Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Quách Thị Duyên
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm.
? Em hãy nêu ngắn gọn, đầy đủ thông tin về tác giả .
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ?
?" Những tấm lòng cao cả " mang ý nghĩa giáo dục nào?
? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi ?
Hs : Bộc lộ.
Gv : Giảng
Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản
HS : Thảo luận nhóm sau đó trình bày
HS: Phát biểu.
Gv: Định hướng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình)
Hs : Nêu , gv : Định hướng.
? Giải nghĩa của các từ khó?* lễ độ, hối hận
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng phần?
ang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoẻ khoắn, trẻ trung. Nhờ đó đêm rằm tháng giêng ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng. IV-Tổng kết: * Ghi nhớ: Sgk (143 ). 4. Củng cố, dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ bài thơ. - Ôn lại kiến thức về Tập làm văn, chuẩn bị tiết trả bài. Tuần 12: Ngày soạn: // Tiết 46. Ngày giảng: // KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh. - Khả năng tiếp thu bài của học sinh về các kiến thức: Từ láy ,từ Hán Việt ,từ đồng âm ,từ đồng nghĩa,trái nghĩa 2. Kĩ năng: - Sự vận dụng của Hs vào viết đoạn văn.. 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài. B. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. - Giáo viên: Ra đề kiểm tra. - GV : Thống nhất trong nhóm văn 7 về nội dung kiểm tra, ra đề, in đề . - Học sinh :Chuẩn bị bài trước ở nhà - Tích hợp các văn bản đã học . với tập làm văn ở văn biểu cảm. C. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm và tự luận D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định : 2 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học từ đầu học kì I tới giờ. - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. - Giáo viên thu bài - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho Hs. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Câu Điểm Vận dụng thấp Vận dụng cao TL TL TL TL Từ Hán Việt Số câu Số điểm Tỷ lệ % Từ ghép Hán Việt 1 2 20 1 2 20 Đại từ Số câu Số điểm Tỷ lệ % Xác định các đại từ 1 0.5 Nêu tác dụng của đại từ ( cùng câu 1 ) 1.5 1 2 20 Quan hệ từ Số câu Số điểm Tỷ lệ % Điền các quan hệ từ thích hợp 1 2 20 1 2 20 Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Số câu Số điểm Tỷ lệ % HS viết được đoạn văn 1 4 40 1 1 10 Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ % 1 0.5 0.5 1 3.5 3.5 1 2 20 1 4 40 9 10 100 Đề ra Câu 1. Giải thích các từ ghép Hán Việt sau ? - Thiên thư - thiên đô - thị phi - phi cơ Câu 2. Tìm đại từ trong câu ca dao sau và nêu tác dụng? Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Câu 3. Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau đây: ( 2đ) Lâu lắm rồi nó với cởi mở........ tôi như vậy. Thực ra, tôi.........nó ít gặp nhau.Tôi đi làm, nó đi học . Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ...... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuân mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi ........cái mặt đợi chờ đó............. tôi lạnh lùng .............nó lảng đi. ........ tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó.........cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuân mặt tràn trề hạnh phúc. Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 dòng), có sử dụng các từ đồng nghĩa và trái nghĩa.(4đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2đ) Giải thích đúng nghĩa của các từ: - Thiên thư: sách trời - thiên đô : dời đô - thị phi : phải trái - phi cơ : máy bay 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0.5đ Câu 2 (2đ) Chỉ ra được đại từ : ai Nêu được tác dụng: dùng để hỏi, có thể là người con trai đang đi tìm người bạn của mình... 0,5đ 1.5đ Câu 3 (2 đ) - Lâu lắm rồi nó với cởi mở với (0.25đ) tôi như vậy. Thực ra, tôi và.(0.25đ) nó ít gặp nhau.Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với (0.25đ) nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi với (0.25đ) cái mặt đợi chờ đón nếu (0.25đ) tôi lạnh lùng thì (0.25đ) nó lảng đi. Nếu (0.25đ) tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó thì (0.25đ) cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0.25đ Câu 3 (4 đ) HS viết được đoạn văn khoảng 4 câu có chủ đề tuỳ thích bắt buộc có sử dụng ít nhất một từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 4 đ Tuần 12: Ngày soạn: // Tiết 47: Ngày giảng: // TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm ,những ưu điểm và nhược điểm - Rút kinh nghiệm cho các bài làm sau. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức: - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm ,những ưu điểm và nhược điểm 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá đúng ưu khuyết điểm bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt hiểu biết về lập ý ,bố cục ,vận dụng các phép tu từ . 3. Thái độ: - Nghiêm túc sủa lỗi cho bản thân để tiến bộ hơn trong bài sau C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. - GV: chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục . - Hs: chuẩn bị bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Chúng ta đã cùng nhau viết bài TLV số 2: Đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn - GV chép đề bài lên bảng – Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản – Nêu ra định hướng của bài làm – Lập dàn ý ? Hãy nêu cách làm bài văn biểu cảm ? ? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) * HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. ? Hãy lập dàn ý cho đề văn - H/s khác theo dõi bổ sung ? Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp? -> Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt) GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm - Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s a. Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - 1số bài vận dụng yếu tố biểu cảm khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc, ví dụ bài làm của H/s - Trình bày sạch đẹp. b. Tồn tại: - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. - Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu: - Còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao - GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa - GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt - Trả bài cho H/s GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu : 1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi 2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc? I.ĐỀ BÀI: Câu 1: Em hãy nêu cách làm bài văn biểu cảm? Câu 2: Loài cây em yêu. II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM Câu 1: Nêu được các bước làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý ( gồm 3 phần và nhiệm vụ của các phần) viết bài; sửa chữa. ( 3 điểm) Câu 2 ( 7 điểm) 1. Yêu cầu chung Hiểu đúng đề: Biểu cảm về một loài cây; bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu loài cây em yêu thích: cây gì, ở đâu? - Nêu lí do chính vì sao em yêu thích cây đó? - Các đặc điểm gợi cảm của cây: + Trong cuộc sống con người. + Trong cuộc sống của em. - Tình cảm của em đối với cây đó biểu hiện như thế nào? 2. Yêu cầu cụ thể: a. Điểm 6,7 - Đảm bảo theo các ý trên, sâu sắc - Bố cục rõ ba phần, trình bày khoa học - Phương thức biểu đạt: kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm - Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, chữ viết đúng chính tả, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát - Vận dụng sử dụng từ ngữ gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật b. Điểm 4,5 - Đảm bảo các yêu cầu trên - Còn vi phạm một vài lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt c. Điểm 2,3 - Nội dung đầy đủ, chưa sâu - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt chưa hay, đôi chỗ còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả d. Điểm 1 - Không rõ bố cục - Nội dung sơ sài - Mắc các lỗi khác: diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu e. Điểm 0: Không làm bài 3. Nhận xét ưu, nhược điểm Ưu điểm - Nhìn chung HS nắm được yêu cầu đề ,định hướng đề tương đối tốt.Bố cục bài văn rõ ràng ,đầy đủ .Cảm nghĩ sâu sắc .Một số bài có ý sáng tạo tốt ,biết liên hệ nhiều với thực tế . - Trình bày sạch đẹp. Khuyết điểm : - Chưa nêu rõ nhiệm vụ của các phần MB, TB, KB ở câu 1. - Có một số bài còn rơi vào miêu tả ,kể mà chưa chú ý bộc lộ cảm xúc. - Lỗi chính tả và dùng từ ,ý diễn đạt vẫn còn ở một số em. - Một số bài làm còn sơ sài, cẩu thả. 4. Đọc thẩm định: GV Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao - 2 bài điểm cao: - 2 Bài điểm thấp: * Hướng dẫn HS trao đổi,thảo luận : ? Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt? 5. Trả bài, lấy điểm Củng cố, dặn dò - Sửa chữa các lỗi - Ôn tập tiếng việt, chuẩn bị kiểm tra. Tuần 12 Ngày soạn: // Ngày giảng: // TIẾT 48 THÀNH NGỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được thế nào là thành ngữ. - Nhận biết thành ngữ trong văn bản - Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản. - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ. - Nghĩa của thành ngữ. - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2. Kĩ năng: a .Kĩ năng chuyên môn: - Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. b.Kĩ năng sống: - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụngthành ngữ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng thành ngữ. 3. Thái độ: - Sử dụng các thành ngữ trong giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Thế nào là từ đồng âm? 2. Nêu cách sử dụng từ đống âm? Cho ví dụ? Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau 3 đ Câu 2 - Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi. 3 đ HS lấy ví dụ có thể không giống với GV miễn dúng theo y/c là được 4 đ 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc để cho lời nói được thêm sinh động ,gây ấn tượng mạnh mẽ, chúng ta hay sử dụng một số cụm từ mà người ta gọi là thành ngữ .Những thành ngữ này chiếm một khối lượng lớn trong tiếng việt .Vậy thành ngữ là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm thành ngữ. Sử dụng thành ngữ GV: Gọi HS đọc vd sgk ? Em hiểu “Thác”,”ghềnh” ở đây nghĩa là gì ? ? Có thể thay đổi trật tự từ trong cụm từ này được không ? (không) ? Từ nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên ? HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi. ? Vậy gọi cụm từ cố định ,diễn đạt một ý hoàn chỉnh là gì ? Gv gọi HS đọc ghi nhớ 1 GV : Đưa ví dụ thành ngữ thành 2 cột (bảng phụ ) ? Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của từng thành ngữ trong mỗi nhóm ? HS: Tự bộc lộ ,GV nhận xét, ghi bảng ? Nhận xét xem cách hiểu nghĩa của 2 nhóm thành ngữ trên có giống nhau hay khác nhau ? Hs: Thảo luận theo nhóm (3’) Trình bày. Gv : Định hướng. Giảng : Phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn ? Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ,HS đọc ghi nhớ 1 phần 2 ? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Gv : Chốt. Thành ngữ :phản ánh 1 hiện tượng trong đời sống. Tục ngữ: có ý khuyên răn &đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống . Gv: Gọi HS đọc ví dụ SGK. ? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các vd đó ? HS: Tự xác định ,GV nhận xét ,ghi bảng ? Em hãy thay các từ ngữ có nghĩa tương đương vào các thành ngữ ở 2 vd trên .Cho biết nhận xét về việc dùng thành ngữ ? HS: Đọc ghi nhớ 2b SGK *HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập Gv : Gọi hs đọc bài tập 1,nêu yêu cầu của đề Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 1. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận ,cử đại diện trình bày .GV nhận xét ,bổ sung I. Thế nào là thành ngữ a. Xét VD1 : SGK - Lên thác xuống ghềnh àlận đận, vất vả - Nhanh như chớp à rất nhanh . - Cấu tạo : Tương đối cố định - Nghĩa: Diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh -> thành ngữ b. VD2: Nhóm 1 Nhóm 2 - Bùn lầy nước đọng - Mẹ goá con côi - Năm châu bốn bể è Hiểu theo nghĩa đen - Tham sống sợ chết - Lòng lang dạ thú. - Đi guốc trong bụng - Đen như cột nhà cháy - Nồi da nấu thịt è Hiểu nghĩa bóng C . Kết luận: Ghi nhớ 1, SGK - Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh II. Sử dụng thành ngữ a. Xét Vd: Sgk. -Vd a.Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. VN - Vd b. Anh đã nghĩ phòng khi tắt lửa tối đèn PN à Thành ngữ có thể giữ chức vụ ngữ pháp ,CN,VN,PN trong cụm DT,ĐT b. Kết luận: ghi nhớ : SGK - Thành ngữ ngắn gọn hàm xúc có tính biểu tượng cao. III.Luyện tập: Bài 1 : Tìm và giải nghĩa thành ngữ a. Sơn hào hải vị -> Các sản phẩm, các món ăn. + Nem công chả phượng - >Quý hiếm b. Khoẻ như voi -> Rất khoẻ + Tứ cố vô thân-> Không có ai thân thích ruột thịt c. Da mồi tóc sương-> Chỉ người tuổi già. Bài tập 3.: Thảo luận nhóm điền thành ngữ - Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật. - Bách chiến bách thắng-Sinh cơ lập nghiệp Bài tập 4 Sưu tầm ít nhất 10 thành ngữ -> giải nghĩa - Đen như cột nhà cháy: rất đen -> xấu - Chậm như rùa bò: chậm chạp - Tắt lửa tối đèn: - Gần nhà xa ngõ: - Nhanh như cắt - Một nắng hai sương: vất vả, khó nhọ E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Nắm được Thành ngữ ,nghĩa của thành ngữ - Tác dụng của thành ngữ ,sử dụng thành ngữ - Về nhà học bài ,làm tiếp bài tập 4 - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Duyệt tuần 12: Ngày duyệt:../../.. Người duyệt: Tuần 13 Ngày soạn: // Ngày giảng: // Tiết 49: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học. - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định 2. Bài mới Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài. Các em đã được tìm hiểu văn biểu cảm về sự vật, con người. Ngoài những thể loại ấy, ta còn được làm quen với kiểu “biểu cảm về tác phẩm văn học”. Vậy cách làm bài văn biểu cảm này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của Gv - Hs Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu chung Học sinh đọc bài văn. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? Bài ca dao đã gợi lên trong tác giả hình ảnh nào? Qua bài ca dao, đặc biệt qua câu 3,4? Tác giả còn tưởng tượng cảnh gì? Cuối cùng tác giả liên tưởng tới cảnh gì? - Con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình đang nói với sông Lời của nhân vật trữ tình đang nói với sông chính là lời của ai? Để biểu thị tình cảm của mình đối với bài ca dao, tác giả đã dùng biện pháp gì? Gv: Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học tự do hơn nhiều so với bài phân tích, bình giảng văn học. Phân tích yêu cầu tính khoa học, còn bài cảm nghĩ cho phép người viết tưởng tượng, liên tưởng Qua bài văn em thấy tác giả tưởng tượng, suy ngẫm về vấn đề gì của tác phẩm văn học? Bài văn trên là một bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - Là trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng về các hình ảnh, nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn học Theo em bài văn trên gồm có mấy phần? 3 phần P1: Nêu hai câu ca dao đầu và cảnh minh hoạ mờ mờ P2:tiếp -> chung thuỷ của ta: những suy nghĩ ngầm, liên tưởng, hồi tưởng liên tiếp P3: còn lại : ấn tượng chung của tác giả về bài ca dao * Ba phần trên tương ứng bố cục ba phần của bài văn biểu cảm Theo em bài văn biểu cảm có bố cục như thế nào? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào? I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao - Bài văn tác giả hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” - Cảm xúc được gợi lên bắt đầu bằng hình ảnh người đội khăn, mặc áo dài chắp tay sau lưng quay mặt trông trời lấp lánh sao bên cái cầu ao tối mờ-> liên tưởng đó là người quen. - Tác giả tưởng tượng cảnh con nhện lơ lửng giữa khoảng không, cái mạng tơ rung rinh trước gió, nghe thấy tiếng gió, tiếng nấc, tiếng gọi trời, gọi sao, gọi nhện (đều là tưởng tượng) -> liên tưởng dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Cuối cùng tác giả liên tưởng tới con sông Tào Khê - Lời của tác giả đối với bài ca dao. Những suy ngẫm của tác giả về bài ca dao - > Tác giả đã dùng liên tưởng, suy ngẫm, tưởng tượng để biểu cảm. - Ghi nhớ 1(Sgk) * Bố cục: 3 phần - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm - Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên - Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm - Ghi nhớ 2 (Sgk) => Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 3: Luyện tập Đọc bài tập1, nêu yêu cầu bài tập - Học sinh sửa chữa, bổ sung bài tập đã chuẩn bị ở nhà. - Trình bày, nhận xét. Gv sửa chữa, bổ sung Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập Thảo luận nhóm theo bàn thời gian 5phút Đại diện trình bày -> nhận xét Gv sửa chữa, bổ sung II. Luyện tập Bài tập1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” Gợi ý: - Tưởng tượng hay, độc đáo: tiếng suối trong trẻo, cảnh đêm trăng ở rừng Việt Bắc - Liên tưởng Bác Hồ thao thức không ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ Bài tập 2: Lập dàn ý bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm b.Thân bài: - Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra - Thích thú, khâm phục tình yêu quê hương tha thiết của tác giả - Xót xa trước cảnh xa lạ, lạnh lùng của mọi người ở quê với tác giả c. Kết bài: - Ấn tượng chung về tác phẩm Em thích tác phẩm vì nó để lại cho em một tình cảm đẹp, tình yêu quê hương da diết, mãnh liệt của tác giả. Hoạt động 5:Củng cố. 4. Củng cố: GV tóm tắt nội dung 5. Hướng dẫn học bài - Học ghi nhớ, làm bài tập - Viết bài tập 1 thành một bài văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị tiết trả bài. Tuần 13 Ngày soạn: // Ngày giảng: // Tiết 50: Trả bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt - Kiến thức: Giúp Hs nắm vững kiến thức cơ bản về môn Văn, Tiếng Việt, nhận ra ưu và khuyết điểm trong bài làm của mình. - Kĩ năng: Thấy tầm quan trọng và ý thức vận dụng kiến thức của Văn và Tiếng Việt vào trong nói và viết. B. Chuẩn bị - Giáo viên: đáp án + thang điểm - Học sinh: xem bài, xác định phần sai và sửa C. Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức. 2 Trả bài. Hoạt động của GV- HS Nội dung chính Gv nhắc lại đề ra Gv lần lượt nêu yêu cầu từng câu - Học sinh trả lời - Gv kết luận Mỗi phần Gv đều đưa ra yêu cầu cần đạt và thang điểm Gv nêu yêu cầu. Học sinh trả lời Gv kết luận. GV lần lượt nêu yêu cầu từng phần - Học sinh trả lời - Gv kết luận Gv nhận xét bài làm của học sinh Gv cho Hs đọc một số bài khá yếu và lấy điểm vào sổ. A. Đề bài B. Đáp án * Phần kiểm tra Văn Câu 1: + HS Chép được nguyên văn bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố cả phiên âm và dịch thơ, chép rõ ràng, đúng
File đính kèm:
- ki 1 nam 2019_12740038.doc