Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 78: So sánh

?So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

-Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật được nói đến, làm tăng tính hình ảnh và gợi cảm cho câu văn, câu thơ.

?Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu so sánh là gì? Có tác dụng như thế nào?

Học sinh trả lời, GV nhận xét, chốt ý.

Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa/ 24

Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép so sánh phù hợp khi nói và viết văn miêu tả làm cho bài văn gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng hơn

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 12364 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 78: So sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21 - Tiết 78	 
SO SÁNH
Ngày 09/01/2015
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - HĐ 1: Biết được khái niệm phép so sánh. 
 Hiểu tác dụng của phép so sánh
 - HĐ 2: Biết được cấu tạo của so sánh.Các kiểu so sánh thường gặp
 - HĐ 3: Hiểu cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
1.2.Kĩ năng:
	 - HĐ 1: Thực hiện thành thạo việc nhận diện phép so sánh.
 - HĐ 2: Thực hiện xác định được cấu tạo phép so sánh
 - HĐ 3: Thực hiện được kĩ năng sử dụng so sánh trong nói và viết. Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
1.3.Thái độ:
	 - Có thói quen dùng phép so sánh phù hợp với ngữ cảnh
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng so sánh đúng lúc, đúng chỗ.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Đặc điểm cấu tạo của phép so sánh.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập.
3.2.Học sinh: Đọc lại những đoạn văn miêu tả trong hai văn bản vừa học; 
Soạn bài trước ở nhà
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
6A5:	............................................................................	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là phó từ? Phó từ gồm mấy loại lớn? Kể ra? (6đ)
Đáp án: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
	Hai loại lớn:	Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
	Phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau: “Bạn Nhân rất hiền” (4đ)
a.Bạn b. Nhân c. rất d. hiền
Đáp án: c
4.3.Tiến trình bài học:
Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và “Sông nước Cà Mau” các tác giả sử dụng rất nhiều nghệ thuật so sánh. Vậy so sánh là gì? Có cấu tạo như thế nào? Để hiểu rõ hơn điều này hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “So sánh”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: (10p)
Giáo viên treo bảng phụ đã ghi ví dụ, gọi học sinh đọc và phân tích.
Ví dụ 1: Trẻ em nhưlà ngoan.
Ví dụ 2: Cái anh chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Ví dụ 3:trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Ví dụ 4:..những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.
?Ví dụ 2, 3, 4 được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
-“Bài họctiên”(Tô Hoài), “SôngMau”(Đoàn Giỏi)
?Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ trên?	
?Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào so sánh với nhau?
 trẻ em = búp trên cành
Dế Choắt = gã nghiện thuốc phiện
rừng đước = hai dãy trường thành vô tận.
những đống gỗ = núi 
?Vì sao có thể so sánh như vậy?
-Vì giữa chúng có những nét tương đồng (điểm giống nhau) nhất định.
?So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
-Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật được nói đến, làm tăng tính hình ảnh và gợi cảm cho câu văn, câu thơ.
?Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu so sánh là gì? Có tác dụng như thế nào?
Học sinh trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa/ 24
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép so sánh phù hợp khi nói và viết văn miêu tả làm cho bài văn gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng hơn
Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ 3 trong sách giáo khoa.
?Sự so sánh trong những câu ở ví dụ 1 có gì khác với sự so sánh trong câu ví dụ 3?
-Chỉ ra sự tương phản tính chất của sự vật cụ thể là con mèo. Qua phần này ta có thể hiểu có hai kiểu so sánh: ngang bằng và không ngang bằng, nội dung này được thể hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 87 bài “So sánh” tiếp theo.
Hoạt động 2:	(15p)
?Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh?
Giáo viên treo bảng phụ. Học sinh lên điền.
Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành.
anh chàng Dế Choắt
người gầy gò và dài lêu nghêu
như
gã nghiện thuốc phiện
rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận.
những đống gỗ 
cao
như
núi
?Nhìn vào mô hình trên em thấy phép so sánh có cấu tạo như thế nào?
Có 4 nội dung: Vế A (sự vật được so sánh); Phương diện so sánh; Từ so sánh; Vế B (sự vật dùng để so sánh), có trường hợp thiếu phương diện so sánh
?Nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
-Như, là, bằng, như là, y như, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu, hơn, kém, hệt như
Giáo viên treo bảng phụ, ghi ví dụ 3 sách giáo khoa.
?Cấu tạo của phép so sánh trong những câu ví dụ 3 có gì đặc biệt?
?Qua phần tìm hiểu ví dụ, em hãy nêu mô hình cấu tạo của phép so sánh? 
Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
?Đặt một câu có sử dụng phép so sánh?
Hoạt động 3: (10p)
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
?Tìm thêm ví dụ về so sánh các mẫu trong bài tập?
Cho học sinh thảo luận theo nhóm. Nhóm 1, 2 làm về so sánh đồng loại; nhóm 3, 4 làm về so sánh khác loại (làm trong bảng con của nhóm).
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
 Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các thành ngữ. Gọi học sinh lên bảng làm bài.
?Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết vào vế B những chỗ trống còn thiếu để tạo thành phép so sánh?
Các học sinh khác làm bài vào vở bài tập.
Sửa chữa, chấm điểm bài làm trên bảng.
?Em có thể nêu thêm một số thành ngữ khác chỉ sự so sánh? Đặt câu với thành ngữ đó.
Đẹp như tiên; xấu như ma; dai như đỉa; bập bẹ như trẻ lên ba
Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng hình ảnh so sánh. Liên hệ giáo dục học sinh.
Hướng dẫn học sinh về nhà tìm thêm các VD.
Hường dẫn HS làm BT 3.
Giáo viên có thể thu một số tập để chấm điểm. Số còn lại cho học sinh đổi tập và kiểm tra lỗi lẫn nhau.
 Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả.
I. So sánh là gì?
 Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành.
anh chàng Dế Choắt như một gã nghiện thuốc phiện.
rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận.
những đống gỗ cao như núi
àSo sánh
-Laø ñoái chieáu söï vaät, cöï vieäc naøy vôùi söï vaät , söï vieäc khaùc coù neùt töông ñoàng ñeå laøm taêng söùc gôïi hình, gôïi caûm cho söï dieãn ñaït.
Ghi nhớ: SGK/24
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Mô hình phép so sánh.
Ví du:
a)Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
b)Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
Ghi nhớ: SGK/25
III. Luyện tập:
Bài 1:
So sánh đồng loại:
Người với người:
Thầy thuốc như mẹ hiền
Vật với vật:
sông ngòi, kênh rạch  chằng chịt như mạng nhện.
So sánh khác loại:
Vật với người: cá nước bơi hàng đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch.
Cái cụ thể với cái trừu tượng:
Công cha như núi ngất trờibiển đông 
Bài 2:
Trâu, voi, Trương Phi
cột nhà cháy, Bao công, bồ hóng
tuyết, bông bưởi, ngà
sếu, sào, nóc nhà, núi
Bài 3: Tìm câu văn có dùng so sánh.
Bài 4: Chính tả:
Bài viết: ‘Sông nước Cà Mau”
4.4.Tổng kết:
 GV tổng kết bằng SĐTD
4.5.Hướng dẫn học tập
+ Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 24, 25.
 +Tìm VD về so sánh đồng loại và so sánh khác loại.
	 + Hoàn chỉnh phép so sánh trong những thành ngữ quen thuộc.
 Chuẩn bị bài :“So sánh (tt)”: Các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh: Xem và trả lời câu hỏi phần I,II trang 41-41.
5.PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_19_So_sanh_20150725_025955.doc
Giáo án liên quan