Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11 (Bản 2 cột)

II. Chuẩn bị dạy học:

* Các phương pháp, Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật đọc sáng tạo, kĩ thuật phân tích tình huống.

- Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút, viết sáng tạo.

1. GV: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS : Soạn bài: trả lời các yêu cầu của bài học.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

2. Bài mới: * HĐ 1: Khởi động:

H: Theo em việc tác giả Lí Bạch dùng câu kể, câu tả trong hai câu thơ “ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,/ Hương âm vô cải mấn mao tồi.” Có tác dụng gì?

HS trả lời

GV nhận xét – dẫn vào bài mới: Các em đã hiểu thế nào là văn biểu cảm và cách làm một bài văn biểu cảm. Vậy để làm tốt bài văn biểu cảm cần chú ý điều gì? Đó chính là yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay!

*Hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

 

doc16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỏng) – đồng (khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng để trồng trọt)
- Cách xử: Hỏi anh hàng xóm: Anh phải mô tả vật mất của mình xem nó như thế nào? (cái vạc bằng đồng)
- Từ “bằng” xác định rõ mối quan hệ giữa đồng vói vạc; đồng là chất liệu tạo nên vạc
III. Luyện tập:
BT1: Tìm từ đồng âm:
-Thu: +Cá thu (DT) +Thu nhập (ĐT)
-Cao: +Cao quý (TT) +Cao trăn (DT)
-Ba:+Ba hoa (TT) +Ba bông hoa (Số lượng)
BT2: a) Tìm nghĩa khác nhau của DT “cổ”:
-Cổ người: Phần nối đầu với vai
-Cổ áo: Phần trên cùng của áo, chỗ bao quanh cổ người mặc
-Cổ chai: Nối miệng chai với thân chai
b)Từ đồng âm với DT “cổ”:
-Cổ tích: Truyện dân gian.
-Cổ động: Tỏ thái độ đồng tình và biểu dương cho một phong trào nào đó
-Cổ đông: Những từ cùng góp vốn cho một cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh
BT3: Đặt câu:
-Tại cái bàn này, tôi và nó đã bàn bạc một việc
-Vì con sâu này nên trái cây bị sâu
-Năm nay, em tôi tròn năm tuổi
Bài 5:
a) Nhiều nghĩa
b, c,d) Đồng âm
IV. Hệ thống câu hỏi KT, ĐG năng lực HS:
Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm ?
 A. Đông lạnh, phương đông, đông người
B. Đánh đòn, đánh đàn, đánh luống
C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn uống
D. Đảng phí, đảng viên, đảng phái
Câu 2: Từ “ xuân” trong hai câu thơ sau có phải là hiện tượng đồng âm không? Vì sao?
Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng xuân2
Đáp án:
- là từ nhiều nghĩa
+ Xuân1: mùa trong năm thời tiết ấm áp, cây cối xanh tốt.
+ Xuân2: sự phát triển của đất nước. 
- Vì: Nghĩa có liên quan với nhau.
Câu 3: Từ đồng âm khác với từ nhiều nghĩa như thế nào ? 
Đáp án: 
- Giống nhau về âm thanh.
- Khác: 
+ Từ nhiều nghĩa: nghĩa có liên quan với nhau, các nghĩa chuyển được sinh ra từ nghĩa gốc.
+ Từ đồng âm: các nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (5 – 6 câu) có sử dụng từ đồng âm.
V. Hướng dẫn tự học: 
* Bài cũ:
- Học bài (Thế nào là từ đồng âm, lưu ý khi sử dụng từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa)
- Hoàn thành các bài tập vào vở. Tìm thêm ví dụ về từ đồng âm .
- Học bài cũ: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
* Bài mới: Soạn bài: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm” (soạn các câu hỏi phần bài học, đọc kĩ đoạn văn, làm phần luyện tập)
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Tiết 43: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
* Nội dung tích hợp:
- Kiến thức liên môn văn: Liên kết các kiến thức về làm văn biểu cảm và các yếu tố miêu tả, tự sự.
- Kiến thức liên môn: GDCD (tình cảm gia đình).
2. Kĩ năng:
a. KNCM:
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tu sự trong làm văn biểu cảm.
b. KNS: Giao tiếp, Tự nhận thức, tư duy sáng tạo.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng chúng khi tạo lập văn bản biểu cảm.
4. Kiến thức trọng tâm:
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực sáng tạo.
II. Chuẩn bị dạy học:
* Các phương pháp, Kĩ thuật dạy học: 
- Kĩ thuật đọc sáng tạo, kĩ thuật phân tích tình huống.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút, viết sáng tạo.
1. GV: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS : Soạn bài: trả lời các yêu cầu của bài học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới: * HĐ 1: Khởi động: 
H: Theo em việc tác giả Lí Bạch dùng câu kể, câu tả trong hai câu thơ “ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,/ Hương âm vô cải mấn mao tồi.” Có tác dụng gì?
HS trả lời
GV nhận xét – dẫn vào bài mới: Các em đã hiểu thế nào là văn biểu cảm và cách làm một bài văn biểu cảm. Vậy để làm tốt bài văn biểu cảm cần chú ý điều gì? Đó chính là yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay!
*Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*HĐ2: HDHS tìm hiểu tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
*Mục tiêu: HS cần nắm được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
*Sản phầm cần đạt: HS hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, vận dụng vào thực tế.
*Năng lực hình thành: phân tích ngôn ngữ để tìm yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn sgk/137
H:Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn này?
H:Các yếu tố trên bộc lộ cảm xúc gì của tác giả? (Thương bố)
H:Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không?
H:Chi tiết miêu tả, tự sự có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc? (Bộc lộ cảm xúc dễ dàng và khêu gợi sức cảm thụ và tưởng tượng -> Có sức gợi cảm lớn)
H:Trong đoạn văn trên, tác giả đã hồi tưởng hình ảnh và sự việc để miêu tả và kể, hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
H:Vậy, để nói được cảm xúc, suy nghĩ của mình trước cuộc sống, người viết phải dùng phương thức nào làm cơ sở?
-GV chốt lại nội dung
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
H: Văn biểu cảm có gì khác bài văn tự sự, miêu tả? 
Cho HS vận dụng BT (thảo luận)
Đề 1: Kể về người ông của em. (Kể về công việc, sở thích, tính nết)
Đề 2: Tả về ông em. (tả hình dáng, tả hoạt động, )
Đề 3: Cảm nghĩ về ông của em? (Kể về những việc ông thường làm cho em -> tình cảm biết ơn chăm chút cho cháu, tả mái tóc, đôi mắt, đôi bàn tay, dáng người ->Thương ông tuổi già, vất vả vì lo lắng cho con cháu.)
GV chốt kiến thức - liên hệ giáo dục HS (không nên lẫn lộn với các kiểu văn bản)
HĐ3: HDHS luyện tập
* Mục tiêu: HS biết cách kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm 
* Sản phẩm cần đạt: Kết thúc hoạt động học sinh vận dụng được kiến thức tạo lập văn bản biểu cảm.
* Hình thành năng lực: Năng lực kể lại văn bản thơ bằng văn xuôi và tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự một cách phù hợp.
 - Gọi hS đọc và nêu yêu cầu BT1
? Em hãy kể lại bằng văn xuôi nội dung văn của văn bản: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”?
- Gợi ý: HS chuyển sang ngôi thứ nhất để kể, thêm vào lời văn của mình, những chi tiết cơ bản nên giữ lại
- HS thảo luận theo bàn-trình bày trước lớp 
–GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 2:Viết lại thành văn bản biểu cảm.
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
1. Xét ví dụ: Đoạn văn sgk/137-138
 - Miêu tả: Đôi bàn chân của bố;
+ Khum khum
+ Xám xịt
+ Lỗ rỗ
+Mốc trắng
+ Nốt lấm tấm
-> Đôi bàn chân bị bệnh, không lành lặn.
- Tự sự: Kể những việc làm của bố:
+ Bố ngâm chân bằng nước muối để chữa bệnh
+ Bố đi sớm về khuya khắp nơi để kiếm sống
-> Công việc mưu sinh vất vả, cuộc đời cơ cực.
=> Bộc lộ cảm xúc: Yêu thương, biết ơn bố
- Tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả, miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp -> Góp phần khêu gợi cảm xúc nơi người đọc
2.Ghi nhớ: sgk/138
II. Luyện tập :
BT1: Kể lại bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” bằng bài văn xuôi biểu cảm.
Bài 2: Viết lại bài văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yếu tố tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
- Yếu tố miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết.
IV. Hệ thống câu hỏi KT, ĐG năng lực HS:
Câu 1: Kể và tả là 2 phương thức được dùng chủ yếu trong đoạn văn biểu cảm. 
Đúng B. Sai
Câu 2: Yếu tố tự sự và miêu tả được dùng trong bài văn biểu cảm nhằm mục đích gì ?
A. Miêu tả và tự sự để nhằm gợi ra đối tượng biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả và khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
B. Miêu tả và tự sự để nhằm mục đích kể chuyện và biểu cảm
C. Miêu tả để hình dung rõ sự vật
D. Tự sự và miêu tả để tạo sự liên tưởng giữa sự vật này đối với sự vật khác .
Câu 3: Tìm điểm chung về nội dung biểu đạt trong ba ý kiến sau:
a. Vịnh cảnh ngụ tình là nét nghệ thuật đặc sắc của thơ ca trung đại
b. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
 ( Nguyễn Du)
c. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
 ( Nguyễn Du)
Đáp án: - Cảnh và tình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Các câu thơ ở câu (b), (c) viết chủ yếu bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. 
Câu 4: (Dựa vào bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ) Viết đoạn văn ngắn biểu cảm về tình cảnh của một gia đình nghèo bị mưa bão hoặc lũ quét làm mất nhà cửa.
V. Hướng dẫn tự học: 
1. Bài cũ:- Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
2. Bài mới:
- Chuẩn bị bài: “ Cảnh khuya”
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
Tiết 44 Văn bản: CẢNH KHUYA
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa, tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
a. KNCM:
* Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đạiviết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đườn luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mang vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng Giêng.
- Các môn tích hợp: Lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, mĩ thuật
b. KNS: kĩ năng giao tiếp, ra quyết định.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn vị lãnh tụ kính yêu.
- Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên và bản lĩnh cách mạng.
4. Xác định nội dung trọng tâm:
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Người còn là danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
- Hai bài thơ Cảnh khuya được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ.
- Bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, một bài viết bằng chữ Hán, một bài viết bằng chữ Quốc ngữ dều thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: đọc – hiểu văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, biết nhận xét, đánh giá các chi tiết; tổng hợp những nét chung của chủ đề thông qua hai văn bản.
6. Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Kể một số câu chuyện hoặc bằng hình ảnh minh họa trên đường kháng chiến của Bác.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
* Các phương pháp, Kĩ thuật dạy học: 
- Kĩ thuật đọc sáng tạo, kĩ thuật phân tích tình huống.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút, viết sáng tạo
1. Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KTKN, bài soạn, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh.
2. Học sinh: soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
2. Bài mới:*HĐ 1: Khởi động: 
H: Em hiểu gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
HS trả lời
H: Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường viết về chủ đề gì?
HS trả lời: Tình yêu thiên nhiên hòa quyện với lòng yêu nước.
H: Em hãy kể tên những bài thơ em đã học hoặc biết của Hồ Chí Minh
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là mọt con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù người đã từng viết: “ Ngâm thơ ta vốn không ham” mặc dù, hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, nhưng có khi giữa đôi phút nghỉ trong đêm khuya thanh vắng nơi rừng sâu, núi thẳm tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Bài thơ chữ Việt chữ Hán chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết này chính là trường hợp hiếm hoi như thế.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
* Mục tiêu:HS cần nắm được một vài nét về tác giả, tác phẩm
* Sản phẩm cần đạt: HS biết được vài nét về tác giả, tác phẩm
* Năng lực hình thành: tự học tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, so sánh, đối chiếu.
H: Dựa vào tiểu sử Bác Hồ, yêu cầu HS phát biểu những hiểu biết về Hồ Chí Minh?
*Tích hợp GD quốc phòng và an ninh: GV cho HS quan sát một số bức tranh về con đường kháng chiến của Bác
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ (tích hợp môn lịch sử)
- Tích hợp môn địa lí:(- Sau CMT8, 1946, thöïc daân Phaùp quay trôû laïi xaâm löôïc ñaát nöôùc ta. Töø ñaây baét ñaàu dieãn ra cuoäc khaùng chieán gian khoå keùo daøi ñeán 1954 môùi keát thuùc .
Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.
- Việt Bắc được gọi một cách văn hoa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Nó cũng được gọi là Thủ đô gió ngàn, tên gọi này được bắt nguồn từ bài thơ Sáng tháng năm của nhà thơ Tố Hữu.)
H: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?
H: Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu, số câu, cách gieo vần , ngắt nhịp.
“Cảnh khuya”: TN tứ tuyệt viết bằng chữ quốc ngữ ; Bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, vần được gieo ở cuối 3 câu trong bài, vần “a” gieo ở cuối câu 1,2,4
- Kết cấu: + 2 câu đầu tả cảnh
 + 2 câu sau thể hiện tâm trạng
=> Chứng tỏ thơ trữ tình VNHĐ vẫn không hề đối lập, tách rời thơ trung đại, thậm chí còn kế thừa, phát triển.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
* Mục tiêu: HS cần nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
* Sản phẩm cần đạt: Kết thúc hoạt động học sinh ghi nhớ được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
* Năng lực hình thành: phân tích cảm nhận ngôn ngữ thơ, có cách nhận xét, đánh giá bài thơ.
- Đọc lại bài thơ.
H:Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu về cảnh gì ? Cảnh đó ở đâu?
H:Cảnh đó được diễn đạt bằng hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nào? Qua biện pháp nghệ thuật gì?
H:Nhận xét cách so sánh của tác giả. 
(tiếng suối trong vắt, ngân nga như hát trong đêm khuya thanh tĩnh).
( Gôïi taû khoâng gian ntn? )
(-Caâu thöù nhaát taû aâm thanh tieáng suoái trong treûo vaêng vaúng, khe kheõ töø xa voïng laïi. Nghe tieáng suoái maø Baùc cöù ngôõ nhö nghe ai ñoù ñang haùt du döông ngaân nga.
-Ngheä thuaät so saùnh ôû ñaây thaät ñaëc saéc, ñoäc ñaùo vaø taøi tình: 
+Tröôùc kia , trong “Baøi ca Coân Sôn”, Nguyeãn Traõi cuõng taû tieáng suoái, cuõng duøng pheùp so saùnh “ Coân Sôn suoái chaûy rì raàm.Tieáng suoái nhö tieáng ñaøn caàm traàm boång..Caùch so saùnh aáy tuy hay nhöng khoâng taïo caûm giaùc thieân nhieân gaàn guõi vôùi con ngöôøi nhö trong thô Baùc. Caùch ss tieáng suoái nhö tieáng haùt khieán cho thieân nhieân mang taâm traïng, caûm xuùc vaø söùc soáng cuûa con ngöôøi. 
+Cacùh so saùnh aáy vöøa keá thöøa maøu saéc coå ñieån trong thô coå vöøa phaùt huy saùng taïo ngheä thuaät, mang veû ñeïp, söùc soáng vaø tinh thaàn cuûa thôøi ñaïi môùi.
-> Taùc duïng cuûa vieäc mieâu taû tieáng suoái: Röøng VB trong ñeâm khuya meânh moâng, vaäy maø Ngöôøi chæ nghe moãi moät aâm thanh tieáng suoái töø xa voïng laïi, chöùng toû khoâng gian ôû ñaây yeân tónh, thanh vaéng laï thöôøng-> Ngheä thuaät duøng ñoäng ñeå taû tónh-> Thuû phaùp trong thô coå ñieån
H:Điệp từ “lồng” gợi cảnh tượng sự vật như thế nào trong hình dung của em? 
(Lặp lại động từ “lồng” -> h/ảnh lung linh kì ảo, gợi cảnh trăng lẩn vào cây, cây lẩn vào hoa, bóng cây, bóng hoa, bóng trăng chồng chéo lên nhau, ôm ấp, quấn quýt lấy nhau ấm áp, nông đượm.
H:Hình ảnh so sánh, điệp ngữ trong câu thơ có tác dụng gì?
- Đêm trăng khuya giữa rừng già Việt Bắc yên tĩnh, vắng lặng, chỉ có tiếng suối chảy từ xa vọng lại mà tác giả nghe như tiếng hát xa. Cách so sánh này làm cho núi rừng yên tĩnh trong đêm sâu bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Tiếng đàn, tiếng hát đều làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ lạnh lẽo. Thơ HCM vừa cổ điển vừa hiện đại là vậy.
*Tích hôïp moân mó thuaät veà ñöôøng vaø hình khoái trong hoäi hoïa.
 ( Traêng soi qua keõ laù cuûa voøm coå thuï, ñoå boùng xuoáng maët ñaát taïo ra muoân vaøn nhöõng ñoám saùng loang loã. Gioù röøng vi vu thoang thoaûng, nhöõng veát loang treân maët ñaát ñung ñöa lay ñoäng lung linh laáp laùnh nhö muoân nghìn boâng hoa rung rinh döôùi boùng caây
-> Ñaây laø böùc tranh ña daïng coù taàng, coù lôpù, coù ñöôøng neùt, coù hình khoái, coù maøu saéc : maøu chuû ñaïo laø ñen traéng, saùng toái, coù boùng caây, boùng laù, boùng traêng ñan xen hoøa quyeän , laáp laùnh, xao ñoäng, lung linh, huyeàn aûo).
H: Trong thơ cổ điển, cảnh thường tĩnh tại. Còn trong thơ Bác, cảnh vận động và có sức sống. hãy làm rõ điều này qua hai câu thơ trên.
H:Như vậy lời thơ ở đây đã tạo được một vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào?
- GV bình: Bức tranh cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc với 4 nét vẽ (suối, trăng, cây cổ thụ, hoa) chấm phá tả ít, gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước. “Cảnh khuya” mang một vẻ đẹp cổ điển, biểu hiện 1 tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung, tự tại, một t/y thiên nhiên chan hòa, dạt dào của nhà thơ HCM trong hoàn cảnh gian khổ.
H: Trong thơ Bác, thiên nhiên luôn hòa hợp với con người. Con người trong thơ Bác vừa là con người say đắm thiên nhiên, vừa là con người lo toan công việc cách mạng. Lời thơ nào diễn tả điều này?
(Đọc 2 câu thơ)
H: “Người chưa ngủ” ở đây là Hồ Chí Minh. Theo em, trong quan hệ với ý thơ ở trước “cảnh khuya như vẽ” thì Người chưa ngủ vì lí do gì?
- GV định hướng: Chưa ngủ khác với không ngủ và không ngủ được. Chưa ngủ tức là con người ở thế chủ động và hoàn toàn thoải mái. Chưa ngủ vì đang mải mê với cảnh đẹp( tâm hồn nghệ sĩ) thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên (Cảnh khuya với ánh trăng sáng, tiếng suối như tiếng hát. Điều đó phản ánh được tâm hồn say đắm, hòa hợp với thiên nhiên của tác giả)
H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua hai câu ấy?
H: Em hiểu “cảnh khuya như vẽ” gợi một bức tranh thiên nhiên ra sao?
H: Điệp ngữ “chưa ngủ” có tác dụng gì đối với câu thơ? (Mở ra hai phía của tâm trạng)
H: Trạng thái “chưa ngủ” trong câu trước phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả? (say đắm, hòa hợp với thiên nhiên)
H: Trong lời thơ ở câu sau, Người chưa ngủ “vì lo nỗi nước nhà”. Em hiểu tâm sự “lo nỗi nước nhà” của Bác như thế nào? (lo lắng cho cuộc kháng chiến)
H: Từ đó giúp em hiểu được nét đẹp nào trong cảm xúc tâm hồn của Bác? (tình yêu nước thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ)
H: Hai câu thơ cuối có sự lặp lại trạng thái chưa ngủ của một con người. Điệp ngữ này đã diễn tả các cảm xúc nội tâm nào trong con người Bác?
- Gv bình, chuyển ý sang bài tiếp theo: ( Hai câu cuối diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu sắc, tâm hồn thi sĩ đã hòa hợp làm một với lí tưởng chiến sĩ.
 Voán dó Baùc laø ngöôøi raát yeâu thieân nhieân,ñaëc bieät laø yeâu traê

File đính kèm:

  • docGiao an van 7 tuan 11_12706282.doc