Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 91 - Năm học 2019-2020

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để học

cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.

 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần

lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .

2. Kĩ năng:

 - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.

3. Thái độ:

 - Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

 III. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ

 Câu 1: ? Thế nào là chứng minh ? Phép lập luận chứng minh là gì ?

 Đáp án

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 91 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/3/2020 
 Ngày dạy: 2020 
 Tuần 23; Tiết 89
Tiếng việt : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; Nhận biết trạng ngữ trong câu.
 - Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp. (tự học)
 - Hiểu công dụng của trạng ngữ.
 * Lưu ý: Học sinh đã được học tương đối kĩ về trạng ngữ ở tiểu học. 
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Một số trạng ngữ thường gặp.
 - Vị trí trạng ngữ trong câu.
2. Kĩ năng: 
a. Kỹ năng chuyên môn 
 - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
 - Phân biệt các loại trạng ngữ.
b. Kỹ năng sống
- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng các loại Trạng ngữ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về Trạng ngữ 
3. Thái độ: 
 - Sử dụng trạng ngữ đúng hoàn cảnh nói, viết tăng thêm ý nghĩa cho sự diễn đạt.
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách trạng ngữ.
 - Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong 
 sử dụng câu tiếng Việt
 - Thực hành có hướng dẫn.
 - Học theo nhóm trao đổi phân tích
 IV. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi
 Câu 1. Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd (6 điểm)
 Câu 2. Nêu tác dụng của câu đặc biệt ?(4 điểm)
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
VD : Đêm qua, Mưa. gió. Thật kinh hoàng
6 đ
Câu 2
- Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn 
- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng 
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp 
4 đ
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết chúng ta sử dụng trạng ngữ rất nhiều. Trạng ngữ có những đặc điểm gì ? Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 (20’): Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
- Gọi hs đọc vd sgk 
? Xác định trạng ngữ trong vd trên ?
- HS: 
 + Dưới bóng tre 	 -> Về địa điểm 
 + Đã từ lâu đời 	 -> Về thời gian 
 + Đời đời, kiếp kiếp -> Thời gian 
 + Từ nghìn xưa ->	Về thời gian
? Về ý nghĩa, trạng ngữ có vai trò gì ?
- HS: Bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn 
a1. Về mặt ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích , phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu 
? Về hình thức, trạng ngữ đứng vị trí nào trong câu và thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào ?
a2.Về hình thức : 
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu 
+ Muốn nhận diện trạng ngữ : Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc 1 dấu phẩy khi viết 
- GV: Hướng dẫn.
- HS: Suy nghĩ,trả lời.
-Trạng ngữ có thể đứng đầu, cuối câu, giữa câu và thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết 
- GV chốt : về bản chất thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu. 
- HS : Đọc ghi nhớ sgk
+ Bài tập nhanh: Trong 2 cặp câu sau , câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ ? Tại sao ?
- Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay 
 b, Hôm nay , tôi đọc báo 
- Cặp 2: a, Thầy giáo giảng bài hai giờ 
 b, Hai giờ ,thầy giáo giảng bài 
 + Câu b của 2 cặp câu có trạng ngữ được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa của câu
+ Câu a không có trạng ngữ vì hôm nay là định ngữ cho danh từ báo ; Hai giờ là bổ ngữ cho động từ giảng
* Chú ý : khi viết để phân biệt vị trí cuối câu với các thành phần phụ khác , ta cần đặt dấu phẩy giữa nòng cốt câu với trạng ngữ 
 vd : Tôi đọc báo hôm nay /Tôi đọc báo, hôm nay (định ngữ ) ( trạng ngữ) 
 Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt 
 Bài tập2, 3: Tìm trạng ngữ và phân loại trạng ngữ 
 – a, , như báo trước mùa xuân về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết 
 Trạng ngữ cách thức 
.., Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi 
 Trạng ngữ thời gian 
Trong cái vỏ kia 
 Trạng ngữ chỉ địa điểm 
Dưới ánh nắng ,
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn 
b, , với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
 Trạng ngữ chỉ cách thức
*HOẠT ĐỘNG2(20’
Công dụng của trạng ngữ. Tách trạng ngữ thành câu riêng 
- HS: Đọc vd sgk 
? Xác định và gọi tên trạng ngữ trong 2 vd a,b 
- Thường thường , vào khoảng đó ( Thời gian) 
- Sáng dậy ( thời gian ) 
- Trên giàn thiên lí ( chỉ địa điểm ) 
- Chỉ độ tám chín giờ (Chỉ thời gian )
- Trên nền trời trong xanh (địa điểm )
- Về mùa đông ( thời gian )
? Có nên lược bỏ trạng ngữ trong câu trên không ? Vì sao? 
- HS: Không nên lược bỏ vì các trạng ngữ 1,2,4,6, bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nd miêu tả của câu chính xác hơn. 
 - Các trạng ngữ 1,2,3,4,5,có tác dụng tạo liên kết câu 
? Trong văn bản nghị luận, trạng ngữ có vai trò gì đối với việc thể hiện trình tự lập luận ?
- HS: Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân kết quả 
- HS đọc vd trong phần II, mục 1 
 ? Hãy so sánh 2 câu trong đoạn văn ?
- HS: Câu 1 có trạng ngữ là : Để tự hào với tiếng nói của mình 
+ Giống nhau: Về ý nghĩa cả 2 đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ ( có thể gộp 2 câu đã cho thành 1 câu duy nhất có 2 trạng ngữ : Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình ( trạng ngữ 1) và để tin tưởng vào tương lai của nó ( trạng ngữ 2)
+ Khác nhau: Trạng ngữ ( để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó ) được tách ra thành câu riêng 
? Hãy cho biết tác dụng của của việc tách trạng ngữ trên thành câu riêng ?
- GV: Hướng dẫn
 - HS: Suy nghĩ,trả lời.
-Nhấn mạnh ý của trạng ngữ đứng sau, tạo nhịp điệu câu văn, có giá trị tu từ. 
- Hs đọc ghi nhớ sgk
Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm của trạng ngữ:
2. Ghi nhớ: sgk /39 
* LUYỆN TẬP (Tự học )
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ 
- Câu b là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ 
- Câu a cụm từ mùa xuân làm vị ngữ 
- Câu c cụm từ mùa xuân làm phụ ngữ trong cụm động từ 
- Câu d câu đặc biệt 
1. Công dụng của trạng ngữ 
. Ghi nhớ: Sgk./47
2. Tách trạng ngữ thành câu riêng(Tự học)
Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống , cảm xúc nhất định 
* LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: Công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích 
- a: Ở loại bài thứ nhất; ở loại bài thứ 2 
- b: Đã bao lần; Lần đầu tiên chập chững bước đi; lần đầu tiên tập bơi; lần đầu tiên chơi bóng bàn; lúc còn học phổ thông 
+ Trong 2 đoạn trích trên, trạng ngữ vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng dễ hiểu 
Bài tập 2: Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành 
- Năm 72 – trạng ngữ chỉ thời gian có tác dụng nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước 
- Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn – Có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu ( Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối ) Nếu không tách trạng ngữ ra thành câu riêng , thông tin ở nòng cốt có thể bị thông tin ở trạng ngữ lấn át ( bởi ở vị trí cuối câu , trạng ngữ có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin ). Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị , so với thông tin ở nòng cốt câu 
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC(5’) :
- Trạng ngữ có những đặc điểm nào ? Cho vd 
- Học thuộc ghi nhớ, Làm bài tập 3b 
- Soạn bài tiếp theo “Thêm trạng ngữ cho câu'' TT
VII. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày soạn: 29/3/2020 
 Ngày dạy: 2020 
 Tuần 23; Tiết 90,91
Tập Làm Văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
 LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận..
 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
 - Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi
 Câu 1: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận ? 
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 + Giống nhau : Đều là kết luận
 + Khác nhau : Ở mục I,2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân có ý nghĩa hàm ẩn, không tường minh 
+ Ở mục II, 1 luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát có ý nghĩa tường minh 
10 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Từ đầu học kì II đến nay, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận, đã tìm hiểu phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận rồi. Vậy phương pháp lập luận chứng minh nó như thế nào thì tiết học này cô cùng các em đi tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1(20’):Tìm hiểu Mục đích và phương pháp chứng minh
? Trong đời sống, Khi nào người ta cần chứng minh ? 
- HS: Khi bị nghi ngờ, hoài nghị hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó ,
? Khi cần chứng minh cho ai đó tinn rằng lời nói của em là thất, em phải làm như thế nào ?
- HS: Phải đưa ra các bằng chứng xác thực. 
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét thế nào là văn chứng minh ?
 - GV: Hướng dẫn
 - HS : Suy nghĩ, trả lời.
 + Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ sự đúng đắn của 1 vấn đề 
? Trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng, vật chứng ) thì muốn chứng minh vấn đề đó đúng sự hật chúg ta phải làm như thế nào ? 
- HS: Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.
* Tình huống: Nam có một việc gấp, mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê. Vì quá lo, quá vội, bạn đã phóng xe quá nhanh và bị chú công an giữ xe lại, kiểm tra giấy tờ. Nam lại quên tất cả ở trường. Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như* 
+ Nam phải chứng tỏ được đây là xe của bạn, có đủ giấy tờ đăng kí, chứng nhận mua bảo hiểm, có bằng lái xe, chứng minh thư bản thân. Tiếp theo bạn phải trình bày để chú công an hiểu, thông cảm; Lo không kịp về thăm mẹ. Như vậy là nam đã chứng minh một vấn đề, làm rõ sự thật; bạn đã đi xe máy quá nhanh trên đường. 
- HS: Đọc bài văn nghị luận“Đừng sợ vấp ngã 
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ? 
- HS: Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã 
? Để khuyên người ta”đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào ? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ? thế nào ? 
*HOẠT ĐỘNG 2 (65’): Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc bài văn nghị luận“Không sợ sai lầm”
- HS: Thảo luận trả lời.
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ? 
- HS: Luận điểm “ Không sợ sai lầm”
 + Những câu văn mang luận điểm đó:
? Để khuyên người ta” Không sợ sai lầm”, bài văn đã lập luận như thế nào ? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ?
Bạn ơi nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời 
- HS: Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Mục đích và phương pháp chứng minh
a. Mục đích và phương pháp chứng minh.
* Mục đích : Chứng tỏ một điều gì đó là sự thật
* Chứng minh: Là đưa ra những chứng cớ xác thực 
 => Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( Cần được chứng minh ) là đáng tin cậy 
b. Kết luận: Ghi nhớ: Sgk/42 
2. Văn bản: Đừng sợ vấp ngã 
* Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã 
+ Những câu văn mang luận điểm đó: Vậy xin bạn chớ lo hết mình 
 * Kết luận : Vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả. 
- Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì chúng được rút ra rừ tiểu sử những người đã thành công , đã nổi tiếng 
- Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp vói những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra là đáng tin cậy
II. LUYỆN TẬP:
* Luận điểm : Không sợ sai lầm 
 Những câu mang luận điểm :
- Bạn ơi nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời 
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. 
 * Luận cứ : 
- Nếu muốn sống không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời 
- Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ có thể học cho đời. 
- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì 
- Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao 
* Cách lập luận này khác với bài “ Đừng sợ vấp ngã
- Phần mở đâù nêu vấn đề khác; câu này thể hiện ý khẳng định: Đã sống là phải sai lầm 
- Phần thân bài : 
+ Ở bài “Đừng sợ vấp ngã’ tác giả nêu lên 1 loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi danh để làm chứng cớ 
+ Ở bài này chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề; sợ sai lầm là trốn tránh thực tế. Sai lầm cũng có 2 mặtàm được việc gì. Sai lầm đem đến bài
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC(5’): 
- Mục đích của phương pháp chứng minh là gì ? Thế nào là phép lập luận chứng minh ?
 - Học thuộc ghi nhớ sgk. Soạn bài tiếp theo “ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ”Chuẩn bị cho bài KT TV
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.
 *****************************************************
Ngày soạn: 29/3/2020 
Ngày dạy: 2020 
 Tuần 23; Tiết 92
Tập Làm Văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để học 
cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.
 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần 
lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1. Kiến thức: 
 - Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .
2. Kĩ năng: 
 - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
3. Thái độ: 
 - Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Câu 1: ? Thế nào là chứng minh ? Phép lập luận chứng minh là gì ? 
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Là đưa ra những chứng cớ xác thực 
5đ
=> Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( Cần được chứng minh ) là đáng tin cậy 
5đ
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Quy trình của một bài bài văn chứng minh cũng nằm trong quy trình làm một bài văn nghị luận, một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết cần phải tuân thủ lần lượt các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Nhưng với kiểu bài nghị luận chứng minh vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của kiểu bài này. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1(20’): Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
 - Hs: Đọc đề bài trong sgk 
? Luận điểm chính mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì? 
- HS: Ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
? Khi tìm hiểu đề và tìm ý điều đầu tiên chúng ta phải làm gì ?
- Xác định yêu cầu chung của đề. 
? Vậy với đề này yêu cầu chung là gì ? 
- HS: Chứng minh tư tưởng đúng đắn của câu tục ngữ.
? Tư tưởng ở đây là gì ? 
- HS: Khẳng định vai trò ý nghĩa to lớn của ý chí trong c/s
? Để chứng minh câu tục ngữ chúng ta có mấy cách lập luận? 
- HS: Nêu một dẫn chứng xác thực. Nêu lí lẽ 
? Khi tìm ý xong công việc tiếp theo là gì ? 
 - Lập dàn bài 
? Dàn bài gồm mấy phần? em hãy nêu nội dung từng phần ?
- Hs : Thảo luận nhóm, trình bày
+ Mở bài : Nêu vai trò quan trong của lí tưởng , ý chí và nghị lực trong c/s mà câu tục ngữ đã đúc kết 
+ Thân bài : * Xét về lí 
- Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại 
- Không có chí thì không làm được gì ?
* Xét về thực tế 
 - Những người có chí đều thành công (dẫn chứng )
- Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua(Nêu dẫn chứng )
+ Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng, ý chí ..
? Lập dàn bài xong bước tiếp theo là gì ? 
- HS: Viết bài. 
? Khi viết bài phần mở bài có mấy cách mở bài ? đó là những cách nào ? 
- HS: Có 3 cách mở bài. 
 - Đi thẳng vào vấn đề, suy từ cái chung đến cái riêng , suy từ tâm lí con người 
? Muốn chuyển từ phần mở bài xuống phần thân bài các em phải dùng những từ ngữ nào 
? Viết phần kết bài chúng ta phải viết như thế nào ? 
- HS: Phải hô ứng với phần mở bài.
? Viết bài xong công việc tiếp theo làm gì ?
- HS: Đọc bài và sửa bài 
? Muốn làm 1 bài văn lập luận chứng minh thì phải theo mấy bước ? 
? Một bài văn lập luận chứng minh có mấy phần ? nêu nội dung từng phần ?
*HOẠT ĐỘNG 2(20’): Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh 
*Đề bài: Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
Xác định yêu cầu chung của đề bài : Nêu tư tưởng 2 cách lập luận chứng minh 
- Chứng minh tư tưởng đúng đắn của câu tục ngữ 
b. Lập dàn bài :
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh 
- Thân bài: Nêu lí lẽ dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn. 
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh 
c. Viết bài :
d. Đọc bài và sửa bài :
2. Ghi nhớ : Sgk 
II. LUYỆN TẬP:
- Hai đề văn về cơ bản giống nhau vì đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí 
* Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt , có ngày nên kim”
+ Tìm hiểu đề và tìm ý 
a. Xác định yêu cầu chung của đề: Cần chứng minh tư tưởng mà câu tục ngữ đã nêu là đúng đắn 
b. Từ đó cho biết câu tục ngữ thể hiện điều gì ?
- Câu tục ngữ đã dùng 2 hình ảnh “ Mài sắt” và “ nên kim” để khẳng định: tính kiên trì nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.
c. Muốn chứng minh có 2 cách lập luận: Một là nêu lí lẽ rồi nêu dẫn chứng xác thực để minh hoạ ; hai là nêu các dẫn chứng xác thực trước rồi từ đó rút ra lí lẽ để khẳng định vấn đề. 
* Lập dàn bài :
+ MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nói rõ tư tưởng mà nó muốn thể hiện 
+ TB: Nêu dẫn chứng cụ thể
 Dùng lí lẽ để phân tích đúc kết
+ KB: Rút ra kết luận khẳng định tính đúng đắn của nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’):
 - Viết thành bài văn theo 2 đề trong phần luyện tập. Soạn bài “ Luyện tập lập luận chứng minh”
 - Học phần ghi nhớ sgk/50
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ****************************************************
Duyệt của Tổ trưởng Người soạn
 Phạm Thị Mum

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_89_den_91_nam_hoc_2019_2020.doc