Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 119: Ôn tập văn miêu tả

Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh phân biệt đoạn văn miêu tả với đoạn văn tự sự.

?Nêu điểm giống và khác nhau của văn miêu tả và văn tự sự ?

Yêu cầu: học sinh thảo luận theo nhóm( thời gian 5 phút). Sau đó yêu cầu đại diện của từng nhóm lên trình bày.

Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh đã trả lời.

Gv:

Trong văn miêu tả, người ta chú ý tả làm sao cho cảnh vật, người trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy không thể thiếu hình ảnh.

 Văn bản tự sự là kể về một sự vật, sự việc nào đó nên cần có cốt truyện, diễn biến và kết quả.

 

docx8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 119: Ôn tập văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Đỗ Thị Ngọc Yến.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lợi.
Ngày dạy: 31/3/2015.( Tiết1 – thứ 3).
Tiết 119:
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ.
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức
 - Nắm được 2 đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả. 
 -Nhận biết và phân biệt các đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
2. Kĩ năng :
 -Thông qua bài tập thực hành để nêu, rút ra những đặc điểm cần ghi nhớ trong hai loại văn tả cảnh và tả người.
3. Giáo dục : 
 Có ý thức giữ gìn và sử dụng văn miêu tả trong nói và viết. 
B. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bảng phụ; giáo án
 2 .HS: Soạn bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình...
D. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới.
Các em đã được học về văn miêu tả. Văn miêu tả bao gồm tả cảnh và tả người. Vậy tả cảnh và tả người có điểm chung, điểm nào khác biệt? Làm thế nào để phân biệt một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả? Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nêu những yêu cầu cần nắm về văn miêu tả.
? Văn miêu tả là gì?
? Chúng ta đã học những loại văn miêu tả nào?
GV nói:
Đối tượng được miêu tả rất nhiều. Các em đã được học về văn miêu tả người và văn miêu tả cảnh...
? Để bài văn được hay, yêu cầu đối với người viết là gì?
Gv: Dù tả cảnh hay tả người thì đều phải vận dụng một số kĩ năng cơ bản. Những kĩ năng đó là: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh ấy theo một trình tự nhất định.
? Nhắc lại kiến thức:
Bố cục của bài văn tả ngưới, tả cảnh như thế nào?
? Bố cục chung của bài văn miêu như thế nào?
GV chuyển ý: 
Chúng ta vừa tìm hiểu xong, những đặc điểm chung của văn miêu tả : khái niệm, bố cục và dàn ý chung của văn miêu tả như thế nào? Vậy để phân biệt đoạn văn tự sự với đoạn văn miêu tả như thế nào? Chúng ta vào phần II.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh phân biệt đoạn văn miêu tả với đoạn văn tự sự.
?Nêu điểm giống và khác nhau của văn miêu tả và văn tự sự ? 
Yêu cầu: học sinh thảo luận theo nhóm( thời gian 5 phút). Sau đó yêu cầu đại diện của từng nhóm lên trình bày.
Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh đã trả lời.
Gv:
Trong văn miêu tả, người ta chú ý tả làm sao cho cảnh vật, người trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy không thể thiếu hình ảnh.
 Văn bản tự sự là kể về một sự vật, sự việc nào đó nên cần có cốt truyện, diễn biến và kết quả.
- là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, cơn người, phong cảnh...làm cho cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
- Tả cảnh: Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt.
-Tả người: tả chân dung, tả hành động, tả người trong cảnh.
-Tả cây cối, đồ vật, con vật.
Người viết cần:
+ phải quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh.
+ lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu 
+ trình bày theo một trình tự nhất định.
Tả người
Tả cảnh
+ MB: Giới thiệu về người được tả.
+ TB: Miêu tả chi tiết (Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói..)
+ KB: Nhận xét và nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
+ MB: Giới thiệu cảnh được tả.
+ TB:tập trung tả cảnh chi tiết theo một thứ tự.
+ KB:Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
-Gồm 3 phần:
+MB: Giới thiệu cảnh, người một cách khái quát.
+ TB:Miêu tả chi tiết.
+KB: Nêu cảm nghĩ của em về đối tượng.
Tự sự
Miêu tả
Giống nhau
-Đều có yếu tố miêu tả, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng.
Khác nhau
-Kể sự việc, có cốt truyện.
-có diễn biến, kết quả.
-tả: hình ảnh.
-tả người, tả cảnh
LÍ THUYẾT
I.Những yêu cầu chung về văn miêu tả.
1.Khái niệm. 
2.Yêu cầu.
- Người viết cần:
+ phải quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh.
+ lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu 
+ trình bày theo một trình tự nhất định.
3Bố cục.
-Gồm 3 phần:
+MB: Giới thiệu cảnh, người một cách khái quát.
+ TB:Miêu tả chi tiết.
+KB: Nêu cảm nghĩ của em về đối tượng.
II. Phân biệt đoạn văn miêu tả với đoạn văn tự sự.
Tự sự
Miêu tả
Giống nhau
-Đều có yếu tố miêu tả, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng.
Khác nhau
-Kể sự việc, có cốt truyện.
-có diễn biến, kết quả.
-tả: hình ảnh.
-tả người, tả cảnh
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
BT1: yêu câu học sinh đọc bài vả nêu yêu cầu.
BT2:
BT3:
BT4: Yêu cầu về nhà làm
GV hướng dẫn:
Căn cứ để phân biệt:
+Hành động tác giả dùng trong đoạn văn là kể hay tả?
+ Hành động tả: trả lời các câu hỏi: tả về cái gì? Tả về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả ra sao? Có các đặc điểm và hình ảnh nào nổi bật?...
+Hành động kể: kể về việc gỉ? Kể vể ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ...
Gv: hướng dẫn thêm văn miêu tả sáng tạo:
*lưu ý:Sự tưởng tượng này phải có tính lôgic hợp lí, các yếu tố tưởng tượng, hư cấu có thể nhiều trong cảm thụ văn học và xây dựng.
-Từ yêu cầu viết văn miêu tả ta thấy:
+ Tác giả đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
Vd:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết...màu ngọc trai nước biển ửng hồng”.
+Có những so sánh, liên tưởng , nhận xét mới mẻ, độc đáo, kì lạ và rất thú vị.
Vd: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
Tròn trĩnh như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.....”
+Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo dùng để tả cảnh thật sinh động, như thật.
+thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
BT2:
-Dàn ý:
+ MB: Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?
+TB:tả chi tiết
Theo trình tự nào?
Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào? Hay từ trên cao xuống?
Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
+KB:Nêu cảm nghĩ của em.
BT3:
-MB: Giới thiệu về em bé: em bé con nhà ai? T, họ, tuổi?...
-TB: 
+Tả hình dáng bên ngoài:
Bụ bẫm, mũm mĩm hay gầy.
Nước da, màu tóc...
Khuôn mặt: bầu bĩnh hay trái xoan...
Đôi mắt: to. Tròn sáng trong, đen láy,..
Miệng: chúm chím như cánh hao đào..
+Hoạt động:
Tập nói: bi bô, ê a...
Tập đi: vấp ngã nhưng vẫn tiép tục đi..--> dũng cảm
Bắt chước rất nhanhà thông minh.
+KB: Cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho bé.
Căn cứ để phân biệt:
+Hành động tác giả dùng trong đoạn văn là kể hay tả?
+ Hành động tả: trả lời các câu hỏi: tả về cái gì? Tả về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả ra sao? Có các đặc điểm và hình ảnh nào nổi bật?...
+Hành động kể: kể về việc gỉ? Kể vể ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ...
-Văn miêu tả sáng tạo: 
-Tái hiện lại cảnh vật và con người khiến nó hiện trước mắt người đọc.
-Người viết không nhất thiết phải trực tiếp quan sát đối tượng mà có thế dựa vào vốn sống thực tế và qua sách, báo, phim ảnh,.... từ đó nhờ sự liên tưởng phong phú của mình mà người viết miêu tả về đối tượng.
III. Luyện tập.
BT1: 
-Từ yêu cầu viết văn miêu tả ta thấy:
+ Tác giả đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
+Có những so sánh, liên tưởng , nhận xét mới mẻ, độc đáo, kì lạ và rất thú vị.
+Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo dùng để tả cảnh thật sinh động, như thật.
+thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
BT2:
-Dàn ý:
+ MB: Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?
+TB:tả chi tiết
Theo trình tự nào?
Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào? Hay từ trên cao xuống?
Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
+KB:Nêu cảm nghĩ của em.
BT3:
-MB: Giới thiệu về em bé: em bé con nhà ai? T, họ, tuổi?...
-TB: 
+Tả hình dáng bên ngoài:
Bụ bẫm, mũm mĩm hay gầy.
Nước da, màu tóc...
Khuôn mặt: bầu bĩnh hay trái xoan...
Đôi mắt: to. Tròn sáng trong, đen láy,..
Miệng: chúm chím như cánh hao đào..
+Hoạt động:
Tập nói: bi bô, ê a...
Tập đi: vấp ngã nhưng vẫn tiép tục đi..--> dũng cảm
Bắt chước rất nhanhà thông minh.
+KB: Cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho bé.
IV. Củng cố và dặn dò.
-Về nhà làm bài tập 4 vào vở bài tập.
-Soạn trước bài “ Chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ”.
Nhận xét và cho điểm của giáo viên hướng dẫn.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai_28_On_tap_van_mieu_ta_20150725_025817.docx
Giáo án liên quan