Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ:(4p)

 H. Qua văn bản Cổng trường mở ra em đã cảm nhận được điều gì? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục như thế nào?

3. Giới thiệu bài.

 A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

-Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS,tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

-Phương pháp: Thuyết trình.

 - Thời gian: 4p

 - Điều chỉnh:

 Từ xưa đến nay người Việt Nam luôn có truyền thống “Thờ cha, kính mẹ”. Dù xã hội có văn minh tiến bộ như thế nào nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình.

 

doc298 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sáng tạo.
 - Thời gian: 1p
 - Điều chỉnh:
 Sưu tầm những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
 *Hướng dẫn học ở nhà: 1p
 - Học thuộc bài thơ, nhớ được ND, NT, ý nghĩa của bài thơ
 - Soạn: Bạn đến chơi nhà.
 Đọc nội dung bài thơ.
	Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Ngày soạn: 08/10/2017
Ngày dạy: /10/2017 
Tiết 30 - Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 (Nguyễn Khuyến)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc, hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
3. Thái độ: 
 - Yêu làng quê việt Nam, xây dựng cho mình có những tình bạn chân thật, đậm đà, hiểu và cảm thông cho nhau dù bất kì ở hoàn cảnh nào.
 4. Định hướng phát triển:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
 - Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên
 3. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
 Thời gian : 6p
 Điều chỉnh :.
* Kiểm tra sỹ số:
 * Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang? Cho biết cảm nhận của em khi học bài thơ này?
* Giới thiệu bài mới:
Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thích. Có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu nhất là người bạn ấy lại là những người ý hợp tâm đầu với mình. Điều đó ta sẽ thấy qua bài thơ “Bạn đế	n chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung.
 Mục tiêu: HS nắm được nét chính về tác giả, thể thơ, đọc đúng yêu cầu bài thơ.
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, đọc diễn cảm.
 Thời gian: 7p
 Điều chỉnh:
H.Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?
 .nhà nghèo nhưng rất chăm học, học giỏi, sau đó đi thi, đỗ đầu cả 3 kì: thi Hương, thi Hội, thi Đình
- Học giỏi, đổ 3 kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. 
- Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Quan sát số câu, số chữ, cách hiệp vần trong bài cho thấy bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
- 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối câu, câu 3-4, 5-6 đối nhau.
- Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Nhận xét.
H. Toàn bộ bài thơ diễn tả cảm xúc gì và của ai?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H.Cảm xúc đó được diễn biến ra sao? Thể hiện qua những câu thơ nào?
- Câu 1: Cảm xúc bạn đến chơi nhà.
- 6 câu tiếp: Cảm xúc về gia cảnh.
- Câu 8: Cảm xúc về tình bạn.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
- Nguyễn Khuyến: (1835-1909) 
- Quê : Xã Trung Lương- Bình Lục- Hà Nam. 
2. Bài thơ.
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Đọc, tìm hiểu từ khó.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài thơ.
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thơ.
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phân tích, bình giảng.
 Thời gian: 17 p
 Điều chỉnh:
- Đọc lại câu 1.
H.Câu thơ thông báo điều gì?
H. Trong lời thông báo đó có gì đáng chú ý?
- Thời gian đã lâu hai người bạn mới gặp nhau “Đã bấy lâu nay”. Tác giả tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.
H. Em có nhận xét gì cách xưng hô của tác giả với bạn?
- Cách gọi “bác”- một cách gọi thân mật (anh ruột của bố mới gọi bác) -> Quan hệ tình cảm giữa 2 người rất thân thiết.
H. Tâm trạng của chủ nhân như thế nào khi có bạn đến chơi nhà?
- Tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà: hồ hởi, vui vẻ, phấn chấn.
GV: Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, ông tự cho mình là đã quá già ông rất vui khi bạn đến chơi nhà, câu thơ mở đầu tự nhiên như lời nói thường ngày. 
Lẽ thường khi có bạn đến chơi, chủ nhà thường nghĩ đến việc thiết đãi để bày tỏ tình thân thiện.
Nhưng với tác giả có theo lẽ thường đó không
Học sinh đọc câu 2--> câu 7.
Nhắc lại nội dung khái quát từ câu 2->7? 
H.Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào?
- Đàng hoàng, ân cần chu đáo vì lâu ngày mới gặp.
- Thế nhưng Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi khách ra sao? Chúng ta cần tìm hiểu về hoàn cảnh sống của ông. 
H. Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến như thế nào khi có khách đến chơi nhà?
- Lâu ngày bạn mới đến chơi nhà nhưng không có trẻ ở nhà để sai bảo, chợ thì xa khó đi mua sắm thứ này hay thứ khác, không chài được cá vì ao sâu, không bắt được gà vì vườn rộng rào thưa, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu còn nhỏ “vừa rụng rốn”, mướp đương trổ hoa, kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có (tối thiểu cho lễ nghi tiếp khách).
H.Qua đó em hiểu gì về gia cảnh của tác giả?
H.Qua cách giãi bày đó cho thấy chủ nhà là người có tính cách, phẩm chất như thế nào?
- Chất phác, hài hước, hóm hỉnh.
H.Với cách nói thẳng nói vui đó cho thấy tình cảm của nhà thơ với bạn như thế nào?
- Cho ta thấy chỉ có tình bạn của 2 người là trên hết bởi vỉ tình cảm đó được xây cất trên nhu cầu tinh thần xem trọng tình nghĩa chứ không vì vật chất tầm thường mà ảnh hưởng đến tình bạn của họ.
- Học sinh đọc câu thơ cuối.
H.Chi tiết ngôn từ nào cần chú ý trong câu thơ cuối này?
 - Ta với ta.
H. Câu thơ cuối khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
 - Tình bạn vô cùng quý giá vì “ta với ta” ở đây tuy hai mà một --> quan hệ gắn bó hòa hợp, một sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách --> Tình bạn của họ đậm đà hồn nhiên, dân dã.
H. Em có nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
 - Tình bạn đậm đà thắm thiết của những con người lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều qúi giá nhất hơn tất cả mọi vật chất ở trên đời. Tình bạn sâu sắc trong sáng vựơt lên trên vật chất tầm thường.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà.
 - Thời gian : “đã bấy lâu”
->chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.
- Xưng hô: Bác-> Sự thân tình gần gũi.
- Tâm trạng: Hồ hởi, vui vẻ.
2. Cảm xúc về gia cảnh.
- Tiếp đãi bạn : Có đủ đầy mà lại như không.
- Điều kiện hoàn cảnh khó khăn.
- Chủ nhà: Chất phác, hài hước, hóm hỉnh.
- Tình cảm với bạn chân thực.
3. Cảm xúc về tình bạn.
- Ta với ta.
- > Đôi bạn tri kỉ gắn bó hòa hợp.
- Tình bạn đậm đà, thắm thiết, trong sáng.
Hoạt động 3: HDHS tổng kết bài thơ.
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật chính bài thơ.
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, quy nạp.
 Thời gian: 7p
 Điểu chỉnh:.,..............................................
H. NT tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Qua bài thơ, em hiểu gì về tình bạn của tác giả? Suy nghĩ của em về tình bạn? Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng là niềm vui sự đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
2. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 
- Mục tiêu cần đạt: Đọc đúng yêu cầu bài thơ.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm.
- Thời gian: 3p
 - Điều chỉnh:
 Đọc diễn cảm bài thơ.
Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí ở làng quê em có đồng ý với ý kiến đó không ?
 D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. 
- Mục tiêu cần đạt: Khắc sâu nội dung bài học..
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 3p
- Điều chỉnh:
H.Theo em, có gì khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với bài “Qua Đèo Ngang”?
- Là đại từ ở ngôi thứ nhất số ít, từ “ta” ở vị trí đó có một nghĩa (một người): ý nghĩa biểu đạt: chỉ sự hòa hợp trong một nội tâm buồn. 
- Còn từ “ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” chỉ 2 người: Nguyễn Khuyến và bạn. Ý nghĩa biểu đạt: sự sự hòa hợp giữa 2 con người trong một tình bạn chan hòa vui vẻ.
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
 - Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm 
 - Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
 - Thời gian: 1p
 - Điều chỉnh:,
 Sưu tầm những bài thơ bài văn, câu ca dao, tục ngữ viết viết về tình bạn.
*Hướng dẫn học ở nhà: (1p)
 - Học thuộc bài thơ, nội dung bài học.
 - Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ.
*****************************************************************
Tổ trưởng duyệt
...............................................................................................
...............................................................................................
................................................................................................
 Ma Thị Quỳnh
Ngày soạn: 11/10/2017
Ngày dạy: /10/2017 
 Tiết 33- CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Một số lỗi thường gặp khi dùng QHT và cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng: - Sử dụng QHT phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về QHT.
3. Thái độ: - Lựa chọn sử dụng QHT đúng, bảo vệ sự trong sáng của TV.
4. Định hướng phát triển: 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên
 3. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở, quy nạp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
 Thời gian : 6p
 Điều chỉnh :..........................................
* Kiểm tra sỹ số:
 * Kiểm tra bài cũ: 
 Quan hệ từ là gì ? Đặt câu có các cặp quan hệ từ “vì ... nên ” ; “ Tuy nhưng..” 
* Giới thiệu bài mới:
 Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về quan hệ từ và biết cách dùng quan hệ từ như thế nào trong khi nói hoặc viết. Vậy tiết học hôm nay giúp chúng ta nhận ra lỗi khi dùng quan hệ từ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
 Mục tiêu: HS nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, tư duy, quy nạp.
 Thời gian: 22p
 Điều chỉnh:
H. Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào. Hãy chữa lại cho đúng?
+ Ở Vd.a thiếu quan hệ từ mà (để) --> chưa được rõ nghĩa lắm.
+ Ở VD b. thiếu quan hệ từ với.
- Sửa lại: 
- HS đọc VD SGK
H. Hai VD trên quan hệ từ “và”, “để” có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay “và, để” ở đây bằng quan hệ từ nào?
-> 2 VD trên quan hệ từ “và, để” diễn đạt không đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- HS đọc VD SGK
H. Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn hoàn chỉnh.
“Qua câu ca dao .... con cái”
“Về hình thức ... nội dung”
- Thiếu chủ ngữ vì các quan hệ từ “qua, về” đã biến chủ ngữ của câu thành một thành phần khác. (trạng ngữ)
- Cách chữa: nên bỏ 2 quan hệ từ đó đi.
- HS đọc VD 4 SGK.
H. Các câu in đậm sai ở đâu. Hãy chữa lại cho đúng?
H. Vậy lỗi mà khi sử dụng quan hệ từ cuối cùng mà ta mắc phải là gì?
- Dùng quan hệ từ không có tính liên kết.
H. Vậy khi sử dụng quan hệ từ em cần chú ý tránh những lỗi nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ .
 1. Thiếu quan hệ từ 
 + Chữa lại:
 a- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác.
 b- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn đối với xã hội ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
- Và- nhưng
- để- vì
3. Thừa quan hệ từ. 
- Sửa : Bỏ từ qua, về.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
- Sửa: Nam là .. không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa. (Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó). 
*Ghi nhớ (Sgk- 107)
Hoạt động 2: HDHS thực hành.
 Mục tiêu: HS làm được một số bài tập về quan hệ từ.
 Phương pháp: Vấn đáp, sáng tạo, tư duy.
 Thời gian: 10p
 Điều chỉnh:
- Đọc yêu cầu BT1.
H. Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau. (2 học sinh lên bảng làm).
- GV chốt.
- HS đọc yêu cầu BT2. (3 HS lên bảng làm)
- Nhận xét, đánh giá.
- HS còn lại làm vào vở BT.
- Đọc yêu cầu BT3.
H. Chữa các câu văn sau cho hoàn chỉnh?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
Dùng trắc nghiệm cho biết quan hệ từ dùng đúng hay sai?
II. Luyện tập:
 Bài 1. Thêm quan hệ từ để câu văn hoàn chỉnh.
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.
Bài 2. Thay các quan hệ từ thích hợp.
- Thay với --> như
- Thay tuy --> dù
- Thay bằng --> về
Bài 3. Chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh
- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.
- Câu tục ngữ ...
- Bài thơ này ....
 Bài 4. 
a ( + ) , b ( + ) , c ( - )
bỏ từ “cho” , d ( + ) 
e ( - ) nên nói: quyền lợi của bản thân mình , e ( - )thừa từ “của” 
h ( + ) 
I ( - ) từ giá chỉ nêu 1điều kiện thuận lợi làm giả thiết
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 
- Mục tiêu cần đạt: Khắc sâu nội dung bài học
- Phương pháp: Tư duy.
- Thời gian: 3p
 - Điều chỉnh:
 Trao đổi bài tập làm văn với bạn cùng lớp đọc và nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm của bạn.
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. (Về nhà) 
- Mục tiêu cần đạt:Tạp lập văn bản.
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
- Điều chỉnh: 
 Viết 1 đoạn văn có dùng quan hệ từ và các cặp quan hệ từ.
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
 - Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm 
 - Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
 - Thời gian: 2p
 - Điều chỉnh:.
 Sưu tầm các quan hệ từ dung thích hợp và không thích hợp.
 - Học thuộc bài.
 - Soạn bài: - Xa ngắm thác núi Lư
 - Phong Kiều dạ bạc
 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
*********************************************
Ngày soạn: 11/10/2017
Ngày dạy: /10/2017 
Tiết 34 - HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ - (Lý Bạch)
PHONG KIỀU DẠ BẠC - (Trương Kế)
 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ - (Đỗ phủ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được nội dung, nghệ thuật chính của 3 văn bản.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu thơ Đường luật, kỹ năng viết văn biểu cảm.
 3. Thái độ: 
 - Học sinh được bồi dưỡng tình cảm: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
 - Có thái độ học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên
 3. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phân tích.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
 Thời gian : 6p
 Điều chỉnh :.................................................
* Kiểm tra sỹ số:
 * Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà. Suy nghĩ của em về câu thơ cuối: “Bác đến chơi đây, ta với ta”
* Giới thiệu bài mới:
Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường TK VII – X. Thơ Đường vừa có tính độc đáo, vừa có tính cổ điển. Thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần 3 thế kỉ nên nó là sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa xưa nhưng vẫn ánh lên những tâm hồn cao đẹp...
Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, là “Tiên thi” thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, là “Thi sử thi thánh “ (ông thánh làm thơ ). ..chúng ta tìm hiểu về thơ của cá tác giả...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung ba bài thơ.
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung cơ bản ba bài thơ
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phân tích.
 Thời gian: 32p
 Điều chỉnh:
- GV yêu cầu Hs đọc chú thích *(111-SGK)
H. Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- Là nhà thơ lớn của Trung Quốc đời Đường, ông được mệnh danh là “tiên thơ”.
H. Đọc bản phiên âm chữ Hán?
- Đọc chính xác từng từ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca, nhịp 4/3; 2/2/3 nhấn mạnh các từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc.
- Đọc bản dịch nghĩa? Chậm rãi, rõ ràng.
- Đọc bản dịch thơ: Nhịp 4/3.
- Gv HD đọc chậm, từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
- Gọi 2-3 học sinh đọc bài -> giáo viên nhận xét.
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thất ngôn tứ tuyệt, 4 câu 7 chữ, gieo vần ở các chữ cuối câu 1, 2, 4 
H. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
H. Đối tượng miêu tả của bài thơ này là gì?
- Trong thơ Lý Bạch, Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ. Núi cao, quanh năm có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô.
- Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói đỏ tía. Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
+ Trạng thái tĩnh: Căn cứ vào những từ như: Quải (treo); tiền xuyên (dòng sông phía trước) - Đứng từ xa dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt, như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. 
Bởi chữ “lạc” (nghĩa là: rơi xuống); “nghi thị” là: ngỡ.
+ Trạng thái động: Căn cứ vào từ “Phi lưu” (nước chảy, bay - đổ xuống ba nghìn thước) gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước, ta như nghe thấy tiếng nước đổ từ độ cao 3 nghìn thước xuống đang ầm ầm sôi réo, vang xa.
H.Vậy em có nhận xét gì về cảnh thác núi Lư?
H.Từ đó em hiểu biết gì về vể đẹp tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch ?
- Hs theo dõi (SGK 9112,113). 
- Gọi 2-3 hs đọc bài “Phong Kiều dạ bạc” (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
H. Nguyên văn bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Thất ngôn tứ tuyệt.
H. Bản dịch của tác giả K.D dịch sang thể thơ gì? có những từ nào dịch chưa sát nghĩa với nguyên bản của bài thơ?
- Dịch sang thể thơ lục bát.
- Hai câu cuối dịch chưa sát nghĩa so với văn bản gốc. Vì nguyên văn chữ Hán:
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(nghĩa là: Chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô. Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách). Tiếng chuông chùa là chủ thể xuất hiện trước nhưng bản dịch của K.D đã biến tiếng chuống chùa thành khách thể.
H. Bài thơ thể hiện điều gì?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Dựa vào chú thích hãy nêu 1 vài nét về tác giả?
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Là danh nhân văn hóa thế giới. Là nhà thơ lớn nhất trong lịch thơ ca cổ điển TQ. Thơ ông phản ánh chân thực sâu sắc XH đương thời nên được mệnh danh là “Thi sử - thi thánh” (ông thánh làm thơ).
- Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời, ghét cường quyền bạo ngược. Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo dào dạt, trong hơn 1400 bài thơ để lại, phản ánh tâm hồn cao đẹp của 1 “nhà thơ dân đen”. Cuộc đời của ĐP trải qua nhiều bất hạnh: Công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang cơm cháo, nằm chết trên 1 chiếc thuyền rách nát nơi quê hương.
H. Bài thơ được làm ttheo thể thơ nào ?
 - Bài thơ viết theo loại cổ thể.
( Ra đời trước đời Đường, vần, nhịp câu chữ khá tự do).
- GV hướng dẫn: đọc bài với giọng vừa kể vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ trong 3 khổ đầu.
- Đọc giọng tươi sáng phấn chấn hơn ở khổ cuối.
- Gọi 2-3 HS đọc .
- Nhận xét.
H.Cho biết nghệ thuật sử dụng trong bài thơ?
- HS nêu suy nghĩ, nhận xét.
- GV chốt.
H.Nêu nội dung bài thơ ?
I . Văn bản : Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) – Lí Bạch.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Phương thức biểu đat: Miêu tả để biểu cảm.
- Cảnh thác núi Lư.
- Hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
- Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư: Say mê khám phá, thưởng ngoạn với một tình cảm đắm say mãnh liệt. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
II. Văn bản: “Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều) - Trương Kế.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều. 
III. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá -(Đỗ phủ)
- Bài thơ được

File đính kèm:

  • docHoc ki 1_12725860.doc