Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 14: Đọc hiểu văn bản Những câu hát châm biếm

Học sinh hết giờ báo cáo kết quả

 

“Hỡi cô yếm đào”cũng chính là cách để đối lập với chú tôi. Yếm đào thường tượng trựng cho những cô gái trẻ đẹp. Chàng trai muốn lấy cô yếm đào phải có những nết tốt, giỏi giang chứ không phải là ông chú như trên. Tạo nên tiếng cười châm biếm phù hợp với bức tranh biếm hoạ ở sau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 14: Đọc hiểu văn bản Những câu hát châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 tháng 09 năm 2014
Ngày dạy: 15 tháng 09 năm 2014 
Lớp dạy: 7B
TUẦN 4 - TIẾT 14
Đọc - Hiểu văn bản
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
 (Ca dao)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Cách ứng xử của dân gian trước những thói hư tật xấu, hủ tục lạc hậu.
- Một số nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm: gây cười bằng cách khai thác chuyện ngược đời, ẩn dụ, phóng đại...
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài hát châm biếm trong bài học. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục học có ý thức tránh những thói hư tật xấu; có thái độ phê phán …
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học. 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút...
- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về bài ca dao “Những câu hát châm biếm”.
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I: Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Thời gian : 1 phút
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 - Thời gian: 5 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
H: Đọc thuộc 3 bài ca dao than thân. Nêu những điểm chung của ba bài ca dao về nội dung và nghệ thuật.
Gợi ý: Nghệ thuật
- Sử dụng cách nói: thân cò, thân em, cò con, thân phận ...
- Sử dụng thành ngữ : lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi...
- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.
- Thể thơ lục bát: Âm điệu than thân, thương cảm.
Nội dung:
Những câu hát than thân có số lượng rất lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này cón có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Nội dung cảm xúc và chủ đề của bài ca dao dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng trái với lẽ tự nhiên, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2: TRI GIÁC (ĐỌC, QUAN SÁT, TÓM TẮT...) 
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp: Đọc phân vai, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
Giáo viên hướng dẫn HS cách đọc bài
I. Đọc - chú thích
1. Đọc
- Đọc với giọng hài hước, vui có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng (bài 1), nhấn và kéo dài ê a điệp ngữ số cô, có khi khẩn trương, ầm ĩ một cách rùm beng, giả tạo
- Theo 10 chú thích trong sách giáo khoa giải thích kĩ hơn các từ.
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “tăm”?
- Tăm: rượu rất ngon, bọt sủi tăm, đặc sánh đến mức có thể cắm que tăm xuống rượu mà không đổ (cường điệu)
2. Từ khó
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “Trống canh”?
- Trống canh: tiếng trống báo giờ khi chưa có đồng hồ (đêm 5 canh)
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “La đà”?
- La đà: sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng. Ở đây ý nói say sưa đi đứng không vững.
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “Mõ rao”?
- Mõ rao: một dụng cụ làm bằng gỗ tre, hình tròn hoặc dài, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp (khi tựng kinh) đệm nhịp khi hát chèo, báo hiệu phát hiệu lệnh (của người giúp việc cho lí dịch ở làng quê thời xưa…
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “nón dấu lông gà”?
- Nón dấu lông gà: mũ đội đầu có hình nón, trên chóp có cắm tua như lông gà. Trang phục thường thấy của lình trong nha phủ, triều đình ngày xưa.
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “chuyến sai”?
- Chuyến sai: chuyến đi thi hành mệnh lệnh của quan phủ.
Giáo viên dẫn dắt tìm hiểu chung về 4 bài ca dao
3. chủ đề
H: Vì sao 4 bài này được xếp chung vào một văn bản?
- Đều phản ánh hiện tượng bất bình thường trong xã hội. 
- Phản ánh hiện tượng bất bình thường trong xã hội
- Gây cười, châm biếm.
H: Các hiện tượng bất thường đó là gì? Được phản ánh ở bài nào? Mục đích phản ánh?
- Lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín…
H: Các biện pháp nghệ thuật mà các bài ca dao trên sử dụng là gì? 
- GV chốt kiến thức.
- Phóng đại: 2,4.
- Ẩn dụ tượng trưng: 3
- Phóng đại + ẩn dụ: 1 
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH, CẮT NGHĨA. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
Giáo viên dẫn dắt tìm hiểu chung về 2 bài ca dao
II. Tìm hiểu văn bản
GV chiếu bài ca dao 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
1. Bài ca dao 1
H: Đọc bài ca dao 1 và cho biết hình ảnh “cái cò” trong bài 1 có khác hình ảnh “con cò” trong văn bản trước không? Kết cấu của bài đặc biệt như thế nào?
- Hs trao đổi trong bàn – trả lời. 
- Cái cò khác bài ca dao trước, cái cò giới thiệu về chú của mình.
H: Hai câu thơ đầu có đặc điểm gì?
GV bình thêm:
Hai câu đầu là một mô thức quen thuộc trong ca dao, vừa để bắt vần, đưa đẩy theo lối hứng, cũng là để giới thiệu nhân vật. 
- Hai dòng thơ đầu vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là một hiện tượng phổ biến trong ca dao
H: Nhân vật được giới thiệu như thế nào? Đó là chân dung của ai? Nổi bật lên những đặc điểm gì? Làm nổi bật những đặc điểm ấy bằng cách nào?
- Bài ca khắc hoạ hình ảnh: Chú tôi với những nét nổi bật:- Hay tửu hay tăm
- Hay nước chè đặc
- Hăy nằm ngủ trưa
+ Nói ngược
+ Điệp ngữ
- “Chú tôi” hiện lên khá rõ nét:
H: Từ “ hay ” có nghĩa là gì? Từ “hay” dùng khi miêu tả nhân vật “chú tôi” có ý nghĩa gì? 
+ Thường xuyên.
+ Ham thích.
+ Giỏi, am hiểu
Nhấn mạnh thêm những thói quen của chú tôi. 
+Thói quen: Nghiện chè, nát rượu lại lười biếng. 
+ Ước muốn : ăn no, ngủ kỹ.
Giáo viên bình và nhấn mạnh
Từ hay thường có nghĩa chỉ sự giỏi giang, tài năng, tốt đẹp của con người. Nhưng ông chú cái cò lại không phải như vậy, đầy thói hư tật xấu. Đây là lối nói ngược trong dân gian.
H: Qua việc miêu tả thói quen của chú cái cò giúp em hình dung điều gì về con người này?
- Loại người có nhiều tật xấu: Rượu chè, lười biếng mà người lao động cười chê, phê phán. Bức tranh biếm học sâu sắc.
- Nghệ thuật: nói ngược, điệp, đối.
H: Cách nói như vậy có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời: (nói ngược, mỉa mai…)
H: Sau khi tìm hiểu về chú tôi, quay trở lại hai dòng đầu bài ca, em có nhận xét gì về ý nghĩa của bài ca dao?
Thảo luận nhóm theo bàn
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
“Hỡi cô yếm đào”cũng chính là cách để đối lập với chú tôi. Yếm đào thường tượng trựng cho những cô gái trẻ đẹp. Chàng trai muốn lấy cô yếm đào phải có những nết tốt, giỏi giang chứ không phải là ông chú như trên. Tạo nên tiếng cười châm biếm phù hợp với bức tranh biếm hoạ ở sau.
H: Sự đối lập này có ý nghĩa gì?
GV bình thêm:
 Dân gian đã khéo dùng từ ngữ, hình ảnh đối lập nhằm chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng vô giá trị trong xã hội. Hạng người này thời nào cũng có và cần phê phán.
H: Nếu phải khuyên “chú tôi”, em sẽ khuyên ntn?
- HS rút ra nhận xét: Giễu cợt, mỉa mai những kẻ nghiện chè, nát rượi, lười biếng lại đòi cao sang, sung sướng.
- HS đọc những câu ca dao, tục ngữ về đề tài này: 
 + “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
 Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày ” .
 + “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
H: Đọc bài ca dao này, em nghĩ là lời của ai? 
Có người cho rằng là lời của người cháu đang hăm hở tìm vợ cho chú mình. Nhưng lẽ nào người cháu tìm vợ cho chú mình lại nêu những điểm xấu ấy. Theo em, chủ thể bài ca dao dao này là ai? Mục đích còn diễn tả tình cảm thái độ gì ?
Học sinh suy nghĩ
- Đây có thể là lời của người vợ lấy phải anh chồng lười đồng thời than cho thân phận hẩm hiu của mình. Cho nên bài ca không chỉ dừng lại ở ý nghĩa châm biếm.
Tiểu kết: Giễu cợt, mỉa mai những kẻ nghiện chè, nát rượi, lười biếng lại đòi cao sang, sung sướng.
GV chuyển ý: 
Bài ca dao phê phán một thói hư tật xấu trong xã hội vậy còn có những tật nào nữa chúng ta cùng tìm hiểu sang bài thứ hai 
2. Bài ca dao 2
GV chiếu bài ca dao 2 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
H: Đọc bài ca dao hai và cho biết bài này là lời của ai nói với ai? Vì sao em khẳng định như thế?
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “viết tích cực”
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời.
- Yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì mà em biết về chủ đề.
- Yêu cầu HS chia sẻ những gì mà em biết.
- HS khác nhận xét đóng góp ý kiến.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
Bài ca mượn lời người thầy bói nói về việc đoán số của thầy bói với người đi xem bói. Lời đoán số thật rõ ràng cụ thể về các phương diện, về những chuyện hệ trọng mà con người quan tâm.
- Bài ca dao nhại lời của thầy bói.
H: Cô gái khi đi xem bói, muốn biết điều gì?
- HS căn cứ văn bản, tự nhận xét: 
Toàn những chuyện hệ trọng trong cuộc đời: Giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con.
Thảo luận câu hỏi
Nhận xét của em về những lời phán của thầy ?
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
- Thời gian: 2 phút
- GV đưa ra một vấn đề chính mà chưa giải quyết hết.
- Phân HS thành các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm giải quyết phần còn lại.
- HS hoặc các nhóm giải quyết phần còn lại.
- HS hoặc các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn cả lớp cúng trình bày đánh giá.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- Lời đoán về hình thức bề ngoài thì có vẻ chính xác, khách quan nhưng nội dung thì toàn là nước đội hoặc đoán mò. Có khi lại nói về một điều rất đỗi hiển nhiên
- Điều này thật khác với cuộc sống bình thường. Trong cuộc sống ta thường gặp những thầy bói đoán những lời nói dựa, nói mò khiến người nghe ngờ vực, gây hậu quả xấu khiến ta phải tức giận 
Bật lên cái thân tướng dốt nát lừa bịp tới tức cười của người thầy bói.
- Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan.
 - Châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết.
H: Theo em cách châm biếm của dân gian có điều gì đặc sặc thông qua bài ca dao này?
Giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn:
- Thời gian 4-5 phút
- Dùng bảng phụ hoặc tờ giấy A0. Chia cạnh thành 4 hoặc 6 phần xung quanh và một ô trống ở giữa.
- Mỗi thành viên suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình vào phần cạnh của khăn trải bàn.
- Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa
- Hết giờ các nhóm nộp kết quả.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- Cách châm biếm này hay ở chỗ dùng cách gậy ông đập lưng ông, khách quan, dùng ngay chính lời đoán của thầy để vạch trần bản chất lừa bịp của y. Thầy bói nói dựa, thầy bói nói mò, nói láo... Dân gian đã đúng kết thành câu châm ngôn, tục ngữ lưu truyền mà vẫn có bao người mù quáng tin thao một cách mê muội mà không thấy rất rõ những ngón nghề lừa bịp của những kẻ chuyên buôn thàn bán thánh.
H: Thầy bói đã phán những điều đó như thế nào ? Em có nhận xét gì về những điều thầy bói phán?
- HS trả lời theo VB.
( Nói nước đôi. Nói những điều hiển nhiên, chân lí)
H: Tiếng cười trong bài ca dao bật lên không chỉ ở lời phán không bình thường của lão thầy bói mà còn thể hiện qua những dấu hiệu nghệ thuật nào?
H: Phân tích nghệ thuật của bài ca dao (Cấu trúc câu, giọng điệu...)
- Cấu trúc câu ca chia hai vế cân xứng. Mỗi lời đoán đều được lặp lại về cấu trúc tạo cho bài ca có giọng điệu dứt khoát, nghiêm trang tới mức thản nhiên như đinh đóng cột của thầy bói.
- Giọng điệu nghiêm trang này càng làm cho người đọc bật cười, từ đó ý nghĩa mỉa mai châm biếm càng sâu sắc.
H: Thông qua bài ca dao này em hãy liên hệ tình hình thực tế ở địa phương em. Có còn những hiện tượng này không? Xuất hiện ở đâu và như thế nào?
- Trong thực tế ở địa phương em còn có rất nhiều: những ông thầy bói thầy cúng đang hành nghề thiếu lương tâm trách nhiệm, lừa gạt người dân kiếm tiền. Chúng ta cần tranh trừ, bài trừ các tệ nạn xã hội này.
Giaó viên thuyết trình cho học sinh biết một số nội dung của bài ca dao 
(nêu còn thời gian)
Trong tục lệ làng xã ngày xưa , mỗi con vật tương trưng cho 1 loại người trong XH :
 Con cò: Người nông đân. 
 Cà cuống: Lí trưởng.
 Chim ri, chào mào: Cai lệ, lính lệ. 
 Chim chích: Mõ làng. 
*GV: Thế giới loài vật giống thế giới của con người; Bài ca dao mang tính ngụ ngôn vì đều mượn hình ảnh con vật để nói về con người.( ẩn dụ) 
® Phê phán hủ tục ma chay. Chế giễu những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lạc.
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ, KHÁI QUÁT. 
- Thời gian: 4 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
Giáo viên hướng dẫn hcọ sinh khái quát lại nội dung bài học
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
H: Em hãy cho biết, các bài ca dao này đều có điểm chung gì về nghệ thuật? (hình thức thể hiện, các biện pháp nghệ thuật)
- HS trả lời theo nôi dung bài học
- Sử dụng các hình thức giễu nhại, hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nói ngược, phóng đại…
- hình thức giễu nhại.
- cách nói có hàm ý
- tạo nên cái cười châm biếm hài hước
H: Cả hi bài đều hướng về nội dung nào? (ghi lại điều gì? thể hiện thái độ gì?)
- Ghi lại một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội: lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín…
- Mỉa mai những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu…
2. Nội dung
Giáo viên chốt lại nội dung bài học và nhấn mạnh
Những câu hát châm biếm thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 3 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
1. Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a. Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
b. Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
d. Nghệ thuật tả thực có trong bốn bài.
2. Những câu hát châm biếm trên có đặc điểm giống truyện cười dân gian ?
HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập.
Chọn đáp án c
- Đều nói về những hiện tượng đáng cười, những điều mâu thuẫn, trái với lẽ tự nhiên để tạo ra tiếng cười có ý nghĩa phê phán châm biếm sâu sắc.
III. Luyện tập
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài học ở nhà.
- Thời gian: 3 phút
1.Bài cũ:
- Thuộc lòng chùm 4 bài ca. Phân tích ( miệng) bài mà em thích nhất.
- Nắm nội dung, nghệ thuật từng bài, cả chùm.
- Tiếp tục sưu tầm các bài có cùng chủ đề.
2. Bài mới: Soạn: “ Đại từ ”:
- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi vở BT.
- Ôn lại kiến thức đã học về đại từ.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
-------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 14.doc
Giáo án liên quan