Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bản 3 cột)

1. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

a. Kiến thức:

- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.

- Sư chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọnphương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.

- Các kiểu vb tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.

b. Kĩ năng:

- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.

- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.

c. Thái độ: GD học sinh ý thức lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp .

d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

* Tích hợp kĩ năng sống :

- Giao tiếp: Biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức : được tầm quan trọng của việc giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả giao tiếp của các phương thức biểu đạt.

* Đối với học sinh khuyết tật: Gv cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

 

doc616 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời
6
B
 - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
II. Tự luận (7,0 điểm):
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 7
Phân biệt và chỉ ra được từ mược c
a 
iếng H
n và các tiếng khác
1
- Từ mượn tiếng hán: giang sơn, biên phòng.
- Từ mượn các ngôn ngữ khác: a-xít, ghi đông.
- Điểm 1: HS trả lời chính xác theo nội dung đáp án 
- Điểm 0,5: HS trả đúng 0,5 câu trả lời.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời 
Câu 8
Phát hiện và chữa đượ
 các lỗi dùng từ trong 
ác câu 
2
a. Dùng sai từ:biếu 
- Sửa lại: Thay từ biếu bằng từ cho hoặc tặng.
- Điểm 1.0: trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,5: HS trả đúng 0,5 câu trả lời.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời
b. Dùng sai từ: tự tiện
- Sửa lại: 
hay từ tự tiện bằng từ tùy tiện 
- Điểm 1.0: trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,5: HS trả đúng 0,5 câu trả lời.
- Điểm 0: T
ả lời sai hoặc không có câu trả lời
Câu 9
Phát triển hai danh từ: sách, cái 
àn thành cụm danh từ và đặt được câuvới hai danh từ đó
2
a.
- Những cuốn sách ấy
- hai
cái bàn 
- Điểm 1.0: trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,5: HS trả đúng 0,5 câu trả lời.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời
b.
- Hôm nay, những cuốn sách ấy được trưng bày trong tủ kính.
- Hai cái bàn được sơn sửa như mới
- Điểm 1.0: trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,5: HS trả đúng 0,5 câu trả lời.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có
câu trả lời
Câu 10
Viết một đoạn văn ngắn tả về giờ ra
chơi tron
 đó có sử dụng ít nhất hai từ láy
1
- Điểm 2: Đoạn văn đảm bảo cấu trúc, đúng đề tài, phải có câu chủ đề. Phải sử dụng có ít nhất 02 từ láy. Trình bày mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả
- Điểm 1,75 – 1,5: Đoạn văn đảm bảo cấu trúc, đúng đề tài, phải có câu chủ đề. Phải sử dụng có ít nhất 02 từ láy. Trình bày còn lủng củng, sai ngữ pháp, chính tả
Điểm 1- 0,5 : Đoạn văn có câu chủ đề, đúng đề tài. Nhưng trình bày còn lủng củng, sai chính tả, ngữ pháp, sử dụng thiếu từ láy.
- Điểm 0: Không làm hoặc làm sai
không đúng theo yêu cầu
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh (8 phút)
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề và làm bài tương đối tốt.
- Một số làm bài tốt, trình bày sạch đẹp, khoa học, có sáng tạo.
* Nhược điểm:
- Một số học sinh làm bài chưa tốt do chưa hiểu và nắm được yêu cầu của đề.
- Còn nhiều học sinh viết sai lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả.
- Một số học sinh còn chưa làm phần trắc nghiệm nên điểm thấp, một số còn trao đổi nhìn bài của nhau nên có bài làm còn sai giống nhau.
II. NHẬN XÉT BÀI LÀM:
Hoạt động 3: Trả bài, lấy điểm (10 phút)
- GV yêu cầu lớp trưởng trả bài cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh xem và soát lại bài
- GV lấy điểm
- Lớp trưởng trả bài
- Xem soát bài
- Đọc điểm
d. Củng cố - luyện tập (3 phút)
- GV hệ thống lại toàn bộ KT đã học phần tiếng Việt đã học.
e. Hướng dẫn tự học (1 phút).
- Ôn tập toàn bộ KT đã học phần tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài “Chỉ từ”.
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
Ghi chú 
6A
38
Tiết 57 - Tiếng Việt: 
CHỈ TỪ
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ 
b. Kĩ năng:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết
c. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng chỉ từ khi nói và viết
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức
- Sách thiết kế bài giảng
- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề.
b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Ổn định tổ chức (1 phút).
b. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
Xác định số từ trong các câu thơ, tục ngữ sau đây và nêu ý nghĩa của chúng.
- "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."
 (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
- "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến" 
 (Tục ngữ)
- Bảy mươi chín =>Số từ chỉ số lượng 
- Nhất => Số từ chỉ số thứ tự 
- Nhì => Số từ chỉ số thứ tự 
c. Bài mới (37 phút).
Giới thiệu bài mới (2 phút): Ở bài cụm DT các em đã làm quen với các từ như này, nọ, kia,ấy, các từ này có tên gọi là gì, ý nghĩa khái quát của nó ra sao. Bài học hôm nay các em sẽ biết. 
HĐ của GV
HĐ của HS
ND ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chỉ từ là gì ? (15 phút)
* Năng lực: tự giải quyết vấn đề, giao tiếp.
- GV gọi HS đọc BT1/136.
? Các từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- GV chốt ý 
- GV nêu yêu cầu BT 2
- Y/c hs làm BT 2/37 theo nhóm.
- Gv chốt ý - đưa đáp án
- Gọi hs đọc BT3/137
? Nghĩa của các từ ấy, nọ có điểm gì giống nhau ?
? Có điểm gì khác
- Các từ này , nọ, kia, ấy,được gọi là chỉ từ
? Vậy chỉ từ là gì?
- GVchốt ý 
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Đọc BT1/136
- Suy nghĩ - trả lời
- Lắng nghe và ghi
- Nghe
- Các nhóm thực hiện , trình bày, bổ sung
- Quan sát - đối chiếu - rút ra nhận xét
- Đọc
- Suy nghĩ - trả lời
- Suy nghĩ – trả lời
- Lắng nghe
- Suy nghĩ – trả lời
- Nghe 
- Đọc ghi nhớ/137
I. CHỈ TỪ LÀ GÌ?
1. Bài tập
* Bài tập 1 (SGK/136)
- ấy -> viên quan.
- nọ -> ông vua.
- kia -> làng.
- nọ -> nhà
* Bài tập 2 (SGK/137)
So sánh các từ và cụm từ 
- Ông vua 
- Viên quan
- Làng 
- Nhà 
=>Thiếu tính xác định.
- Ông vua nọ
-Viên quan ấy
- Làng kia
- Nhà nọ
=>xđ 1 cách rõ ràng vị trí của sự vật trong không gian
* Bài tập 3 (SGK/137)
- So sánh: Nọ (nhà nọ); ấy (viên quan ấy) với ấy ( hồi ấy); nọ ( đêm nọ)
- Giống nhau: Đều dùng để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật.
- Khác nhau:
+ Nọ, ấy (BT 1,2) xác định vị trí của vật trong không gian.
+ Nọ, ấy ( BT 3) xác định thời gian.
2. Bài học 
Ghi nhớ 1 (SGK/137)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu (10 phút)
? Các từ ấy, nọ, kia ở phần I làm nhiệm vụ gì?
- Gọi HS đọc BT2/137
- Y/c 2 em lên bảng tìm chỉ từ trong câu và xác định chức vụ của chúng?
? Trong câu chỉ từ đảm nhiệm chức năng gì.
- Gv chốt ý
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/138
- Phụ ngữ sau của cụm DT
- Đọc BT2/137
Xác định và trả lời
- Phụ ngữ trong cụm danh từ, ngoài ra làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ.
- Lắng nghe
- Đọc ghi nhớ sgk/138
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU
1. Bài tập
* Bài tập 1 (SGK/137)
-Viên quan ấy
- Hồi ấy
- Làng kia 
- Nhà nọ 
=> Phụ ngữ sau của cụm DT
* Bài tập 2 (SGK/137)
- Chỉ từ trong câu (chức vụ)
a. Đó: ( chủ ngữ)
b. Đấy: ( trạng ngữ)
2. Bài học 
Ghi nhớ 2 (sgk/138)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập (10 phút)
- Gọi HS đọc BT1/138
? Tìm chỉ từ trong câu và xác định ý nghĩa, chức vụ của chúng.
- Gọi HS đọc BT2/137
- Y/c 2 em lên bảng làm bài tập.
- Gọi HS đọc BT 3
- Yêu cầu HS trao đổi theo bàn.
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc
- Trao đổi theo bàn
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1(SGK /138)
a. Hai thứ bánh ấy
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b. Đấy, đây
- Định vị sự vật trong không gian 
- Làm chủ ngữ
c. Nay
- Định vị sự vật trong thời gian 
- Làm trạng ngữ
d. Đó
- Định vị sự vật trong trong thời gian 
- Làm trạng ngữ.
2. Bài tập 2 (SGK/138,139)
Có thể thay:
a. Chân núi Sóc = đến đây, đến đó,..
b. Bị lửa thiêu cháy = làng ấy, làng đó,..
=> Viết như vậy để tránh hiện tượng lặp từ.
3. Bài tập 3 (SGK/139)
- Không thể thay thế các chỉ ấy, đó, nay được vì trong truyện cổ dân gian, ta không thể xác định được cụ thể thời gian năm ấy, năm nay, hôm đó là năm nào, hôm nào.
- Chỉ từ rất quan trọng. Nó chỉ ra sự vật thời điểm đó khó gọi thành tên giúp người đọc, người nghe định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận
d. Củng cố - luyện tập (2 phút).
? Chỉ từ là gì? nêu ví dụ 
? Trong câu chỉ từ thường giữ chức vụ gì?
e. Hướng dẫn tự học(1 phút).
- Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học.
- Đặt câu có sử dụng chỉ từ.
----------------------------------------------------
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
 Ghi chú
6A
38
Tiết 58 
 [ 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự
b. Kỹ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài cho đề bài tưởng tượng
- Kể chuyện tưởng tượng.
c. Thái độ: HS say mê, hứng thú và yêu thích môn học.
d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ 
* Tích hợp kĩ năng sống : 
- Tư duy sáng tạo: Nêu vấn đề, tìm kiếm và sử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng:
- Động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết của một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
- Thực hành có hướng dẫn: Kể lại một câu chuyện trước tập thể.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức
- Máy chiếu
- Sách thiết kế bài giảng
- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp, phương pháp động não, trình bày một phút
b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
a. Ổn định tổ chức (1 phút).
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút).
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
? Sự khác nhau giữa kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường?
c. Bài mới (38 phút).
Giới thiệu bài mới (2 phút): GV nêu yêu cầu của tiết học để dẫn vào bài
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về kể chuyện tưởng tượng (10 phút)
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
? Tưởng tượng có vai trò gì trong tự sự?
? Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng?
- Suy nghĩ – trả lời
- Suy nghĩ – trả lời
- Suy nghĩ – trả lời
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1. Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
2. Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: tưởng tượng càng lô-gic tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao.
3. Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập (26 phút).
- Gv chép đề lên bảng
- Gọi hs đọc nội dung của đề bài
? Em hãy xác định yêu cầu của đề ( thể loại và nội dung) ?
? Hãy cho biết thể loại?
? Nội dung đề là gì?
? Tìm những ý chính cho bài văn
* Tích hợp KNS (PP động não)
? Với phần MB em sẽ nêu những vấn đề gì?
? Với phần TB em sẽ nêu những vấn đề gì?
? Với phần KB em sẽ nêu những vấn đề gì?
* Tích hợp KNS (PP thực hành có hướng dẫn)
- Y/c HS viết từng phần theo dàn bài chi tiết
( phân công HS viết bài theo nhóm dãy bàn)
- GV theo dõi hoạt động của HS
- Gọi 1 số em lên bảng nói trước lớp BT mình đã chuẩn bị
- Gv nhận xét chung 
(có thể cho điểm)
- GV đưa ra 1 số đoạn văn tham khảo
* Tích hợp môi trường: 
- Gọi HS đọc đề 
? Hãy xác định thể loại, yêu cầu của đề
? MB em sẽ làm thế nào?
? TB em sẽ làm thế nào?
? KB em sẽ làm thế nào?
- Chép đề vào vở
- Đọc nội dung y/c của đề bài
- Suy nghĩ trả lời
- Thảo luận - tìm ý
- Suy nghĩ – trả lời
- Suy nghĩ – trả lời
- Suy nghĩ – trả lời
- Dãy cửa ra vào: viết đoạn mở bài. Dãy giữa: viết 1 đoạn trong phần thân bài. Dãy đối diện bàn GV: viết đoạn kết bài
- Quan sát HS thực hiện
- Lên bảng trình bày, lắng nghe, góp ý bổ sung
- Lắng nghe
- Quan sát
- Đọc đề
- Kể chuyện tưởng tượng
- Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
- Nêu lí do bị bẻ cành, ai bẻ, bẻ trong tình huống nào,...
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người
II. LUYỆN TẬP
 * Đề bài 1: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại : kể chuyện tưởng tượng
- Nội dung: Chuyến về thăm trường cũ sau 10 năm
- Cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến thăm ấy.
- Đây là đề bài tưởng tưởng, phải dựa vào sự việc thật nhưng ko nên dùng tên thật.
2. Tìm ý
a. 10 năm nữa so với hiện tại em sẽ 22 tuổi
Dự kiến, lúc ấy em là:
- SV đại học vừa tốt nghiệp
- Nếu học trung cấp thì đã đi làm
- Đi bộ đội nghĩa vụ thì đã ra quân,...
b. Em về thăm trường vào dịp nào:
- Ngày 20/11
- Ngày kỉ niệm thành lập trường
- Ngày họp lớp,...
c. Mái trưòng sau 10 năm thay đổi như thế nào?
- Trường được xây, sửa chữa lại
- Tường màu vôi
- Cây cối, vườn hoa
- Thiết bị của nhà trường,..
d. Thầy, cô giáo:
- Thầy cô giáo cũ đã dạy mình sau 10 năm có gì thay đổi (già đi, có thầy cô vẫn như xưa)
- Cuộc gặp với thầy cô chủ nhiệm, thầy cô dạy bộ môn
- Gặp thầy hiệu trưởng, bác bảo vệ, lao công
e. Cuộc gặp gỡ với các bạn
- Bạn là kĩ sư, bạn là giáo viên dạy tại trường, có bạn làm các ngành nghề khác, có bạn đi du học,...
- Cuộc gặp gờ, trò chuyện diễn ra như thế nào? (nhớ kỉ niệm cũ, lời hỏi thăm chăm sóc, những hứa hẹn)
g. Suy nghĩ của em khi chia tay:
- Cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trường, bạn bè, thầy cô giáo.
3. Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Sau 10 năm em bao nhiêu tuổi, làm gì?
- Em về thăm trường cũ nhân dịp nào? 
b. Thân bài:
* Cảnh trường lớp sau 10 năm:
- Mái trường thân yêu có thay đổi gì? có thêm, bớt đi cái gì? (cây cối, vườn hoa, nhà...)
* Cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo:
- Những thay đổi về thầy (cô) những thầy cô quen thuộc đã già, có thêm thầy cô mới.
- Em và thầy cô sẽ nói gì với nhau.
* Cuộc gặp gỡ với bạn bè
- Các bạn cùng lớp hẳn đều đã đi học đại học hoặc đi làm. 
- Cuộc hội ngộ chắc sẽ nhắc lại những kỷ niệm cũ, hỏi thăm, hứa hẹn,
c. Kết bài:
- Suy nghĩ của em khi chia tay trường.
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy.
4. Viết bài
- Mở bài: Sáng nay, tôi đi dự khai trương khách sạn của Linh, được gặp lại một số bạn lớp 6A ngày xưa, vui lắm. Tụi tôi ngồi hỏi thăm nhau không ngớt, nhất là lúc cả bọn gợi lại những ấn tượng khó quên của tuổi học trò. Khi chia tay, chúng tôi còn hẹn ngày 20 – 11 năm nay sẽ họp lại, về thăm trường cũ.
- Thân bài: Các em học sinh đồng diễn chào mừng ngày 20 – 11 hay quá ! Ngồi dự lễ, lòng tôi lúc nào cũng dậy lên niềm xúc động. Mười năm rồi còn gì, một quãng thời gian không phải là ngắn. Chính cái thời gian lặng lẽ trôi êm theo dòng đời hối hả ấy, cô Nhung - giáo viên dạy nhạc ngày nào bây giờ đã gầy hơn. Cô vẫn vui tính, vẫn dịu dàng như xưa. Còn cô Liên, ngày đó là hiệu phó bây giờ 
- Kết bài: Tôi trở lên thành phố được ba hôm rồi. Nhưng mỗi tối, trước khi ngủ, tôi lại nghĩ về cuộc hội ngộ ấy. Tôi cứ day dứt mãi vì không thường xuyên về thăm trường cũ, mái trường thân yêu nơi mà tôi đã học tập và gắn bó trong quãng thời gian bốn năm trời.
* Đề bài 2: Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.
1. Tìm hiểu đề
- Kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện)
- ND: Cây bàng bị bẻ cành, rụng lá.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài:
 - Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
b. Thân bài :
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? 
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên. 
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung). 
c. Kết bài: 
 Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
d. Củng cố - luyện tập (2 phút).
- Thế nào là chuyện tưởng tượng? 
- Tưởng tượng đem lại hiệu quả gì?
e. Hướng dẫn tự học (1 phút).
- Lập dàn ý cho đề bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó.
- Tưởng tượng con cá vàng bị nhốt trong bể cá ( hoặc) một con chim bị nhốt trong
 lồng ở một gia đình giàu có.
---------------------------------------------
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
 Ghi chú
6A
38
Tiết 59 
Hướng dẫn đọc thêm 
	Văn bản:	CON HỔ CÓ NGHĨA
 (Truyện trung đại Việt Nam- Vũ Trinh)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức. 
- Hiểu được đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đạo lý đề cao nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
b. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
- Kể lại được truyện.
c. Thái độ: GD học sinh phải biết sống có nghĩa, có tình, có trước, có sau.
d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ 
*Tích hợp kĩ năng sống:
 - KN tự nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống .
- KN giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng:
- Động não: Suy nghĩ về tình tiết và cách ứng sử của các nhân vật trong truyện Con hổ có nghĩa.
- Thảo luận nhóm: Về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức
- Thiết kế bài giảng
- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc soạn bài
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
a. Ổn định tổ chức (1 phút).
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút).
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
c. Bài mới (37 phút).
Giới thiệu bài mới (2 phút): GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK. Đây là bức tranh trong truyện “Con hổ có nghĩa”. Tác phẩm của Vũ Trinh (1759-1828) ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài (Kinh Bắc-Bắc Ninh) đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới thời lê và thời Nguyễn.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung (8 phút)
- Gọi hs đọc chú thích ¶ sgk/143.
? Hãy nêu vài nét về tác giả?
? Hãy nêu 1 vài hiểu biết của em về truyện trung đại.
- Gv chốt ý: Truyện trung đại tồn tại và phát triển trong môi trường văn học, có quy luật lịch sử bất phân (văn và sử chưa tách khỏi nhau).
- Cốt chuyện giữ 1 vị trí quan trọng.
GV:thuyết trình, bổ sung
- Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn 
ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- GV HD cách đọc: chú ý giọng đọc, kể gợi không khí li kì, cảm động
- Gv đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi hs đọc tiếp văn bản
- Y/c hs giải thích chú thích 1, 4, 6, 9 
? Văn bản thuộc thể văn gì? vì sao?
? Truyện kể về sự việc gì?
? Hai câu chuyện được ghép thành một câu chuyện ? Vì sao?
? Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
- Đọc chú thích ¶ sgk/143
- Suy nghĩ - trả lời
- Suy nghĩ - trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nghe
- Lắng nghe, theo dõi sgk
- Đọc tiếp văn bản
- Giải thích chú thích
- Truyện (có cốt truyện nhận vật thông qua lời kể)
- 2 con hổ trả nghĩa 2 con người.
- Hai truyện chung 1 chủ đề: cái nghĩa của hổ.
- 2 đoạn
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả- tác phẩm
a. Tác giả
- Vũ Trinh (1759-1828) quê huyện Lang Tài trấn Kinh Bắc.
- Ông đỗ hương cống và làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn.
b. Tác phẩm
- Truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán, ra đời vào thời kì trung đại.
- Nội dung phong phú và mang tính chất giáo huấn sâu sắc.
- Cốt truyện đơn giản, chưa có diễn biến nội tâm nhân vật.
2. Đọc - tìm hiểu chú thích.
a. Đọc
b. Chú thích (sgk/143,144)
3. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Cái nghĩa của con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
- Đoạn 2: Cái nghĩa của con hổ thứ hai đối với bác tiều.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản (20 phút)
? Hổ đực đã có hành động, việc làm gì khi đến mời bà đỡ Trần đi đỡ đẻ cho hổ cái.?
? Em có nhận xét gì về việc làm này?
? Lúc hổ cái sinh con hổ đực có tâm trạng như thế nào?
? Hổ đã đền ơn bà đỡ Trần như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách trả ơn của con hổ?
? Hổ được bác tiều cứu sống trong một tình huống như thế nào?
? Hổ đã đền ơn bác tiều như thế nào?
? Suy nghĩ của em về cách trả ơn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_ban_3_cot.doc