Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2019-2020

III- Chuẩn bị

1.Giáo viên:

- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .

- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.

IV. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7 . 7 . .

2. Kiểm tra bài : 4P

3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:

 Bố cục trong văn bản không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều HS không quan tâm đến việc xây dựng bố cục khi làm bài. Bài học này giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, giúp chúng ta xây dựng những bố cục rành mạch hợp lý cho bài làm.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 7 Ngày soạn : 10/11/2019
 Dạy lớp:. Ngày dạy:.
 Dạy lớp:.....Ngày dạy:..
 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2.Kĩ năng :
- Nhận biết và phân bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc hiểu văn bản, xây dựng bố cục một đoạn văn bản (viết) cụ thể.
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức xây dựng bố cục trước khi làm văn.
- II. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học / định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.Phương pháp dạy học:
- Động não, suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
2.Kỹ thuật dạy học:
- Viết sáng tạo.
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Học theo nhóm
3.Định hướng phát triển năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyế vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .
- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7. 7... 
2. Kiểm tra bài : 4P
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:
 Bố cục trong văn bản không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều HS không quan tâm đến việc xây dựng bố cục khi làm bài. Bài học này giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, giúp chúng ta xây dựng những bố cục rành mạch hợp lý cho bài làm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10P): Tìm hiểu bố cục của văn bản.
GV : Em phải làm đơn xin gia nhập đội, hãy cho biết trong lá đơn đó em viết những nội dung gì?
→ Tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn, nêu yêu cầu nguyện vọng, lời hứa.
GV: Những nội dung trên được sắp xếp theo trật tự như thế nào?
→ Trật tự trước sau một cách hợp lý, rõ ràng.
GV: Có thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được không? Vì sao?
→ Không được, như thế sẽ gây khó hiểu.
GV: Đó chính là bố cục, thế nào là bố cục văn bản?
Y/cầu HS thực hiện BT1.
 → HS tìm ví dụ.
Hoạt động 2:(15P) Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục văn bản:
GV treo bảng phụ. Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1.
GV: Bản kể sách NV6 với bản kể 2, bản kể nào dễ tiếp nhận hơn? Vì sao?
GV: Bản kể 2 có mấy đoạn văn?
 → Có 2 đoạn văn
GV: Các câu trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý thống nhất không? Vì sao?
GV: Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được không? Vì sao?
→ Ta không thâu tóm ý của từng đoạn.
GV: Vậy yêu cầu đầu tiên về bố cục trong văn bản là gì?
Chuyển: Rành mạch có phải là yêu cầu duy nhất của một văn bản không?
Yêu cầu HS đọc đoạn văn 2.
GV: Bản kể có mấy đạon văn?
GV: Nội dung mỗi đoạn ấy có tương đối thống nhất không?
→ Đ1: Một anh thích khoe đang muốn khoe mà chưa khoe được.
 Đ2: Anh ta đã khoe được.
GV: Nhưng bản kể trong ví dụ này có nêu bật được ý nghĩa phê phán và làm cho ta buồn cười như trong bản kể sách NV6 không ? Tại sao?
Gợi: So với văn bản trong sách NV6 thì sự sắp đặt các câu, các ý ở ví dụ này đã có gì thay đổi?
GV: Sự thay đổi có kết quả ntn?
GV: Vậy một điều kiện cần thiết nữa là gì?
GV: Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần:
Mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản miêu tả và tự sự?
→ Mở bài: Giới thiệu chung.
 Thân bài: Kể miêu tả chi tiết.
 Kết bài: Cảm nghĩ.
Hoạt động 3(10P): Luyện tập.
Nhóm 1,2,3 thực hiện BT2; Nhóm 4,5,6 thực biện BT3.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, góp ý.
- GV chốt lại. 
I-Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1.Bố cục của văn bản:
Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
- Nội dung các phần và các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự xếp đặt các đoạn phải giúp người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3.Các phần của bố cục: Có 3 phần.
Mở bài, thân bài, kết bài.
II.Luyện tập.
1.Bố cục truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.
2. Nhận xét về bố cục cảu báo cáo:
- Bố cục chưa được rành mạch và hợp lí: Các luận điểm 1, 2, 3 ở thân bài mới chỉ nêu việc học tốt chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt. Trong đó luận điểm 4 lại không nói về học tập.
- Bổ sung: Chao hội nghị, tự giới thiệu về mình, lần lượt báo cáo từng kinh nghiệm học tập của bạn. Từ đó rút kinh nghiệm của bạn như thế nào và tiến bộ ra sao. Cuối cùng là nguyện vọng muốn các ý kiến trao đổi góp ý cho báo cáo, chúc hội nghị thành công. 
V.Củng cố và dặn dò:5p
1.Củng cố:
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Học phần ghi nhớ.
2.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài: Mạch lạc trong văn bản.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 6 Bai ca Con Son_12760476.docx