Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 22

 Phần I.

 - Học sinh đọc kĩ văn bản SGK trang 60,61.

 - Học sinh xem phần chú thích trang 61,62.

 - Học sinh soạn phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 62,63 với các câu hỏi 1,2,3,4.

 Phần II. (Học sinh ghi bài vào tập bài học)

 I. Đọc và tìm hiểu chung.

 1. Tác giả.

 - Hoài Thanh - Nguyễn Đức Nguyên (1909- 1982)

 - Quê: Nghi lộc - Nghệ An

 - Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 - Là nhà giáo, nhà phê bình văn học đầy tài năng và uy tín.

 2. Tác phẩm.

Văn bản trích trong tác phẩm “Văn chương và hành động” in năm 1936

 - Thể loại.- Nghị luận văn chương.

 - Bố cục. 2 phần

 + Phần 1: Từ đầu đến “ muôn loài” => Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

 + Phần 2: “Đoạn còn lại” => Phân tích, chứng minh nhiệm vụ, công dụng của văn chương.

 II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 20/11/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG KIẾM THỨC TUẦN 22
NGỮ VĂN 7
.............
 Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 
 - Phạm Văn Đồng -
 Phần I. 
 - Học sinh đọc kĩ văn bản SGK trang 52,53.54.
 - Học sinh xem phần chú thích trang 54.
 - Học sinh soạn phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55 với các câu hỏi 1,2,3,4.
 Phần II. (Học sinh ghi bài vào tập bài học) 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1.Tác giả: Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 2. Tác phẩm : 
- Xuất xứ : Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là đoạn trích từ bài diễn văn của Phạm Văn Đồng trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ chí Minh (19/5/1970).
- Thể loại: văn nghị luận.
- Vấn đề nghị luận : Đức tính giản dị của Bác Hồ. 
- Bố cục: 2 phần
 + Phần 1: “ Điều quan trọng .... tuyệt đẹp” : nhận định về đức tính giản dị của Bác.
 + Phần 2 : “ Con người ... cách mạng ” : chứng minh đức tính giản dị của Bác.
 II. Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác” ® luận điểm của văn bản 
- Đời sống giản dị hằng ngày: Trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp. 
® thể hiện niềm tin của tác giả vào nhận định của mình và sự ngợi ca đối với Bác. 
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
 a . Giản dị trong lối sống
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
 + Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có sắp xếp tươm tất)
 + Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn  vườn hoa)
- Giản dị trong quan hệ với mọi người:
 + Viết thư cho một đồng chí
 + Nói chuyện với các cháu miền Nam
 + Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
 + Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
 + Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
 b . Giản dị trong cách nói và viết:
 - Câu nói của Bác:
 + “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
 + “ Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.
 - > Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này.
® đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân .
 Ghi nhớ :SGK/ 55 ( Học thuộc)
 III. Thực hiện phần luyện tập ( học sinh hoàn tất vào vở bài học hoặc bài tập)
 Bài 1: các em có thể sưu tầm thêm 1 số mẩu chuyện, bài thơ của các tác giả khác viết về đạo đức, tác phong của Bác.
 Bài 2: Qua bài văn, em hiểu thế nào là giản dị? Là một người học sinh, em nên làm gì để thể hiện cách sống giản dị? Hãy viết đoạn văn ngắn ( 8 đến 10 câu).
 Gợi ý: - Là sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương. Sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân, gia đình, xã hội.
- Để rèn luyện tính giản dị, chúng ta có thể làm một số việc như sau:
+ Ăn mặc, tác phong phù hợp 
+ Không đua đòi 
+ Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
+ Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.
..
Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 ( Hoài Thanh ) 
 Phần I. 
 - Học sinh đọc kĩ văn bản SGK trang 60,61.
 - Học sinh xem phần chú thích trang 61,62.
 - Học sinh soạn phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 62,63 với các câu hỏi 1,2,3,4.
 Phần II. (Học sinh ghi bài vào tập bài học) 
 I. Đọc và tìm hiểu chung.
 1. Tác giả.
 - Hoài Thanh - Nguyễn Đức Nguyên (1909- 1982)
 - Quê: Nghi lộc - Nghệ An
 - Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 - Là nhà giáo, nhà phê bình văn học đầy tài năng và uy tín.
 2. Tác phẩm.
Văn bản trích trong tác phẩm “Văn chương và hành động” in năm 1936
 - Thể loại.- Nghị luận văn chương.
 - Bố cục. 2 phần
 + Phần 1: Từ đầu đến “muôn loài” => Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
 + Phần 2: “Đoạn còn lại” => Phân tích, chứng minh nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
 II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
 1.Nguồn gốc của văn chương.
- Dẫn chứng: “một thi sĩchân mình.” → Tạo sự hấp dẫn, dẫn dắt người đọc vào tác phẩm.
- Lí lẽ: “Câu chuyệný nghĩa” → Khẳng định tính nhân văn của câu chuyện.
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
 → Quan niệm hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.
 2. Nhiệm vụ của văn chương. 
 - Văn chương phản ánh cuộc sống -> Cuộc sống muôn hình vạn trạng (rất phong phú).
 - Văn chương dựng lên những hình ảnh, những ý tưởng mà hiện tại chưa có à Con người phấn đấu biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
 3. Công dụng của văn chương.
 - Giúp người đọc có tình cảm, lòng vị tha.
 - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 - Biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên.
 => Khơi dậy trạng thái cảm xúc cao thượng cho con người. Rèn luyện thế giới cảm xúc của con người. Làm đẹp, làm hay những thứ bình thường. Các thi nhân, văn nhân làm giàu thêm lịch sử nhân loại.
Ghi nhớ: SGK/63( học thuộc)
 4. Luyện tập
	1. Hoài Thanh viết “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” Dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó
( SGK/63)
 2. Chứng minh văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc. Hãy viết đoạn văn ngắn 6- 8 câu.
.
Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
 Phần lí thuyết ( Học sinh ghi bài vào tập bài học) 
I. Mục đích và phương pháp chứng minh.
 1. Mục đích
 a.Trong đời sống
 - Khi bị nghi ngờ, hoài nghị hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề nào đóchúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
 - Khi cần chứng minh một điều ta nói là thật thì ta phải đưa ra các bằng chứng xác thực .
- Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
 b. Trong văn nghị luận
- Trong văn nghị luận để chứng minh ý kiến nào đó đúng sự thật, đáng tin cậy thì ta dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng rõ vấn đề.
2. Phương pháp chứng minh
 * Văn bản “Đừng sợ vấp ngã” 
a.- Luận điểm chính: “Đừng sợ vấp ngã”
 - Những câu văn mang luận điểm (luận điểm nhỏ):
 + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
 + Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
 b. Lập luận của bài văn
- Trong đời sống chuyện vấp ngã là thường (dẫn chứng ):
 + Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
 + Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối.
- Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, những thất bại không ngăn cản họ trở thành người nổi tiếng (dẫn chứng ):
 + Oan Đi-nây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng.
+ Lúc còn học phổ thông Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình.
 + L.Tôn-xtôi, tácgiả bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hoà bình” bị đình chỉ học đại học vì không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập.
 + Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến 5 lần trước khi đi tới thành công.
 + Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
 Ghi nhớ :SGK/ 42 ( Học thuộc)
II. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
 Đề : Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 * Bước 1: Tìm hiểu đề và tìn ý.
a. Xác định yêu cầu chung của đề.
- Đề nêu lên một tư tưởng thể hiện 
bằng một câu tục ngữ.
- Đề yêu cầu: chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
b. Tìm ý: xác định luận điểm, luận cứ, và cách lập luận
- Luận điểm: Ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
 + Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống.
 + Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều đó thì sẽ thành công.
- Luận cứ: 
 + Những dẫn chứng trong đời sống: những tấm gương nghèo vượt khó, những người lao động, vận động viên, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại
 + Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không? Nếu không theo đuổi một mục đích, một lí tưởng tốt đẹp nào đó?
- Lập luận: có 2 cách:
 + Xét về lí lẽ bất cứ việc gì dù là giản đơn nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì sẽ không làm được.
 + Xét về thực tế có biết bao tấm gương nhờ có chí mà thành công: anh Nguyễn Ngọc Ký, các vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng
 * Bước 2: lập dàn bài.
 a) Mở bài : Nêu vai trò của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết: đó là một chân lí.
 b) Thân bài :
- Xét về lí:
 + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
 + Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
 + Những người có chí đều thành công (dẫn chứng : Những tấm gương bạn bè vượt khó, vượt khổ để học giỏi
 + Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được (dẫn chứng: Nguyễn ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng viết bằng chân; những vận động viên khuyết tật )
 c) Kết bài : Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được những việc lớn.
 * Bước 3: Viết bài
 * Bước 4: Đọc bài và sửa chữa.
 Ghi nhớ :SGK/ 50 ( Học thuộc).
B. Phần thực hành ( học sinh hoàn tất vào vở bài học hoặc bài tập)
 1. Đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” và trả lời câu hỏi sgk/43.
 2. Hãy lập dàn ý cho hai đề sau:
 Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim ”.
 Đề 2 : Chứng minh tính chân lí trong bài thơ :
“ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên”.
.........................................................................
Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 I .Chuẩn bị ở nhà.
 Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “ Uống nước nhớ nguồn”
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
 - Điều phải chứng minh: lòng biết ơn những người đã tạo thành quả để mình được hưởng.
 - Yêu cầu lập luận chứng minh.
 2.Dàn ý	
 a.Mở bài :
 - Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người
 - Dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó.
 b.Thân bài :
 - Luận điểm giải thích :
 +Ăn quả, uống nước : sự thừa hưởng những thành quả vật chất, tinh thần của người đi trước để lại.
 + Kẻ trồng cây, nguồn : nơi xuất phát, nơi làm ra thành quả.
 + Vì sao “ ăn quảcây”; uốngnguồn”
 + Dẫn chứng : công ơn cha mẹ, thầy cô, tổ tiên, các lớp người đi trước.
 - Làm thế nào để thể hiện nhớ kẻ trồng cây, nhớ nguồn?
 + Các lễ hội ( DC : giỗ tổ Hùng Vương)
 +Ngày giỗ gia đình
 + Các ngày lễ tiêu biểu :
Ngày nhà giáo VN (20/11), ngày thầy thuốc VN (27/2), ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
 + Các phong trào tiêu biểu. Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng
 c.Kết bài : khẳng định luận điểm.
 - Dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó
 - Cần phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.
II.Thực hành trên lớp.
 - Xem lại dàn bài chung của bài văn nghị luận chứng minh.
 - Dựa vào dàn ý trên viết lại bài văn trên thành bài văn hoàn chỉnh (Các em làm vào giấy kiểm tra sau khi vào học nộp lại giáo viên bộ môn)
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
.............................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_7_tuan_22.doc