Giáo án Ngữ văn Lớp 7

1. Tác giả

Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.

Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh tong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

2. Tác phẩm

Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch.

 

doc107 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm thấp giá trị nội dung.
4. Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
a) Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
b) Chữa lỗi.
Gợi ý: Quan hệ từ có chức năng thiết lập quan hệ giữa các từ ngữ, các câu hoặc các đoạn. Khi đi kèm quan hệ từ chỉ có một thành phần mà không có thành phần khác để liên kết, thiết lập quan hệ thì việc dùng quan hệ từ bị xem như không có tác dụng liên kết. Chú ý: Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn Văn; ... không thích với chị. Quan hệ từ không những... đòi hỏi phải có quan hệ từ mà còn... đi kèm. Quan hệ từ với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa không thích và chị là không hợp lí, không tương ứng với vế trước. Có thể chữa:
Bạn ấy không những giỏi về môn toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác.
Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
- Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.
Gợi ý:
- Cặp quan hệ từ từ ... đến;
- Quan hệ từ chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng: để / cho.
2. Nhận xét về cách dùng quan hệ từ và chữa lại các câu sau:
- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
- Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con ngườibằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
Gợi ý: Các quan hệ từ với, tuy, bằng trong các câu này có thích hợp không? Đây là trường hợp dùng sai nghĩa của quan hệ từ, có thể thay với bằng như, thay tuy bằng dù, thay bằng bằngvề.
3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:
- Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
- Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
- Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
Gợi ý: Các câu này mắc lỗi gì? Tại sao?
Phân tích thành phần chủ ngữ - vị ngữ của các câu này, ta sẽ thấy chúng đều thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến thiếu chủ ngữ là việc dùng các quan hệ từ không đúng đã biến thành phần chủ ngữ của câu thành thành phần phụ trạng ngữ. Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa:
- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
- Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
4. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nếu sai, hãy sửa lại.
(1) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao .
(2) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.
(3) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.
(4) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
(5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.
(6) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
(7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
(8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
Gợi ý: Các câu sai: (3), (5), (6), (8), có thể sửa như sau:
- Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)
- Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụmbản thân của mình)
- Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.(bỏ từ của)
- Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).
*******************
Tiết 34
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ – PHONG KIỀU DẠ BẠC
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS: Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó, thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch.
	Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.
	+Cảm nhận được những điều nghe thấy, nhìn thấy của khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều của Trương Kế.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà.
-Phân tích tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: GV dựa vào chú thích * để giới thiệu tác giả Lí Bạch.
Bài thuộc thể thơ gì? Vì sao? (câu, chữ, cách hiệp vần. Câu 1 có thể không gieo vần; ngắt giọng sau chữ thứ tư).
HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc lại bài thơ. Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN.
-Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (vọng, dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
-Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
-Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
(phân tích từ “quải” câu thứ hai
đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô
Lối nói phóng đại mà chân thực)
-Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
*-Về hai cách hiểu câu thứ hai (dịch nghĩa và chú thích (2), em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
BÀI 2
GV giới thiệu tác giả Trương Kế.
Gọi HS đọc 3 VB (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
So sánh hai câu đầu trong VB phiên âm và VB dịch thơ?
Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối bài?
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể loại:
(Xem chú thích SGK tr. 111)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
Cảnh vật được nhìn ngắm từ xa có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp toàn cảnh nhưng không khắc hoạ chi tiết, tỉ mỉ.
1.Câu thứ nhất:
Phác ra được cái phông nền của bức tranh toàn cảnh trước khi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước. Với động từ “sinh”, dường như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi, nảy nở; sống động (quan hệ nhân quả - bản dịch thơ chưa sát).
Câu thứ nhất tạo phông nền làm cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong ba câu sau vừa như có cơ sở hợp lí, vừa thêm lung linh huyền ảo.
2.Ba câu còn lại:
+Câu thứ hai: Ấn tượng ban đầu của nhà thơ đối với thác nước. Vì ở xa ngắm nên thác nước biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. (Bức danh hoạ tráng lệ)
+Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động (phi, trực). Trực tiếp tả thác đồng thời lại cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốcđứng
+Câu cuối: danh cú: kết hợp tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần; tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ, để lại dư vị đậm đà trong bạn đọc bao thế hệ.
Ý nghĩa: Bài thơ miêu tả một danh thắng của quê hương với thái độ trân trọng, ca ngợi tính chất mĩ lệ, hùng vĩ, kì diệu của thác nước; vừa nói lên tình yêu thiên nhiên đằm thắm vừa thể hiện tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 112
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Xem chú thích (a), (b) SGK tr. 112
II/ Đọc - hiểu bài thơ:
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
-Hai câu đầu: (Bản dịch thơ đã thành công)
Trương Kế đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
-Hai câu cuối: Cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê (sự ngân vang, lan toả của tiếng chuông trong đêm yên tĩnh) đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
V/ Củng cố: 
Đọc lại hai bài thơ vừa học. 
Nêu nội dung của mỗi bài thơ trên.
V/ Dặn dò: 
- Học thuộc lòng hai bài thơ . Học thuộc Ghi nhớ. 
-Phân tích được giá trị bài thơ thứ nhất.
- Chuẩn bị bài mới: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
- Chuẩn bị bài TV: “Từ đồng nghĩa”.
******************
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.
Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh tong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. 
2. Tác phẩm
Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi lư) và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng (trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước. 
2. Ngay ở câu thơ đầu tiên (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh.
3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên(nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.
Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.
4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó.
5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách hiểu trong chú thích).
Gợi ý: Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa. Cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
********************
Tiết 35
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS: Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
	Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ. Cho ví dụ.
Làm bài tập 2, 3, 4 SGK tr. 107 - 108.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1:Tìm hiểu mục I.
Đọc lại bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông (nghĩa a và b ở mục I.2)
Rút ra kết luận từ đồng nghĩa.
HĐ2: Tìm hiểu mục II.
So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong hai câu ca dao.
Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?
Từ đồng nghĩa có mấy loại?
HĐ3: Tìm hiểu mục III.
Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét.
Tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
Rút ra cách sử dụng từ đồng nghĩa.
HĐ4: Luyện tập
1.Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ trong BT1.
2.Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa
3.Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
4.Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong BT4
5.Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa
ăn, xơi, chén
cho, tặng, biếu
yếu đuối, yếu ớt
xinh, đẹp
tu, nhấp, nốc
6.Chọn từ thích hợp điền vào các câu
7.Câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ dùng một trong hai từ đó?
8.Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường; kết quả, hậu quả
9.Chữa các từ dùng sai
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu, với trông là nhìn.
Các từ đồng nghĩa với trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc, coi sóc ...
mong, hi vọng, trông mong ...
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
II/ Các loại từ đồng nghĩa:
Quả và trái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn
Bỏ mạng và hi sinh đều có nghĩa là chết nhưng chết vô ích (khinh bỉ) và chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả.
Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa:
Chia tay và chia li đều có nghĩa là “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “Sau phút chia li” hay hơn vì từ “chia li” vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
II/ Luyện tập: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6,7 tại lớp
BT1: Từ đồng nghĩa:
dũng cảm, thi sĩ, phẩu thuật, tài sản, ngoại quốc, hải cẩu, yêu cầu, niên khoá, nhân loại, đại diện
BT2: Ra-đi-ô, vi-ta-min, ô tô, pi-a-nô
BT3: Mè - vừng, đậu - lạc, xe lửa – tàu hoả, máy bay – phi cơ, dầu tây - dầu lửa
BT4: trao, tiễn; la, cười; mất
BT5: ăn, xơi, chén: bình thường/ lịch sự, xã giao/ thông tục, thân mật.
-cho, tặng, biếu: người trao có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang hàng với người nhận/ không phân biệt ngôi thứ, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến/ ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao là tiền của 
-Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần/ Yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể.
-Xinh: chỉ người còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn
Đẹp: có ý nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn xinh.
-Tu: uống nhiều, liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm./ Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị./ Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
BT6: …hưởng thành quả…; …lập nhiều thành tích …
Bọn địch ngoan cố…; Ông đã ngoan cường …
Lao động là nghĩa vụ …; Thầy … giao nhiệm vụ …
Em Thuý …giữ gìn quần áo…; Bảo vệ Tổ quốc …
BT7: Điền đối xử/ đối đãi vào câu đầu; đối xử ở câu 2
Điền trọng đại/ to lớn vào câu đầu; to lớn vào câu sau
BT8: GV hướng dẫn HS về nhà làm (chú ý sắc thái biểu cảm)
BT9: HS làm ở nhà
-Hưởng lạc thay bằng hưởng thụ
-Bao che thay bằng che chở
-Giảng dạy thay bằng dạy
-Trình bày thay bằng trưng bày
IV/ Củng cố: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Nêu khái niệm mỗi loại. 
V/ Dặn dò: - Học thuộc hai Ghi nhớ SGK tr. 114
-Làm hoàn chỉnh các bài tập ở SGK tr. 115 - 117
-Chuẩn bị bài mới: “Từ trái nghĩa”
-Chuẩn bị tiết sau: TLV: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
	VH: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
**************************
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 1. Thế nào là từ đồng nghĩa?
a) Có thể thay hai từ rọi, trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như bằng từ nào? Tại sao có thể thay được như vậy?
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của từ rọi, trông. Có thể thay các từ đồng nghĩa vào vị trí này, chẳng hạn: thay rọi bằng chiếu, thay trông bằng nhìn,...
c) Trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là "nhìn để nhận biết". Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau:
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn;
- Mong.
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
Gợi ý: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Từ trông có thể thuộc những nhóm đồng nghĩa khác nhau tương ứng với các nghĩa của nó. Với nghĩa "nhìn để nhận biết", trông có các từ đồng nghĩa: nhìn, ngó, nhòm, liếc,... Với nghĩa "coi sóc, giữ gìn cho yên ổn", từ trông có các từ đồng nghĩa: trông coi, chăm sóc, chăm nom,... Với nghĩa "mong", từ trông có các từ đồng nghĩa: mong, ngóng, trông mong, trông chờ,...
2. Phân loại từ đồng nghĩa
a) So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:
- Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả me chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Gợi ý: Hai từ này đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh.
b) Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống và khác nhau?
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Gợi ý: Hai từ đã cho:
- Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.
- Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từ bỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa)
Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.
Như vậy, có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại chính:
a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm; nói chung, chúng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ: trái - quả; vùng trời - không vận; có mang - mang thai - có chửa.
b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- Từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, ví dụ: chết - hi sinh - từ trần - tạ thế - trăm tuổi - khuất núi - qua đời - mất - thiệt mạng - bỏ xác - toi mạng, ...
- Từ gần nghĩa: Tức là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng có một vài nét nghĩa nào đó khác nhau. Ví dụ:
mang, khiêng, vác đều có nghĩa là hoạt động di chuyển một vật gì đó, nhưng mang thì khô

File đính kèm:

  • docngu van.doc
Giáo án liên quan