Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 24, Tiết 96: Luyện tập Lập luận chứng minh

Bước 2. Lập dàn ý

- Nêu luận điểm chính: Đạo lí về lòng biết ơn

- Trích dẫn câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài

TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH2. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:

1.“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự

hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.

b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh

thần- đều phải từ lao động mà có. Được hưởng thụ thành quả lao động phải

biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.

2. « Uống nước nhớ nguồn»

a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có.

« Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.

b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ

đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ

nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu

xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt

pdf9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 24, Tiết 96: Luyện tập Lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 - TIẾT 96 
Học sinh viết bài 
Cho đề văn: 
 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta 
từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý 
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ 
nguồn”. 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý : 
- Dạng nghị luận : Nghị luận chứng minh 
- Luận điểm chính cần chứng minh: đạo ly ́ về lòng biết ơn 
-Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế đời sống xưa và nay, 
trong các tác phẩm văn chương 
Tìm ý: Trả lời các câu hỏi sau 
- Đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ Uống nước nhớ 
nguồn”. Nội dung như thế nào ? 
- Tìm những biểu hiện của đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; 
Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống. 
- Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” gợi cho em những suy 
nghĩ gì ? 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
Bước 2. Lập dàn ý 
- Nêu luận điểm chính: Đạo lí về lòng biết ơn 
- Trích dẫn câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, 
uống nước nhớ nguồn 
1. Mở bài 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
2. Thân bài: 
* Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: 
1.“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
 a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự 
hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây. 
 b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh 
thần- đều phải từ lao động mà có. Được hưởng thụ thành quả lao động phải 
biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên. 
2. « Uống nước nhớ nguồn» 
 a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. 
« Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước. 
 b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ 
đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ 
nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu 
xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt. 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
*Đưa ra các luận điểm để chứng minh : 
- Từ xưa,dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn,luôn luôn biết ơn 
những người đã cho mình được hưởng những thành quả,những niềm vui sướng 
trong cuộc sống. 
- Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp 
tục giữ gìn và phát huy. 
 * Dẫn chứng: 
Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống: 
+Trong gia đình : Ngày giỗ, ngày Tết ,ngày thượng thọ,... . 
+ Lễ hội trong làng, xóm, tộc họ. 
+Nhớ ơn lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Bác Hồ. 
+Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáoVN,... trong xã hội. 
+Phong trào thanh niên tình nguyện. 
+Suy nghĩ về lòng biết ơn, đền ơn: Xây nhà tình nghĩa, xây dựng Quĩ xoá đói 
giảm nghèo, chăm sóc Bà mẹ VN anh hùng,. 
+ Những ngày gần đây..... 
* Cần phê phán, nên án những hành vi vong ân bội nghĩa... 
* Đánh giá tình cảm biết ơn các thế hộ đi trước.Bài học cho bản thân 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
3. Kết bài: 
 Nói chung, nhớ ơn người đã đem lại hạnh phúc, đem lại 
cuộc sống tốt đẹp cho ta là việc làm hiển nhiên mang đạo 
lí... Đó là bài học muôn đời... Chúng ta hãy phát huy truyền 
thống tốt đẹp đó của cha ông... 
Bước 4- Viết thành bài văn: HS tập viết từng đoạn . 
Bước 5- Đọc và sửa chữa bài: Sau khi viết xong đoạn 
phải kiểm tra toàn diện và sửa chữa trau chuốt đoạn đã 
viết. 
TIẾT 96 – LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
1/ Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn trên. 
2/ Ôn tập lí thuyết đã học. 
Ô 
www.themegallery.com 
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT, 
LUÔN MẠNH KHỎE VÀ BÌNH AN. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_khoi_7_tuan_24_tiet_96_luyen_tap_lap_luan_ch.pdf
Giáo án liên quan