Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân

C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1.Động não : suy nghĩ về tình mẫu tử .

2.Tự nhận thức : nhận thức được những tình cảm cao đẹp của con người trong gia đình.

3.Làm chủ bản thân : tự xác định được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái từ đó rút ra bài học về tình yêu thương, kính trọng tình cảm của cha mẹ ; trách nhiệm của cá nhân không làm gì để cha mẹ phiền lòng . Nhất là trong điều kiện xã hội hiện đại, số trẻ em trong mỗi gia đình không nhiều, các em thường được hưởng sự quan tâm từ các thành viên khác, được học tập về quyền trẻ em và đôi khi được đáp cao các yêu cầu của cá nhân nên thường ít quan tâm đến người khác .

D. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đọc tác phẩm "NTLCC", phiếu học tập giao cho HS.

- Học sinh: Soạn câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, các tác phẩm về mẹ.

- Phư¬¬ơng pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.

E. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI.

I. Ổn định lớp: KT sĩ số, tác phong.

II. Kiểm tra bài cũ:

1. Văn bản CTMR viết về nội dung chính nào ?

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.

B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường,

D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. >ý D

 

doc16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãy nêu những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó ?
- HS phát hiện:
+ Người mẹ: bồn chồn, thao thức không sao ngủ được, cứ suy nghĩ triền miên.
- Chi tiết: 
+ Mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc.
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Mẹ lên giường và trằn trọc.
+ Nhớ lại kỷ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình.
+ Nghĩ đến ngày khai trường ở nước Nhật Bản.
1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
- Bồn chồn, thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên.
- Trong khi người mẹ có tâm trạng đó thì tâm trạng của đứa con ra sao ? Thể hiện qua chi tiết nào ?
- Đứa con: vô tư, thanh thản (giấc ngủ đến một cách dễ dàng)
+ Giấc ngủ đến dễ dàng.
+ Cũng có một niềm háo hức.
+ Không có nỗi bận tâm.
- Con: Háo hức, vô tư, thanh thản.
- GV cho HS đọc câu hỏi ở bảng phụ: Theo em tại sao người mẹ không ngủ được ? A.B.C.D
- HS chọn 1 đáp án đúng nhất.
A. Vì người mẹ lo lắng cho đứa con còn quá nhỏ, không biết đi học có được không ?
B. Vì người mẹ chưa chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường.
C. Vì người mẹ vừa lo cho con vừa nhớ đến buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm, rất ấn tượng của mình.
D. Tất cả đều đúng
- Lo cho con
-Nhớ đến ngày khai trường năm xưa
- HS đọc lại câu hỏi 4/8 trong phần đọc - hiểu VB và trả lời câu hỏi:
+ Người mẹ không trực tiếp nói chuyện với con mà nói chuyện gián tiếp vì lúc đúng đứa con đang ngủ.
+ Người mẹ đang tâm sự với chính mình
- Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dụng gì ?
Cách viết này khiến nội tâm nhân vật bộc lộ sâu sắc, khắc hoạ được những tâm tư tình cảm những điều sâu thẳm trong lòng, tình yêu càng thêm sâu thẳm trong lòng, tình yêu con càng thêm sâu nặng và làm cho VB có tác dụng truyền cảm hơn
® GV bình: Trong một đêm trước ngày khai trường của con, lòng mẹ ngổn ngang trăm ngàn mối bận tâm - Đó là điều thường thấy ở nhiều người mẹ luôn quan tâm lo lắng đến sự tiến bộ, đến tương lai, sự nghiệp của con
- VB không chỉ cho chúng ta thấy được tình cảm yêu thương con sâu nặng của người mẹ mà còn đề cập đến vai trò lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người ® Ghi bảng ý 2
2. Vai trò của nhà trường
- Câu văn nào trong VB nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
- HS trả lời nhiều ý khác nhau. Sau đó chọn một cầu văn đúng nhất:
"Ai cũng biết rằng ... sau này"
® GV chốt ý chính, ghi bảng..
- Người mẹ nói: "...Bước qua cảnh cổng trường... mở ra". Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu Thế giới kỳ diệu đó là gì ? (GV gợi ý: Nhà trường mang lại cho em điều gì ? Em nhận được những tình cảm nào từ nhà trường?
® GV mở rộng bằng đọc bài thơ "Nửa đêm" của Hồ Chí Minh (Ngủ thì ai ... 
 Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên.
- HS thảo luận theo nhóm 2 em, cho một vài em đại diện trả lời, đảm bảo hai nội dung sau:
+ Nhà trường mang lại cho em những hiểu biết, những kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
+ Nhà trường là nơi trao dồi những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, dạy cho em đạo lý làm người, về công lao cha mẹ, về tình thầy trò, về tình bạn.
Thế giới của những ước mơ, khát vọng, của những niềm vui, nỗi buồn.
- To lớn và quan trọng đối với thế hệ trẻ.
+ Mang lại kiến thức
+ Hình thành nhân cách tốt đẹp.
- Những kỷ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc VB "CTMR" và bức tranh minh hoạ SGK ?
- Cho HS đọc thêm "Trường học"/9
* HĐ3: Thực hiện phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ /9
* HĐ4: Thực hiện phần luyện tập
- Bài tập 1: Gọi HS đọc đề bài.
+ Nhớ thời thơ ấu.
+ Nhớ lớp, bạn, cô giáo.
+ Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ.
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc ghi nhớ
HS độc lập suy nghĩ và trả lời
III. Ghi nhớ: SGK/9
IV. Luyện tập:
1. Ngày khai trường vào lớp 1 mang dấu ấn sâu đậm vì:
- Là 1 ngày trọng đại nhất trong cuộc đời học sinh.
- Khẳng định em đã lớn.
- Bắt đầu bước vào một thế giới kỳ diệu với bao điều bỡ ngỡ vừa lạ.
2. Về nhà viết đoạn văn
- Bài tập 2: Gợi ý cho HS về nhà làm bài
- HS nắm được các ý cơ bản
+ Tâm trạng của em trước ngày khai trường ?
+ Ai đưa em đến trường ? (Lời nói, cử chỉ, ánh mắt của người này...)
+ Thái độ của cô giáo ?
+ Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất ?
(Khi mẹ ra về, khi cô giáo đưa vào lớp, khi làm quen với một bàn nào đó...)
IV. Củng cố:
- Em nào có thể hát một bài hát viết về tâm trạng của một học sinh trong ngày đầu tiên đến trường ? "Ngày đầu tiên đi học", Bài học đầu tiên.
-Qua văn bản tác giả muốn nhắc nhở mọi người điều gì?:( Giáo viên có thể giáo dục học sinh: Trong quãng đời học sinh hầu như ai cũng đã trải qua những ngày đầu tiên đến trường. Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy ba mẹ mình đã làm gì, nghĩ gì. Do vậy văn bản này như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm mà quên đi tấm lòng thương yêu, trẻ sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. VB còn nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn.) 
V. Dặn dò:
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên .
-Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường .
- Soạn bài: Mẹ tôi; Tìm học các tác phẩm thơ, văn về mẹ.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 1
Ngày soạn: 03/09/2019
Ngày dạy: 05/09/2019
 Tiết 2 MẸ TÔI
 	 A- mi - xi
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người .
 B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1.Kiến thức 
-Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A-mi-xi.
-Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vùa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
-Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2.Kĩ năng.
-Đọc –hiểu một văn bản viết dưới hình thức bức thư .
-Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư .
 3. Thái độ
 Thấy được sự hy sinh cao cả của người mẹ đối với con.
C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1.Động não : suy nghĩ về tình mẫu tử .
2.Tự nhận thức : nhận thức được những tình cảm cao đẹp của con người trong gia đình.
3.Làm chủ bản thân : tự xác định được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái từ đó rút ra bài học về tình yêu thương, kính trọng tình cảm của cha mẹ ; trách nhiệm của cá nhân không làm gì để cha mẹ phiền lòng . Nhất là trong điều kiện xã hội hiện đại, số trẻ em trong mỗi gia đình không nhiều, các em thường được hưởng sự quan tâm từ các thành viên khác, được học tập về quyền trẻ em và đôi khi được đáp cao các yêu cầu của cá nhân nên thường ít quan tâm đến người khác .
D. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tác phẩm "NTLCC", phiếu học tập giao cho HS.
- Học sinh: Soạn câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, các tác phẩm về mẹ.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
E. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI.
I. Ổn định lớp: KT sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Văn bản CTMR viết về nội dung chính nào ?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường,
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. >ý D
2. Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ có tâm trạng như thế nào ? Hãy nêu những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó ? (Bồn chồn, thao thức không sao ngủ được, cứ suy nghĩ triền miên - 5 chi tiết (ở tiết 1).
* Kiểm tra BT 2 của một số em.
® GV nhận xét việc chuẩn bị bài cũ và bài tập, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào". Nói như vậy không quá chút nào mà ngược lại đó là một sự so sánh thật chính xác, thật có hình ảnh. Đúng như vậy ! Trong cuộc đời mỗi con người, người mẹ có một vai trò, một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng cao cả. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả. Văn bản "Mẹ tôi" sẽ cho ta rút ra một bài học như thế.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
Ghi bảng
* HĐ1: GIúp HS đọc và tìm hiểu để tiếp cận VB.
I. Phần giới thiệu
- Cho HS đọc chú thích */11
- Qua chú thích * hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu ý chính. Là nhà văn Ý nổi tiếng.
1. Tác giả, tác phẩm 
(Xem chú thích */11
- Giáo viên giới thiệu tác phẩm cho HS xem
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng xúc động, hơi trách móc của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng đối với vợ.
- Gọi học sinh đọc chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp (2 lần VB)
2. Đọc văn bản và chú thích
* HĐ 2: HD HS tìm hiểu văn bản.
- Qua VB ta thấy đây là một bức thư người bố gửi cho con. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi" ?
- GV gợi ý HS chú ý đến mục đích và nội dung bức thư
® GV mở rộng: Qua hình thức viết thư và điểm nhìn từ người bô dễ dàng bộc lộ tình cảm, thái độ, biểu đạt nó một cách tế nhị, sâu sắc những hy sinh gian khổ của người mẹ ® Từ đó thấy rõ hơn phẩm chất của người mẹ. Từ điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng.
- HS độc lập trả lời.
+ Nội dung bức thư đề cập đến câu chuyện xảy ra giữa mẹ và con.
+ Mục đích bức thư: Nhấn mạnh và đề cao vai trò của người mẹ đối với đứa con, giáo dục đứa con phải có thái độ lễ phép và tình cảm kính yêu, lòng biết ơn đối với người mẹ.
II. Tìm hiểu văn bản
- Người bố đã thể hiện thái độ của mình qua những lời lẽ nào trong bức thư ?
® GV: Tác giả so sánh "sự hỗn láo của con như một nhát dao... bố" là muốn thể hiện tâm trạng đau xót và bất ngờ trước tội lỗi của con - một sự xúc phạm sâu sắc.
- Những lời lẽ ấy thể hiện thái độ gì của người bố ?
- HS phát hiện những câu văn, từ ngư...
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy + Bố không thể nén tức giận.
+ Trong đời, con có thể... mất mẹ.
+ Con sẽ cay đắng ... thương yêu đó.
+ Con phải... con hãy ... trêu toán con.
+ Thà rằng bố không có con
- HS cảm nhận
1. Thái độ của người bố
- Buồn ba, tức giận
- Kiên quyết và rất nghiêm khắc
- Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
- En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo, đã xúc phạm đến mẹ làm ông vô cùng đau xót
- GV đọc đoạn văn "Bố nhớ... cứu sống con" và hỏi. Đoạn văn ấy viết về nội dung gì ? (2)
- Hãy tìm trong đoạn văn đó những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của E ?
- HS nêu ý chính, GV ghi tiêu đề.
- HS phát hiện các chi tiết.
+ Thức suốt đêm, trông chừng, lo sợ khi con ốm.
+ Khóc nức nở vì sợ mất con.
+ Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
2. Hình ảnh người mẹ
- Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ? 
GV liên hệ "Mẹ hiền dạy con"
- Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố ?
Hãy lựa chọn những lý do mà em cho là đúng (câu 4/12)
® GV cho 1 HS đọc lý do và thảo luận
Ngoài những lý do trên em thấy còn những lý do nào khác nữa không ?
- Qua văn bản, em cảm nhận gì về tâm trạng của En-ri-cô ?
- Vì sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ?
HS cảm nhận nhiều ý
"Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con"
- HS thảo luận và trả lời:
a) Vì bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
b) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
c) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
- Lý do khác: Bố rất hiểu và trân trọng mẹ; Bố rất yêu En-ri-cô.
- HS nêu
- HS trả lời độc lập:
+ Bức thư bàu tỏ những tình cảm kín đáo, tế nhị của người viết và người nhận.
- Hình thức viết thư là sự góp ý đối với người mắc lỗi giúp người mắc lỗi khỏi mất đi lòng tự trọng.
- Hết lòng yêu thương con.
- Hy sinh vì con
3. Tâm trạng của En-ri-cô
- Xúc động vô cùng
- Ân hận vì xúc phạm mẹ
® GV mở rộng: Đây chính là bài học về cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống gia đình cũng như ở N.trường và XH
+ Hình thức viết thư giúp mục đích giáo dục nâng cao
* HĐ 3: Thực hiện phần ghi nhớ 
- Cho HS đọc ghi nhớ
* HĐ 4: Thực hiện phần luyện tập.
- BT1: Cho HS đọc đề bài và chỉ ra đoạn văn, về nhà học.
- BT2: Cho HS đọc đề bài và chỉ ra các sự việc chính.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc BT1
- 1 HS đọc đề bài, trả lời ND
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Diễn biến của sự việc.
+ Thái độ của ba mẹ
+ Tâm trạng của em
III. Ghi nhớ /12
IV. Luyện tập
1. Đoạn văn "Bố nhớ ... cứu sống con.
2. Viết văn kể lại câu chuyện.
IV. Củng cố:
Đọc thêm ở SGK (1 em đọc 1 phần). Em biết những câu ca dao hoặc bài hát nào ca ngợi tấm lòng cha mẹ dành cho con cái.
V. Dặn dò:
- Sưu tầm những bài ca dao ,thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ ..
- Chuẩn bị bài từ ghép.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 1
Ngày soạn: 03/09/2019
Ngày dạy: 06/09/2019
 Tiết 3 TỪ GHÉP
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT .
- Nhận diện được hai loại từ ghép ; từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ .
 -Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập .
 -Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí .
 B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức 
 -Cấu tạo từ ghép chính phụ ,từ ghép đẳng lập 
 -Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập 
 2 .Kĩ năng 
 -Nhận diện các loại từ ghép .
 -Mở rộng ,hệ thống hóa vốn từ .
 -Sử dụng từ ;dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát .
 3. Thái độ
Biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí trong giao tiếp.
C.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
 1Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân 
 2 Động não suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ ghép ..
D. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi phần phân tích mẫu và phần luyện tập.
- Học sinh: Xem trước bài, tự tìm hiểu kiến thức.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
E.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI.
I. Ổn định lớp: KT sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nhắc lại khái niệm từ ghép đã học ở lớp 6 ? (Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép 2 tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa 
® GV nhận xét việc chuẩn bị bài cũ và bài tập, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Giới thiệu trực tiếp.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
Ghi bảng
* HĐ1: Phân tích mẫu
- Cho HS đọc phần 1 (bảng phụ)
- Trong từ ghép "Bà ngoại, thơm phức" tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- 1 em đọc.
- HS trả lời độc lập, GV ghi:
Bà ngoại , thơm phức
 C P C P
I. Các loại từ ghép
- Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy ?
- Trật tự: Tiếng C trước, tiếng phụ sau
- Mỗi từ ghép có tiếng chính trước tiếng phụ đứng sau gọi là từ ghép gì ?
- Hãy tìm 1 vài từ ghép chính phụ?
- Cho HS đọc phần 2 (bảng phụ)
- Các tiếng trong 2 từ ghép "quần áo", "trầm bổng" có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không ? Vì sao ?
- Vậy những từ có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp gọi là từ ghép gì ?
- Hãy cho vày từ ghép ĐL
- Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết các loại từ ghép ?
- Cho GHS đọc ghi nhớ 1
- HS trả lời
- HS cho ví dụ
- HS trả lời:
+ Các tiếng "quần áo, trầm bổng" không phân ra tiếng chính, phụ vì 2 tiếng trong từ đều có nghĩa ngang hàng nhau, bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
- HS trả lời.
- HS nêu ví dụ
- HS nhắc lại 2 loại từ ghép.
- 2 HS đọc ghi nhớ
Từ ghép chính phụ:
VD: Hoa hồng; Xe đạp
- Từ ghép đẳng lập
VD: Nhà cửa, ba mẹ
* Ghi nhớ 1/14
* HĐ 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
- So sánh nghĩa của từ "Bà ngoại" với nghĩa của "bà", nghĩa của từ "thơm phức" với nghĩa của "thơm", em thấy có gì khác nhau ?
® GV kết luận: từ "Bà ngoại" có nghĩa hẹp hơn nghĩa tiếng "Bà" và từ "thơm phức" có nghĩa hẹp hơn "thơm".
- Qua so sánh em thấy nghĩa của từ ghép C-P có tính chất như thế nào?
Thực hiện ghi nhớ 2.
- HS trả lời
+ Bà: người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ
+ Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
+ Thơm: có mùi thơm dễ chịu, ta thích ngửi.
+ Thơm phức: có mùi thơm đậm, hấp dẫn
- Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép C-P hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Quần áo: chỉ trang phục nói chung.
+ Quần: chỉ trang phục mặc phía dưới cơ thể người.
+ Áo: chỉ trang phục mặc phía trên cơ thể người.
- Trầm bổng: Âm thanh lúc cao, lúc thấp nghe rất êm tai trầm: thấp, bổng: cao.
® Nghĩa từ ghép "quần áo", "trầm bổng" khái quát hơn so với các tiếng tạo nên nó.
- 1 HS đọc ghi nhớ 2
II. Nghĩa của từ ghép
* Ghi nhớ 2/14
* HĐ 3: Củng cố kiến thức.
- Cho HS đọc lại 2 ghi nhớ.
* HĐ 4: HD HS luyện tập.
- BT 1: HS đọc đề bài
- 2 HS đọc 2 ghi nhớ.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm độc lập ® gọi 1 HS nhận xét
III. Luyện tập.
1. CP: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
- ĐL: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
- BT 2: HS đọc đề bài
- HS làm độc lập, thi làm nhanh, nộp 5 em chấm trước ® ghi điểm tốt
2. Từ ghép chính phụ:
- bút: mực, chì - ăn: quà, cơm
- thước: kẻ, đo - trắng: xoá, tinh.
- mưa: rào, phùn - vui: tính, lòng.
- làm: bài, toán - nhát gan.
- BT 3: HS đọc đề bài
- HS làm độc lập vào vở chạy nhanh 5 3m, gọi vài em kiểm tra ® ghi điểm tốt
3. Từ ghép đẳng lập:
- núi: đồi ; núi sông
- mặt: mũi - mày
- ham me – thích, muốn
- học: hỏi - hành
- xinh: đẹp - tươi
- tươi: tốt - đẹp
- BT 4: HS đọc đề bài
- HS (độc lập) thảo luận theo nhóm 2 em ® trả lời
4. Sách và vở là những DT chỉ sự vật dưới dạng cá thể, nên đo đếm được.
- Còn "sách vở" là 1 từ ghép ĐL có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể đếm, do đó không thể nói "1 cuốn sách vở".
- BT 5: HS đọc đề bài
- BT 6: HS đọc đề bài
- HS trả lời miệng
- HS trả lời
5. Làm miệng.
6. Mát tay: chỉ người có một khả năng nào đó.
- Mát: chỉ cảm giác về nhiệt độ.
- Tay: chỉ bộ phận cơ thể.
- Nóng lòng: chỉ trạng thái tâm lý không yên tâm.
- Gang thép: người có ý chí, ngoan cường.
- Tay chân: chỉ những người cùng 1 lòng, 1 dạ với nhau.
- BT 7: GV gợi ý, cho HS về nhà làm
- HS làm độc lập
7. - Máy hơi nước
 - Than tổ ong
 - Bánh đa nem
IV. Củng cố.
 Có mấy loại từ ghép ? So sánh nghĩa của các loại từ ghép đó ?
V. Dặn dò: 
 Nhận diện tù ghép trong một văn bản đã học . 
 Đọc thêm; Chuẩn bị "Liên kết trong VB".
 Rút kinh nghiệm
TUẦN 1
Ngày soạn: 03/09/2019
Ngày dạy: 06/09/2019
Tiết 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT . 
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản .
 -Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc –hiểu văn bản .
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
 1Kiến thức 
 -Khái niệm liên kết trong văn bản .
 -Yêu cầu về liên két trong văn bản .
 2 Kĩ năng 
 -Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản .
 -Viết các đoạn văn ,bài văn có tính liên kết .
 3. Thái độ
Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc tạo văn bản.
 C.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn 1, 2 và phần BT 1, 2, 3
- Học sinh: Xem trước bài mới, tự tìm hiểu qua các câu hỏi.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI.
I. Ổn định lớp: KT sĩ số, tác phong, vệ sinh lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Ở chương trình Ngữ văn 6 em đã từng được tiếp xúc với VB. Vậy em đã biết VB là một chuỗi lời nói bằng miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp được thực hiện mục đích giao tiếp. Vậy sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về VB, khó tạo nên một VB tốt nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ về một trong những t/c quan trọng của nó là tính liên kết.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Ghi bảng
* HĐ1: HD HS tìm hiểu tính liên kết của văn bản
- Gọi HS đọc phần 1a.
- Theo em nếu bố E-ri-cô chỉ viết mấy câu như thế thì

File đính kèm:

  • docBai 1 Cong truong mo ra_12784731.doc