Giáo án Ngữ văn bài: Đây thôn Vĩ Dạ

- Hai câu trên:

+ Hình ảnh: gió, mây chia lìa

-> Tác giả đã miêu tả hai thực thể luôn gắn bó trong trạng thái chia lìa. Điều này là ngang trái, phi hiện thực và phi lí. Qua đó cho thấy, thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà bằng cái nhìn của mặc cảm. Đó là mặc cảm của một người gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với cõi đời nên nhìn đâu cũng thấy chia lìa.

-> dòng nước – buồn thiu: lặng lẽ và cô đơn mải miết trôi. Hoa bắp vô hương vô sắc

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn bài: Đây thôn Vĩ Dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: 
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Cảm nhận được lòng yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt và đầy uẩn khúc của một hồn thơ, thể hiện qua niềm tha thiết đến khắc khoải đối với cảnh vật và con người.
- Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán khá điển hình của mạch thơ.
- Chỉ ra được lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành
GVhướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình thực hiện
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài mới
Hoạt động dạy – học
Nội dung cần đạt
HS đọc phần tiểu dẫn và phát biểu những nét chính về Hàn Mặc Tử.
GV nhấn mạnh một vài điểm đáng chú ý.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
Xét về mặt hình thức, bài thơ này có điều gì đạc biệt?
Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu?
Sau câu hỏi mở đầu tác giả miêu tả điều gì?
Cảnh được miêu tả ở đây không phải là cảnh thực mà chỉ là những ấn tượng của nhân vật trữ tình, do đó nó mang tính bất định cao, hãy tìm những chi tiết thể hiện sự bất định đó.
Em có nhận xét gì về hình ảnh và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu khổ hai?\
Em có nhận xét gì về hình tượng trăng ở đây?
Hình tượng trăng có ý nghĩa gì đối với tâm trạng và hoàn cảnh của thi nhân?
Khi đối diện với trăng thi nhân mang tâm trạng gì?
Em có nhận xét gì về nhịp điệu và hình ảnh thơ trong khổ thơ cuối?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của thi nhân trong câu thơ kết?
Cảm nhận của em về khổ thơ?
Nhận xét của em về bài thơ, về sự vận động tâm trạng của cái tôi trữ tình?
I. Tìm hiểu chung
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí; quê quán: Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
- Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được gợi hứng từ một kỉ niệm buồn của thi sĩ.
II. Đọc hiểu
1. Hình thức đặc biệt của bài thơ
- Bài thơ có ba khổ và mỗi khổ đều có một câu hỏi tu từ (có người cho rằng mỗi khổ thơ là một câu hỏi đầy khác khoải)
- Trong mỗi khổ thơ đều dùng đại từ phiếm chỉ “ai”: vườn ai, thuyền ai, ai biết tình ai
=> Điều này cho thất bài thơ đã thể hiện một tâm trạng băn khoăn, hoài nghi về một điều gì đấy được thể hiện một cách mơ hồ, không xác định. Vì vậy không thể tiếp cận bài thơ này như một bài thơ tả cảnh. (thực chất bài thơ là một lời độc thoại nội tâm)
2. Phân tích
a. Khổ 1
- Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi đặc biệt gần như vô định nhưng thực chất là cách cái tôi trữ tình tự phân thân để chất vấn và bộc lộ tâm trạng của mình.
- Câu hỏi vừa như hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhở
- Sau câu hỏi mở đầu là những ấn tượng về cảnh vật thôn Vĩ
+ Nắng hàng cau nắng mới lên: gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.
+ Vườn: mướt quá vừa là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mởn mởn xanh tươi vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa. Hình ảnh so sánh xanh như ngọc gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát
- Hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền: thể hiện mối quan hệ người - cảnh -> gợi vẻ đẹp kín đáo, e ấp. Giọng điệu trữ tình khác quan càng khiến ý thơ thêm giàu chất mộng. Nhưng đằng sau đó hình ảnh này cũng gợi lên cảm giác về sự ngăn cách giữa người và cảnh.
- mướt quá: vừa là sự cực tả tính chất của cảnh vật nhưng đồng thời cũng thể hiện cảm giác chới với của nhân vật trữ tình khi đối diện với một điều gì đó xa vời
- vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.
Cảnh vật hiện lên trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng và e ấp nhưng cũng có vẻ hờ hững, vô tình điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt.
b. Khổ 2
- Hai câu trên: 
+ Hình ảnh: gió, mây chia lìa
-> Tác giả đã miêu tả hai thực thể luôn gắn bó trong trạng thái chia lìa. Điều này là ngang trái, phi hiện thực và phi lí. Qua đó cho thấy, thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà bằng cái nhìn của mặc cảm. Đó là mặc cảm của một người gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với cõi đời nên nhìn đâu cũng thấy chia lìa.
-> dòng nước – buồn thiu: lặng lẽ và cô đơn mải miết trôi. Hoa bắp vô hương vô sắc
+ Nhịp điệu: 3/4 (thay vì 2/2/3), mỗi đối tượng bị cắt đôi trong một khuôn nhịp riêng biệt, làm nổi bật sự chia lìa xa nhau. Nhịp thơ cắt đôi tựa như sự chia rẽ, chia phôi ngang trái.
- Hai câu sau: 
+ Hình tượng trăng: sông trăng, thuyền trăng gợi không khí mơ hồ huyền ảo, đẹp một cách thơ mộng.
+ Trong khổ thơ này mọi hình ảnh đều gợi sự phiêu tán chia lìa, tất cả như đang rời bỏ chốn này mà đi. Điều này khiến cho thi nhân với tâm hồn nhạy cảm thấy mình như đang bị bỏ rơi và trăng xuất hiện như là một niềm an ủi, một điểm tựa của tâm hồn. Trăng lúc này như niềm hy vọng duy nhất của thi nhân.
Tuy nhiên đối diện với trăng thi nhân vẫn mang một tâm trạng bất an. Thuyền ai gợi sự mơ hồ, xa lạ không thể sở hữu. Một chữ kịp khiến cho khoảng thời gian tối nay càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân.
Cảm giác phấp phỏng, lo âu, khắc khoải tràn ngập ý thơ.
c. Khổ 3
- Nhịp thơ: gấp gáp, khẩn khoản hơn; dường như sự khác khoải, bấy an và hoài nghi trong lòng người đã biến thành nhịp điệu.
- Hình ảnh: khách đường xa, áo em trắng quá
-> khách đường xa lặp lại hai lần, lần sau mất chữ mơ khiến thanh âm trở nên khô lạnh, chói gắt, hình ảnh thơ trở nên trần trụi.
-> chữ quá trong câu thơ thứ hai như nghẹn ngào, như xót xa nuối tiếc. 
-> Hình ảnh sương khói hiện hữu chiếm lĩnh ý thơ.
Bóng người tan vào sương khói như một ảo ảnh. Cái tôi trữ tình đau đớn xót xa trước một sự thật quá phũ phàng.
- Câu thơ kết: từ ai lặp lại hai lần, tạo thành một câu hỏi tha thiết mà xót xa của một tâm hồn đang khao khát yêu đương, khao khát sự đồng điệu đồng cảm. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm trạng bất an, hoài nghi cùa cái tôi trữ tình. Đó là cái hoài nghi của một tâm hồn yêu đời, yêu sống.
=> Khổ thơ bao trùm một màu trắng lạnh loẽ của ảo ảnh, của sương khói gợi cảm giác huyền hồ bất định.
III. Kết luận
- Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn luôn khao khát hướng về cuộc đời, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất
- Sự vận độn của tâm trạng: đi tìn cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìn sự đồng cảm đồng điệu của cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên đắm say rồi nguội lạnh, băng giá, mộng rồi lại tỉnh. Đó là cái logic vận động trong tâm trạng của một cái tôi trữ tình ham sống và yêu đời.

File đính kèm:

  • docBai_1_Dan_so_20150726_024229.doc