Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6

II. TIẾNG VIỆT

1. Hệ thống bài tập trong SGK

2. Cho đoạn văn:

 “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cỡi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẫu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.”

 (Bài học đường đời đầu tiên)

 a. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

 b. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6
Trường THCS Thống Nhất
 NĂM HỌC 2014-2015
A. YÊU CẦU CHUNG
I. PHẦN VĂN BẢN
Nắm chắc đặc sắc nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học: 
Truyện và kí: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Cô Tô, Cây tre Việt Nam.
Thơ: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm.
Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Hiểu các khái niệm và biết cách vận dụng về:
Các từ loại đã học : Phó từ
Các biện pháp tu từ trong câu : So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ, Hoán dụ.
Câu và cấu tạo câu : Các thành phần chính của câu, Cấu tạo câu, Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ, Dấu câu: Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu ).
III. TẬP LÀM VĂN : Có kĩ năng làm bài văn tả cảnh và tả người.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
I. PHẦN VĂN BẢN
1. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài)?
2. Liệt kê một số chi tiết có liên quan đến màu xanh ở vùng sông nước Cà Mau trong văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi? Ấn tượng về màu xanh ấy đem đến cho em những cảm nhận gì?
3. Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi đã cảm hóa được người anh? Từ đó, truyện gợi cho em những suy nghĩ và bài học gì về cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác hay của chính mình?
4. Hình ảnh Dượng Hương Thư khi vượt thác được Võ Quảng dựng tả như thế nào? Từ đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người lao động Việt Nam?
5. Vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên ?
6. Qua bài thơ “Lượm”(Tố Hữu), hãy viết đoạn văn miêu tả lại hình ảnh Lượm bằng lời văn của em?
7. Cảm nhận của em về cảnh sắc Cô Tô sau cơn bão. Qua đó em hiểu gì về nhà văn Nguyễn Tuân.
8. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây tre trong văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới)?
 - Cây tre có sự gắn bó như thế nào đối với đời sống con người Việt Nam?
II. TIẾNG VIỆT
1. Hệ thống bài tập trong SGK
2. Cho đoạn văn:
	“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cỡi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẫu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.” 
 (Bài học đường đời đầu tiên)
 	a. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
	b. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
3. Chép theo trí nhớ 3 khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ)?
	a. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong 3 khổ thơ trên?
b. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong 3 khổ thơ trên?
4. Tìm một số câu trần thuật đơn có tác dụng giới thiệu, kể, miêu tả trong bài Cây tra Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai), xác định các cụm C-V trong mỗi câu.
5. Trong bài Cây tre Việt Nam, Thép Mới viết : « Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu«. 
a. Hai câu trên thuộc loại câu trần thuật nào ?
b. Cách dùng dấu phẩy có tác dụng gì ?
III. TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Tả lại hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt.
Đề 2: Viết bài văn tả một buổi chiều hè trên quê hương em.
Đề 3: Hãy tả lại quang cảnh trường em giờ ra chơi?
Đề 4: Qua bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) em hãy tả lại hình ảnh chú bé Lượm bằng lời văn của em?

File đính kèm:

  • docNOI_DUNG_ON_TAP_VAN_6_HOC_KY_II_20150725_025425.doc
Giáo án liên quan