Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 71: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

• Thành ngữ địa phương:

• +/ Ả em du như tru một bịn

• +/ Lòng tru răng dạ bò rứa.

• +/ Khun chi kẻ trẻ, khỏe chi kẻ già.

• +/ Khun sống vống chết.

• .

• Thành ngữ toàn dân:

• +/ Ả em du như tru một bịn.

• +/ Lòng trâu sao dạ bò thế.

• +/ Khôn gì kẻ trẻ, khóc chi kể già.

• +/ Khôn sống vống chết.

• * Giao nhiệm vụ: ( Hoạt động nhóm, 4 phút)

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 71: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 71
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN TIẾNG VIỆT 
(THÀNH NGỮ NGHỆ AN)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết và hiểu được các thành ngữ Nghệ An.
-Từ sự hiểu biết đó học sinh so sánh thành ngữ Nghệ An với thành ngữ toàn dân. 
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách vận dụng thành ngữ địa phương khi giao tiếp.
3. Thái độ:
- Thể hiện thái độ yêu tiếng việt quê hương mình.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
 - Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản. Cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ.
 II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Khởi động .
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, gây hứng thú, kích thích sự tò mò muốn được khám phá kiến thức. Kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm.
- Tiến trình hoạt động:
+/ Giao nhiệm vụ: (Thời gian: 2 phút)
? Kể một số thành ngữ mà em biết có sử dụng từ địa phương mình.
 *GV chia 2 nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”: Lần lượt mỗi nhóm 1 học sinh lên viết, xong các bạn khác mới được lên kể tiếp. Nhóm nào kể được nhiều, chính xác sẽ thắng.
+/ Thực hiện nhiệm vụ: H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+/ Báo cáo kết quả: Câu trả lời của học sinh.
+/ Nhận xét đánh giá, chốt.
 Gv dẫn dắt vào bài: 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: Giúp H/S chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Nhiệm vụ học tập của HS : Trả lời các câu hỏi phần yêu cầu của Gv.
- Cách thức tiến hành các hoạt động : 
+/ Chuyển giao nhiệm vụ.
+/ Thực hiện nhiệm vụ.	
+/ Báo cáo kết quả.
+/ Đánh giá kết quả, chốt.
 Hoạt động của Gv và hs
 Nội dung cần đạt
*Giúp học sinh nhớ lại: Thế nào là thành ngữ.
 Xem phần ghi nhớ về thành ngữ ở Sgk/ ngữ văn 7.
Lưu ý: Là loại cum từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh
* Đặc điểm của thành ngữ. Giáo viên đưa ra một số ví dụ. 
Thành ngữ địa phương:
+/ Ả em du như tru một bịn
+/ Lòng tru răng dạ bò rứa.
+/ Khun chi kẻ trẻ, khỏe chi kẻ già.
+/ Khun sống vống chết.
..
Thành ngữ toàn dân:
+/ Ả em du như tru một bịn.
+/ Lòng trâu sao dạ bò thế.
+/ Khôn gì kẻ trẻ, khóc chi kể già.
+/ Khôn sống vống chết.
* Giao nhiệm vụ: ( Hoạt động nhóm, 4 phút)
N1,2.Chỉ ra sự khác nhau của các thành ngữ trên?
N3,4.Em hãy giải thích các thành ngữ địa phương sau:
+/ Người như mắm lẹp
+/ Ngủ như tru sứt mui
+/ Ngu như bò đội nón
+/ Ngọt như mía lùi.
+/ Cá nhỏ đó thưa.
+/ Tròn như con vét.
* Thực hiện nhiệm vụ.	
 * Báo cáo kết quả.
 * Đánh giá kết quả, chốt.
H/s Trả lời câu hỏi -> Đặc điểm thành ngữ địa phương.
I.Thế nào là thành ngữ.
- Học sinh nhắc lại.
II.Đặc điểm của thành ngữ Nghệ An.
1.Xét ví dụ:
2. Nhận xét:
-Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý hoàn chỉnh.
-Thành ngữ nghệ an có nhiều từ địa phương.
*Ghi nhớ: Thành ngữ nghệ an có chung với đặc điểm thành ngữ toàn dân. Tuy nhiên, so với thành ngữ toàn dân, thành ngữ địa phương nghệ an có nhiều từ địa phương.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: giúp Hs nắm được đặc điểm thành ngữ địa phương Nghệ An. 
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
- Tiến trình hoạt động:
* Giao nhiệm vụ: 
- Tìm một số thành ngữ địa phương Nghệ an.
- Đặt câu có sử dụng một số thành ngữ địa phương xứ nghệ một cách hợp lý?
*Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện.
* Báo cáo nhiệm vụ.
* Đánh giá kết quả, chốt.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
- Tiến trình hoạt động:
* Giao nhiệm vụ: 
? Đọc một số bài ca dao, câu thơ có sử dụng một số thành ngữ địa phương.
* Thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả. 
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-> Giáo viên chốt kiến thức 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 
- Tiến trình hoạt động:
* Giao nhiệm vụ: 
- Sưu tầm một số thành địa phương qua người thân hoặc sách, báo. Chép vào vở hoặc sổ tay những bài em yêu thích.
* Thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả: nộp bài
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt.
* Dặn dò: 
 - Học kĩ phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới: "“Trả bài kiểm tra học kì I)”.

File đính kèm:

  • docxBai 18 Chuong trinh dia phuong phan Van va Tap lam van_12785023.docx