Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà - Năm học 2018-2019

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung (5’)

(?) Nêu những nét nổi bật về tác giả ?

HS: Trả lời

GV: Trình chiếu slide 3

(Giới thiệu bổ sung về tác giả)

 Năm 1864 ông đỗ cử nhân.

 Sau năm 1865 ông trượt thi Hội nên tu chí ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến với hàm ý phải lỗ lực hơn.

 Đến năm 1871 ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Từ đó Nguyễn Khuyến được coi là Tam Nguyên Yên Đổ.

 Nguyễn Khuyến là một người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống gắn bó với thiên nhiên.

GV: Trình chiếu slide 4

 Đây là một số hình ảnh về Nguyễn Khuyến lúc làm quan.

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2018
Ngày dạy: 10/10/2018
TUẦN 8
Tiết 30– Bài 8
Giảng văn
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 ( Nguyễn Khuyến) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ ĐL , cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của NK trong bài thơ
2. Kỹ năng:
Lắng nghe tích cực, giao tiếp tự nhận thức, đánh giá.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng tình bạn , thể hiện tình yêu quê hương đất nước. 
4. Năng lực:
- Tự quản bản thân (xuyen suốt quá trình học)
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Dùng lời, đọc sáng tạo, vấn đáp gợi tìm
b. ĐDDH: Giáo án, SGK, SGV105
2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 1,2 SGK/
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định : (1’)
Kiểm tra sĩ số HS 
2. Kiểm tra bài cũ (4’) 
 ? Đọc thuộc bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?
Đáp án:
Bài thơ đạt đến độ mẫu mực về thể thơ Đường luật, tả cảnh ngụ tình, sử dụng tài tình các nghệ thuật chơi chữ
Khắc họa bức tranh Đèo Ngang hoang vắng, âm u, hiu quạnh. Bài thơ cho ta cảm nhận một mối u sầu nặng trĩu không ai chia sẻ của một tâm trạng cô đơn, buồn, nhớ nước, thương nhà.
3. Bài mới : (35’)
Giới thiệu bài (1’)
	Các em thân mến! có một nhà thơ nổi tiếng học rộng tài cao, từng là đại quan triều Nguyễn, cuối đời ông từ quan về sống làm thơ. Tuy ông sống cách chúng ta đã hơn một thế kỉ nhưng những tác phẩm của ông để lại khiến ta thực sự khâm phục một tài năng xuất khẩu thành chương. Ta cũng kính trọng ông bởi một quan niệm sống đẹp, một tâm hồn thanh cao, một tấm lòng nhân hậu, thủy chung với bạn bè. Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung (5’)
(?) Nêu những nét nổi bật về tác giả ?
HS: Trả lời
GV: Trình chiếu slide 3
(Giới thiệu bổ sung về tác giả)
 Năm 1864 ông đỗ cử nhân. 
 Sau năm 1865 ông trượt thi Hội nên tu chí ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến với hàm ý phải lỗ lực hơn.
 Đến năm 1871 ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Từ đó Nguyễn Khuyến được coi là Tam Nguyên Yên Đổ.
 Nguyễn Khuyến là một người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống gắn bó với thiên nhiên.
GV: Trình chiếu slide 4
 Đây là một số hình ảnh về Nguyễn Khuyến lúc làm quan.
(?)Hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề của bài thơ?
(Đây là một trong những đề tài phổ biến trong ca dao và thi ca).
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Trình chiếu Slide 5
 (Hướng dẫn hs đọcbài thơ) 
- Nhịp 4/3. Giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc – nhận xét.
GV: Cho học sinh tìm hiểu một số từ khó trong SGK
(?) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt?
? Xác định bố cục và nội dungcủa từng phần?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét
Các em lưu ý . Đối với bất kỳ bài thơ nào cũng vậy, khi phân chia bố cục ta phải căn cứ vào mạch vận động nội dung và cảm xúc của bài thơ chứ không chỉ căn cứ và cấu trúc cứng của bài thơ theo thể loại quy định.
GV: Trình chiếu slide 5 (tiếp)
 Ở bài thơ này cô sẽ không chia theo cấu trúc bổ dọc, cũng không phân tích theo cấu trúc bổ ngang: đề, thực, luận, kết. chúng ta sẽ phân tích theo cấu trúc của một cuộc: Bạn – đến – chơi – nhà.
GV: Phân tích trên máy chiếu
GV: Dẫn dắt chuyển ý
 Khi bạn đến chơi nhà thì chủ nhà sẽ ứng tiếp thù – tạc ra sao? Họ nói với nhau câu chuyện gì và từ tất cả những điều đó ta đọc được tình cảm gì của chủ và khách, giữ ta và bạn? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần nội dung tiếp theo.
HĐ3: HDHS Đọc, tìm hiểu chi tiết (20’)
GV: Trình chiếu Slide 6
(?) Cách xưng hô trong câu thơ cho thấy mối quan hệ như thế nào của chủ nhà và khách?
HS: Trả lời.
GV: bổ sung
 Thời gian này tác giả về ở ẩn , ông tự cho mình là già “ Muốn đi lại tuổi già thêm nhác” . Già, nghèo, ít đi lại , sống ẩn dật
(?) Câu thơ được ngắt nhịp như thế nào? Ý nghĩa?
HS: Trả lời.
GV: Phân tích trên slide 6
Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế 
+Vế 1: Đã bấy lâu nay - > nói đến cái lâu nay vẫn thế. 
+Vế 2: bác tới nhà - > nói đến cái bất ngờ của ngày hôm nay.
 Giữa lâu nay và ghôm nay đã có sự khác biệt. Nhịp thơ 4/3 diễn tả một sự ngạc nhiên. Vì sao ngạc nhiên?
+ Vì từ lâu nay hai người chưa gặp mặt, tuổi đã cao, sức đã yếu nên việc thăm nhau rất khó khăn vì thế nhà thơ không chờ đợi và cũng chẳng dám mong ấy vậy mà hôm nay bạn tới chơi cho nên khi gặp tình huống bạn đến nhà thì rất bất ngờ. 
(?) Cụm từ “bác tới nhà” diễn tả điều gì?
Một lời chào, một tiếng reo vui
GV: Nhưng bên cạnh sự bất ngờ và niềm vui ấy là một tình thế khó xử.
(?) Theo em vì sao có thể nói “bạn đến chơi nhà” được đặt vàomột tình thế khá là khó xử của nhà thơ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Phân tích.
 Vì bạn rất thân , rất quý nhưng lâu ngày không đến thăm, không ai nghĩ là đến thăm thì hôm nay bác đến chơi nhà cho nên khiến chủ nhân rơi vào tình thế khó xử bởi vì chưa kịp chuẩn bị để đón bạn và nhất là để đãi bạn cho chu đáo, cho xứng với mối thân tình của hai người bấy lâu, cho xứng với tấm lòng của bạn không quản đường xa đến chơi nhà mình. 
GV: Dẫn dắt.
 Vậy trước tình thế khá bất ngờ và khó xử như thế nhà thơ trần tình và dãi bày làm sao, nhà thơ lý giải như thế nào về tình thế của mình? Chúng ta đến với phần 2 với 6 câu thơ tiếp.
(?) Ở gia đình em mỗi khi có khách quý đến thăm nhà thì bố mẹ em sẽ làm gì?
HS: (Làm cơm đãi khách)
GV: Nhận xét, bổ sung?
GV: Trình chiếu slide 7
 (Đọc 6 câu thơ)
(?) Em nhận thấy những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 6 câu thơ này?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
 Nghệ thuật liệt kê kết hợp với phép đối lập.
(?)Em hãy chỉ ra những hình thức đối lập đó?
HS: Chỉ ra các hình thức đối lập.
GV: Nhận xét
GV: Trình chiếu Slide 7 (tiếp)
 (Phân tích)
 Đãi bạn là chuyện rất thường, thậm chí ở đây khách lại là người bạn thân lâu ngày không gặp lại là bạn thân thì đó hẳn là khách quý thì phải hết lòng đãi bạn. Nhưng bạn đến bất ngờ quá, nhà chưa kịp chuẩn bị gì, tác giả trần tình về tình cảnh khó xử của mình.
 - Đầu tiên tác giả có nhắc đến chợ khi nhắc đến chợ ắt hẳn người ta liên tưởng ngay nhà thơ định sai lũ trẻ đi mua rượu mua thịt về làm cơm đãi bạn nhưng trẻ thì đi vắng, chợ thì xa quá trong khi tuổi đã cao, sức đã yếu nên mình không thể tự đi, lũ trẻ thì có thể đi được thì chúng lại đi vắng cho nên cũng không mua được . 
Vì vậy nhà thơ nghĩ ngay đến những món ngon sẵn có trong nhà đó là ra ao bắt cá đãi bạn nhưng ao sâu nước cả cũng không bắt được, sang vườn định bắt gà đãi bạn nhưng vườn rộng rào thưa không đuổi được.
 Cá gà không được thôi thì đành đãi bạn bữa ăn đạm bạc thôn quê với rau dưa cà muối vậy. về ruộng thì cải chửa ra cây, cà mới nụ không ăn được. thôi thì vào sân bứt tạm quả bầu quả bí nhưng bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 Đến cả những thứ đạm bạc cũng không có để tiếp bạn. thôi thì cung bạn vào phòng khách để uống nước ăn trầu vậy. 
Người ta thường nói: miếng trầu là đầu câu chuyện. Nhưng “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, ngay cả thứ thông thường nhất cũng không có để đãi bạn.
 (?) Em có nhận xét gì về trình tự liệt kê trong 6 câu thơ này?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
- Nội dung của 6 câu thơ chính là 6 lần liên tục tác giả đưa ra cái có và không có.
Tác giả nói cái có trước và cái không sau để phủ định một cách tuyệt đối, để khẳng định một điều: chẳng có gì để đãi bạn cả”. Nhưng phủ định để nói điều gì? Các em có tin rằng nhà ông quan nghè Nguyễn Khuyến nghèo đến mức cơm dưa cà canh cải cũng không có không? Các em có tin rằng Nguyễn Khuyến nghèo đến mức một miếng trầu cũng không có không? Tất nhiên là không!
Tác giả dùng cách nói quá nhằm khẳng định một điều: đời sống vật chất hết sức hạn hẹp, đời sống vật chất vô cùng thanh bạch của mình giữa làng quê, trần tình để bạn hiểu.
 (?)Ngoài sự đối lập có – không còn có những hình thức đối lập nào được tác giả sử dụng qua sự liệt kê đó?
 Nhìn sang dãy liệt kê ta còn nhận thấy tác giả đã dựng lên một thế đối lập giữa cái chủ quan và cái khách quan. Cái có là cái chủ quan, là tấm lòng của nhà thơ muốn đem tất cả những gì mình có ra đãi bạn. Nhưng khách quan lại không cho phép nhà thơ làm bất cứ điều gì trong đó, muốn mang tất cả những thứ đó ra để đãi bạn nhưng những thứ đó lại không sẵn có, không sẵn sàng lý do vì bạn đến đường đột quá. Cho nên mới nói nhà thơ bị đẩy vào một tình thế khó xử vô cùng.
(?)Qua sự đối lập đó tác giả muốn khẳng định điều gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, phân tích
 Bên cạnh các sản vật được liệt kê là các không gian từ xa đến gần. Khoảng cách không gian đang càng ngày càng rút ngắn, khoảng cách giữa chủ và khách cũng ngày càn rút ngắn lại. 
Người việt Nam ta có câu tục ngữ: “Xa mặt thỉ cách lòng”: xa nhau lâu ngày không gặp thường nảy sinh ra khoảng cách. Nhưng từng chút từng chút một trong sự giãi của nhà thơ ta nhận thấy khoảng cáh giữa hai người bạn đang ngày càng rút ngắn lại. Giữa họ dường như không còn khoảng cáh giữ chủ và khách nữa mà là mối quan hệ của hai người bạn vượt khỏi biên giới cách ngăn của không gian, thời gian và cả tâm lý nữa. Hai con người thực sự tìm đến nhau vượt qua ttát cả mọi sự có – không về vật chất để đến với nhau bằng tấm lòng.
(?)Qua 6 câu thơ trên cho em hình dung như thế nào về khung cảnh nơi nhà thơ sống? Cuộc sống của ông có gì thú vị?
HS: Trả lời
Khung cảnh đẹp nên thơ. Đó là một bức tranh thiên nhiên thật sống động, gần gũi quen thuộc với những nếp sống thôn dã, bình dị, chất phác, cần cù.
Nhà thơ sống cuộc đời thanh bạch hòa hợp với thiên nhiên.
Đây là thú vui tao nhã của nhà Nho chân chính ngày xưa
GV: Trình chiếu Slide 9
 (Đọc câu thơ 8)
(?) Em đã gặp cụm từ “ta với ta”ở tác phẩm nào, của ai?
HS: Trả lời
Thảo luận nhóm (3’)
(?)so sánh sự giống và khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và cụm từ “ta vơi ta” ở bài “Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?
HS: Thảo luận nhóm
GV: Trình chiếu Slide 9 (tiếp)
Ở câu thơ cuối ta bắt gặp một kết cấu rất độc đáo. 
- Nếu trong bài thơ của BHTQ ta bắt gặp tổ hợp “Ta với ta” từ một người nhưng lại muốn phân thân tách thành 2 để mong có người đối thoại, để mong có người sẻ chia trao gửi tâm tình nhưng không được 1 vẫn cứ là 1, ta vẫn chỉ là ta, cuối cùng chỉ còn một mình trơ trọi giữa mênh mông trời/ non/ nước -> thể hiện nỗi cô dơn đến tuột cùng của con người đang lẻ loi trước cuộc đời mênh mông rộng lớn không tìm thấy nổi một người tri âm, khát khao lắm một người sẻ chia, một người bạn mà không có.
Nhưng cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của nguyến khuyến ta với ta là chủ với khách, NK với bạn của mình, tuy hai mà 1. Cái ta ở đây không còn cô đơn nữa, lúc này người ta cảm thấy được sẻ chia, được thấu hiểu, gắn bó không rời trong tình bạn sâu bền đậm đà tha thiết. Giữa Nguyễn Khuyến và bạn mình ông đã tước bỏ đi tất cả mọi thứ vật chất, lế nghi – cả những thứ vật chats rất tục như thịt rượu, cả những vật chất rất thanh như cau trầu.
Bởi với ông tất cả những thứ ấy đều chỉ là những thứ ngoài thân, những thứ quy ước xã giao bên ngoài. Chỉ có ở lại đây là hai người bạn, 2 tấm lòng chântình tìm đến với nhau, sẻ chia, đồng điệu và hòa quện vào nhau
(?)Em có nhận xét gì về cách sử dụng cấu trúc “ta với ta” ở hai bài thơ trên?
GV: Nhận xét
Có thể thấy cách sử dụng cấu trúc “ta với ta” thật tuyệt vời. Với hai ngữ cảnh khác nhau chúng ta có được hai hướng hiểu ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Một lần nữa ta không chỉ thấy cái tài hoa trong việc dùng từ đặt câu của các nhà thơ ta còn thấy được khả năng biểu hiện tuyệt vời của tiếng Việt: Cùng một kết hợp ngôn ngữ đặt trong những ngữ cảnh khác nhau cho ta những cách hiểu, cách lý giải cách cảm nhận hoàn toàn khác nhau thậm chí đối lập nhau.
(?) Bài thơ đem đến cho em bức thông điệp gì về tình bạn?
Tự bộc lộ
(?) Quan niện về tình bạn của em như thế nào?
Tự bộc lộ
Gv:Con người sống phải có bạn “ Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn”. Trong cuộc sống có nhiều người lợi dụng tình bạn để làm chuyện không tốt ông cha ta khuyên nên “ Chọn bạn mà chơi” hoặc “ gần mực thì đen ”
(?) Trong cuộc sống hàng ngày tình bạn gắn liền với vật chất là tình bạn như thế nào
Tốt đẹp
Thực dụng, lợi dụng, tầm thường, không chân thật
HĐ3: HDHS tổng kết (5’)
? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản
H: Đọc to ghi nhớ
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
- Tên thật: Nguyễn Thắng
- Quê: Làng Yên Đổ - huyện: Bình Lục – tỉnh: Hà Nam.
- Là một nhà Nho tài danh, có nhân cách cao khiết.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi nhà thơ đã từ quan về quê, sống cuộc đời thanh bạch.
- Đề tài: Tình bạn 
- Chủ đề: Tình bạn đậm đà, trong sáng, sâu sắc.
2. Đọc văn bản
3. Thể loại và pt biểu đạt
- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Phương thức: Trữ tình, đậm đà yếu tố tự sự
4. Bố cục
3 phần
- Câu 1: Bạn đến chơi nhà – một tình huống khó xử
- Câu 2 – 7: Cách ứng xử
- Câu 8: Tấm chân tình của nhà thơ
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Bạn đến chơi nhà – một tình huống khó xử (5’)
- Cách xưng hô: gọi “bác”: quan hệ thân tình, gần gũi 
- Nhịp 4/3: 
+ Sự ngạc nhiên, bất ngờ.
+ Lời chào, tiếng reo vui, khi gặp bạn.
- > Tình thế khó xử: bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị trước để tiếp đãi bạn.
2. Cách ứng xử của nhà thơ
- Nghệ thuật: liệt kê + phép đối lập
- Liên tục đưa ra cái có và không.
- Cái chủ quan và khách quan
- Ước muốn đủ đầy và hiện thực thiếu thốn
= > Khẳng định cuộc sống thanh bạch, tấm lòng rộng nước hào hiệp
3. Tấm chân tình của nhà thơ
Ta với ta:Hai người bạn, hai tấm lòng chân tình tìm đến với nhau, sẻ chia, đồng điệu và hòa quyện vào nhau
-> Sự gắn bó chân thành của tình bạn vượt lên trên tất cả.
III. TỔNG KẾT
* Ghi nhớ: sgk/105
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. 
4. Củng cố (2’)
GV: Khái quát lại toàn bộ nội dung bài.
Kết: Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay, một bài thơ sâu mang chất giọng hóm hỉnh nhưng lại rất thấm thía về tình bạn. Bài thơ đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta, nó là một bài học để cho ta suy ngẫm không chỉ về tình bạn mà còn về tình người trong cuộc sống.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
-HS thuộc văn bản và học thuộc nội dung ghi trong tập, ghi nhớ/105 
-Ôn tập phần văn biểu cảm giờ sau viết bài 2 tiết .
..

File đính kèm:

  • docxBai 8 Ban den choi nha_12828864.docx