Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc bài tập 1 trang 89 SGK
- Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn SGK thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
- Goi HS đọc bài tập 2 trang 89 SGK
- Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn SGK thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 24/9/2014 Tiết 33 Tuần 9 I/ Mục tiêu - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong văn bản tự sự( ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự 1. Kiến thức - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kĩ năng - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tư sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu văn bản tự sự. 3/ Thái độ: Cĩ ý thức trong việc dùng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. II/ Chuẩn bị: GV: SGK, chuẩn KT-KN, giáo án, tài liệu tham khảo HS: Sưu tầm tài liệu cĩ liên quan. III/ Tổ chức các hoạt động học tập 1/ Ổn định:ktss (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: kt sự chuẩn bị của hs ( 4 ’) 3/ Tiến hành bài học Hoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự thời gian( 25 ’) a.Phương pháp giảng dạy: Phương pháp vấn đáp, quy nạp, thực hành, diễn giải, phân tích, nêu vấn đề… b.Các bước hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung - Giới thiệu cho HS biết về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - Trong cuộc sống khi ta nói chuyện hoặc kể chuyện cho ai nghe ta thường xưng hô với nhau cho phù hợp – ngôi kể. - Ngôi kể là gì? - Gọi HS đọc đoạn 1 SGK T. 88 - Trước khi cho HS xác định ngôi kể , GV giới thiệu cho HS biết về ngôi kể thứ nhất và ngôi thứ ba. - Ngôi kể ngôi thứ ba : Người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể. - Ngôi thứ nhất : Người kể xưng tôi . - Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ mấy? - Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? - Gọi hS đọc đoạn 1 “ Vua và đình thần ... lần nữa” - Người kể lúc đầu ở đâu? - Từ câu “ Qua hôm sau ... chim” người kể tiếp theo có mặt ở đâu? - Câu “ Vua nghe nói ... hẳn” người kể có mặt ở đâu? - Vậy để xác định được ngôi kể thứ ba ta dựa vào dấu hiệu nào ? - Gv nhận xét chốt lại. - Gọi HS đọc đoạn 2 trang 88 - Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ mấy? - Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? - Người kể theo ngôi thứ nhất có thể kể những gì ? - Người xưng “ tôi” trong đoạn hai là nhân vật Dế Mèn hay là tác giả Tô Hoài. - Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua? -Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào? - Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi được không ? Vì sao? Kể theo ngôi thứ nhất có đặc điểm gì? - Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị người kể phải làm gì? - Nghe giáo viên giới thiệu - Tự rút ra kết luận. - Đọc đoạn 1 trang 88 - Lắng nghe GV giới thiệu. - Ngôi thứ ba. - Dấu hiệu : Người kể giấu mình, không biết ai kể, người kể có mặt ở khắp nơi. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lúc đầu ở cung vua : Biết được ý nghĩ của vua và đình thần muốn thử thằng bé thêm một lần nữa. - Tại công quán. - Tại cung vua. - Rút ra kết luận. - HS đọc đoạn 2 trang 88 - Ngôi thứ nhất. - Dấu hiệu : Người kể xưng tôi. - HS rút ra kết luận. - Dế Mèn - Ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất « tôi » chỉ kể được những gì mà mình biết thôi. - Nếu thay vào ngôi thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình - Nếu đổi ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất không được vì : Người kể sẽ gặp khó khăn. Khó tìm được một người có thể có mặt ở mọi nơi. Người kể xưng mình là tôi. Khi xưng tôi chỉ kể được những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thấy những điều mà người ngoài có thể không để ý, không biết được . HS rút ra kết luận I . Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự : - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. 1. Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể: + Ngôi thứ ba: Gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng người kể tự giấu mình đi, kể như “ người ta kể” + Ngôi thứ nhất: Người kể hiện diện, xưng tôi; - Người kể xưng « tôi » trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. 2. Đặc điểm của ngôi kể. + Ngôi kể thứ ba: Có tính khách quan, người kể có thể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật. + Kể theo ngôi thứ nhất: Có tính chủ quan, người kể có thể kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan. - Để kể chuyện linh hoạt thú vị người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. Hoạt động 2: Luyện tập thời gian( 10 ’) a.Phương pháp giảng dạy: Phương pháp vấn đáp, quy nạp, thực hành, nêu vấn đề… b.Các bước hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung - Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc bài tập 1 trang 89 SGK - Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn SGK thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn ? - Goi HS đọc bài tập 2 trang 89 SGK - Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn SGK thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn ? - Gọi HS đọc bài tập 3 trang 89 SGK - Truyện « Cây Bút Thần » kể theo ngôi nào ? vì sao như vậy ? - Gọi HS đọc bài tập 4 trang 90 SGK - Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất ? HS đọc bài tập 1 trang 89 SGK - Thay ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba. - HS đọc bài tập 2 trang 89 SGK - HS lên bảng thay ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất . - HS đọc bài tập 3 trang 89 SGK - Xác định ngôi kể trong văn bản Cây Bút Thần - HS đọc bài tập 4 trang 90 SGK - Suy nghĩ trả lời Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất II . Luyện tập * Bài 1 :Thay đổi ngôi kể thành ngôi kể thứ ba Thay đổi “tôi” thành “ Dế Mèn” ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan. * Bài 2 : Thay đổi ngôi kể thành ngôi kể thứ nhất. Thay “tôi” vào các từ “ thanh” , “chàng” thì ngôi kể tôi sẽ tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. * Bài 3 : Truyện Cây Bút Thần được kể theo ngôi thứ ba Vì : Kể theo ngôi thứ ba người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. * Bài 4 : Trong truyền thuyết, cổ tích người ta thường sử dụng ngôi thứ ba vì: Là sáng tác của tập thể nhân dân và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Do đó phải dùng ngôi thứ ba có như vậy, mới đảm bảo tính bền vững cho các sự kiện. IV/ Tổng kết và hướng dẫn học tập(5’) Hoạt động 3: Củng cố, dặn dị *Củng cố : ?Nêu dấu hiệu nhận biết 2 ngơi kể ? ? Nêu đặc điểm từng ngơi kể ? * Hướng dẫn tự học : - Tập kể diễn cảm câu chuyện. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về một chi tiết đặc sắc của truyện . Chọn chi tiết em cho là đặc sắc và kể lại . - Học bài : “Ngơi kể và lời kể trong văn tự sự ” -Chuẩn bị bài mới : “Thứ tự kể trong văn tự sự ” +Tĩm tắt lại các sự việc trong truyện “Ơng lão đánh cá và con cá vàng” +Đọc bài văn (SGK tr 97) . +Trả lời các câu hỏi (SGK tr 98 ). +Từ đĩ rút ra các thứ tự kể . +Dựa vào bài văn rút ra những điều kiện cần cĩ khi kể người + Có thể làm bài tập theo mức đợ hiểu của bản thân. Văn bản :ƠNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Giảm tải ) (Truyện cở tích của A-Pu-skin ) Ngày soạn: 24/9/2014 Tiết 34 Tuần9 Tập làm văn : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 24/9/2014 Tiết 35-36 Tuần 9 I/ Mục tiêu: -Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngơi kể trong văn bản tự sự (ngơi thứ nhất và ngơi thứ ba ). -Biết cách lựa chọn và thay đổi ngơi kể thích hợp trong văn bản tự sự. 1.Kiến thức: -Khái niệm ngơi kể trong văn bản tự sự. -Sự khác nhau giữa ngơi kể thứ ba và ngơi kể thứ nhất. -Đặc điểm riêng của mỗi ngơi kể. 2.Kĩ năng: -Lựa chọn và thay đổi ngơi kể thích hợp trong văn bản tự sự. -Vận dụng ngơi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự. 3/ Thái độ: cĩ ý thức trong việc dùng II/ Chuẩn bị: -GV: SGK, chuẩn KT-KN, giáo án, tài liêu tham khảo -HS: Sưu tầm tài liệu cĩ liên quan. III/ Tổ chức các hoạt động học tập 1/ Ổn định:ktss (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’) - Thế nào là ngôi kể? - Dựa vào dấu hiệu nào ta biết được người kể theo ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất? 3/ Tiến hành bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự thời gian( 40 ’) a.Phương pháp giảng dạy: Phương pháp vấn đáp,quy nạp, thực hành, diễn giải, phân tích, nêu vấn đề… b.Các bước hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung - Hướng dẫn HS tóm tắt sự việc chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và nhận thức cáh kể theo thứ tự kể tự nhiên. - Gọi HS tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Nhận xét cách tóm tắt sự việc của HS. - Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? - Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì? - Vậy khi kể chuyện các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự như thế nào? - Gọi HS đọc bài tập 2 - Gọi HS tóm tắt các sự việc trong bài văn. - Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? - Bài văn đã kể theo thứ tự nào? - Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì? -Giáo viên giải thích thêm: kể như vậy nhằm nhấn mạnh sự việc Ngỗ bị chó cắn chính là hậu quả tác hại của việc nói dối -> làm nổi bật ý nghĩa của một bài học. -Qua việc tìm hiểu trên ta thấy có mấy thứ tự kể trong văn tự sự? - Chú ý lắng nghe. - Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. + Ông lão ra khơi thả lưới đánh cá và bắt được con cá vàng. + Ông lão thả con cá vàng và nhận lời hứa. + Ông lão kể lại chuyện náy cho vợ nghe. + Mụ vợ mắng và bắt ông lão đi xin cá vàng theo ý muốn. + Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần + Mụ vợ trở lại nguyên hình một người nông dân. - Kể liên tiếp theo thứ tự tự nhiên : Việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau. - Nghệ thuật : Có ý nghĩa tố cáo và phê phán : Lúc đầu cá vàng trả nghĩa ông lão là hợp lý nhưng mụ vợ đòi hỏi nhiều thanh ra lợi dụng -> cuối cùng mụ vợ bị trả giá. - Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì không làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật. - HS rút ra kết luận. - Đọc bài tập 2. - HS tóm tắt các sự việc trong truyện. - Các sự việc theo trình tự đảo lộn, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại ra kể trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. - Thứ tự hậu quả xấu rồi ngược lại lên kể nguyên nhân. - Suy nghĩ trả lời. - Nghe giáo viên giải thích . Gồm hai cách kể: Kể xuôi và kể ngược. I . Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự * Sự khác nhau của cách kể xuôi và kể ngược - Kể xuôi là : kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, cho đến hết. - Kể ngược là : kể các sự việc theo trình tự không gian,đem kết quả hoặc sự vật hiện tại kể ra trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật. * Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể xuôi và kể ngược. Hoạt động 2: Luyện tập thời gian( 40 ’) a.Phương pháp giảng dạy: Phương pháp vấn đáp,quy nạp, thực hành, diễn giải, phân tích, nêu vấn đề… b.Các bước hoạt động: Tiết36 Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung - Huớng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc bài tập 1 SGK. - Lập dàn ý ở câu chuyện trên ? - Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? - Chuyện kể theo ngôi nào ? - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện ? -Giáo viên nhận xét chung. - Gọi HS đọc bài tập 2 trang 99 . - Cho đề văn kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa . Hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài. - Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận. - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhậnxét bổ sung. - GV nhận xét chung. - Đọc bài tập 1 SGK. - Xây dựng dàn ý. - Trả lời các câu hỏi. - Lên bảng trình bày. - Nghe giáo viên nhận xét - Đọc bài tập 2 trang 99 - HS chia nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. II . Luyện tập : * Bài tập 1 : Xây dựng dàn ý và trả lời câu hỏi. - Dàn ý : + Mở bài : Giới thiệu Liên và Tôi là bạn thân cùng lớp. Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà Tôi. + Thân bài : Nhớ lại và kể các sự việc sau: Tôi ghét Liên hồi Liên vừa mới đến ở tại khu tập thể ở cạnh nhà Tôi. Chuyện va chạm đầu tiên giữa Tôi và Liên. Liên cất giúp Tôi quần áo vào nhà khỏi bị mưa làm cho ướt Chuyện Tôi xấu hổ về thái độ không đúng của mình. + Kết luận : Tôi và Liên trở thành bạn thân trong khu tập thể. - Câu chuyện kể theo thứ tự : Kể ngược dòng hồi tưởng. - Kể theo ngôi thứ nhất - Yéu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược. Nó giải thích rõ hơn cho người đọc hiểu vì sao lúc đầu tôi rất ghét Liên nhưng sao đó Tôi lại ngạc nhiên, cảm động, tự thấy xấu hổ và trở nên thân thiết với Liên. Nó làm cho cách kể chuyện hấp dẫn hơn. * Bài 2 : Tìm hiểu đề và lập dàn bài Đề : Kể câu chuyện Dàn ý : + Mở bài : Thời điểm do đâu được đi chơi xa ? Đi đâu ? cùng ai ? + Thân bài : Kể lại những sự việc đáng nhớ xảy ra trên đường đi, ở nơi đến cùng cảm xúc, suy nghĩ của mình về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã gặp… + Kết bài : Mong muốn sẽ có những chuyến đi chơi xa bổ ích như thế nào ? IV/ Tổng kết và hướng dẫn học tập(5’) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dị *Củng cố : ?Thứ tự kể trong văn tự sự là gì ? ? Nêu sự khác nhau giữa kể “xuơi” và kể “ngược” ? * Hướng dẫn tự học : -Tập kể xuơi , kể ngược một câu chuyện dân gian . -Làm bài tập 2 (SGK tr 98 ) Hướng dẫn : lập dàn ý bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK tr 99 , phân rõ bố cục 3 phần . -Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 +Đọc trước 5 đề văn ở SGK tr 99. +Lập dàn ý cho các đề văn . + Xác định ngơi kể , thứ tự kể sử dụng trong mỗi đề . +Xác định những nội dung sẽ viết theo yêu cầu của mỗi đề . +Lập dàn ý cụ thể với 3 phần ( Mở bài , thân bài , kết bài ) đúng theo yêu cầu của đề văn .
File đính kèm:
- giao an ngu van 6 tuan 9 HKi NH 20142015.doc