc nhà cửa khu phố
- Tích cực trồng cây gây rừng
=> Những hành động này nhằm cải tạo môi trường phát triển điều kiện sống của mỗi chúng ta
c. KB: 
- Khẳng định
- Kêu gọi ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường
Em hãy viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên phần dàn ý chi tiết đã cho

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_3.docx