Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộ trong một tác phẩm văn học trung đại.

 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng :

 - Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả văn học trung đại.

3. Thái độ : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Tranh ảnh.

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn.

 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan, gợi mở.

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy phân tích hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6 	 	Ngày soạn: 13/09/2015
Tiết thứ: 26 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Việc tạo từ ngữ mới.
 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 2.Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
 3. Thái độ: 
 Giáo dục thêm yêu thích TV.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Tư liệu về từ vựng.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
* Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp,...
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Làm thế nào để phát triển từ vựng TV ? Có mấy phương thức chuyển nghĩa ?
- GV cho HS làm BT3 (Tr 57)
(-> chuyển nghĩa -> ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ).
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: 
- GV nêu yều cầu ở phần 2 .
-Hỏi: Nêu nghĩa mỗi cụm từ vừa tìm được?
-GV nhận xét và chốt lại nghĩa cho HS ghi.
-GV nêu yều cầu ở phần 2 cho HS theo dõi ở SGK/73
-Hỏi: Trong thực tế kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên được gọi là gì?
-Hỏi: Kẻ ăn cắp thông tin trên máy tính?
-Câu hỏi thảo luận: Qua hai phần tìm hiểu, từ vựng được phát triển bằng cách nào? Mục đích phát triển đó?
-GV cho HS ghi kết luận sau khi cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
Cho HS đọc từ Hán Việt trong ví dụ 1 SGK/73. (phân rõ từ đơn, ghép)
-GV cho HS đọc nhẩm và đáp ứng yêu cầu 2
-Hỏi: Trong vốn từ lại có thêm từ mới, vậy tạo thêm từ mới bằng cách nào? Những từ đó mượn của nước nào?
-Hỏi: Trong 2 loại của tiếng Hán và tiếng các nước khác, loại nào nhiều?
-Hỏi: Tìm các từ mượn tiếng nước ngoài trong TV?
-GV cho HS hệ thống kiến thức: phát triển từ vựng bằng những cách nào? Mục đích gì?
Hoạt động 3:
Bài 1: GV chia nhóm cho HS làm bài tập 1 tại chỗ
-GV cho HS sửa chữa và kết luận
Bài 2: GV chia nhóm trong 3 phút lên bảng.
Bài 3: GV gọi 2 HS lên bảng làm.
Bài 4: GV cho HS thảo luận cho ý kiến từng nhóm
-GV chốt.
-HS đọc mục I.1.
-HS phát biểu ý kiến nêu cách hiểu nghĩa của mình.
-HS trả lời
-HS chốt lại ghi nhớ
-HS tìm những từ Hán Việt.
-HS theo dõi và trả lời
a) AIDS đọc là “ết”.
b) ma – két – tinh.
à những từ này mượn của tiếng Anh.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS chia nhóm để làm bài tập 1
-Từng nhóm trả lời, HS nhận xét.
-HS chia nhóm để làm bài tập 2
-HS làm bài 3. 2 HS lên bảng làm bài.
-HS thảo luận nhóm và phát biểu.
-HS nhận xét.
I. Tạo từ ngữ mới:
1. Mẫu: X + Y (X và Y là các từ ghép)
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến, có kích thước nhỏ, có thể mang theo người, đc sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sơ cho thuê bao.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, đc pháp luật bảo hộ.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc SX, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu KT: Khu vực dành riêng để thu hút von và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
2. Mẫu: X + tặc (X là từ đơn)
- Lâm tặc: những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Không tặc: những kẻ chuyên cướp trên máy bay.
- Hải tặc: những kẻ chuyên cướp trên tàu biển.
- Gian tặc, gia tặc, nghịch tặc,
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1. Các từ Hán Việt là:
a) Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2. Các từ:
a) AIDS đọc là “ết”.
b) ma – két – tinh.
à những từ này mượn của tiếng Anh.
* Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- X + trường: chiến - , công -, nông -, ngư –, thương -,
- X + hoá: ôxy -, cơ giới -, điện khí -, công nghiệp -,
- X + điện tử: thư -, chính phủ -,
Bài tập 2:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác LĐ hoặc kĩ thuật nhất định. 
- Cầu truyền hình, Cơm bụi, Công viên nước, Đường cao tốc, Thương hiệu,
Bài tập 3:
- Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, nô lệ, tô thuế, phê bình, phê phán.
- Ngôn ngữ Âu: các từ còn lại
Bài tập 4:
Từ vựng của một ngôn ngữ cần thay đổi để phù hợp sự phát triển của xã hội.
Cách phát triển: về nghĩa, về số lượng (tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ)
4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ, làm BT còn lại. Tiết sau học: Thuật ngữ.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết thứ: 27,28: 
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộ trong một tác phẩm văn học trung đại.
 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kĩ năng : 
 - Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Tranh ảnh.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn. 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan, gợi mở...
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy phân tích hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:
Tên tự, biệt hiệu, quê quán, g/đ ND có điều gì đáng lưu ý ?
Thời đại XH mà ND sống là khoảng thời gian nào ? Có đ/điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp VH của ông hay không ?
Về cuộc đời và con người nhà thơ, có những điều gì cần lưu ý ?
Những t/p chính của Nguyễn Du ? Chữ Hán ? Chữ Nôm ?
Hoạt động2: 
[?] Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều ?
ND có hoàn toàn sáng tạo ra Truyên Kiều ? Ông dựa vào t/p nào ? Của ai ? Ở đâu ? Vậy Truyện Kiều có phải là t/p phiên dịch hay không ? Giá trị của nó ở đâu ?
GV gọi HS đọc SGK. Sau đó cho HS tóm tắt ngắn gọn theo từng phần.
Em hãy cho biết giá trị nội dung của “Truyện Kiều” ?
[?] Truyện Kiều đã đề cao điều gì? Em hãy chứng minh điều đó?
- Tình yêu tự do: mối tình Kim - Kiều giữa xã hội phong kiến.
- Khát vọng công lí: Từ Hải anh hùng hảo hán, ngang tàng một mình dám chống lại xã hội
- Phong cách đẹp: Thuý Kiều: đẹp, tài – sắc, thông minh, lòng hiếu thảo Từ Hải hiện thân của đức thủy chung, lòng nhân ái
[?] Nêu giá trị về nghệ thuật của Truyện Kiều ?
HS đọc ghi nhớ
HS trả lời.
Cuối TK XVIII đầu TK XIX hết sức sôi động, bão táp.
HS trả lời.
HS trả lời.
Truyện Kiều (còn có tên là Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. 
HS tóm tắt ngắn gọn theo từng phần.
+ Giá trị nhân đạo
- Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phong cách cao đẹp của con người.
+ Giá trị hiện thực
- Là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
HS trả lời.
- Đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu Nguyễn Du (1765-1820):
1. Tên tự: Tố Như, hiệu Thanh Hiên; quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; gđ quí tộc có truyền thống VH
2. Thời đại XH: Cuối TK XVIII đầu TK XIX hết sức sôi động, bão táp: chế độ pk khủng hoảng trầm trọng
Thời đại XH đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp và tâm hồn, tính cách ND.
3. Cuộc đời và sự nghiệp của ND: 
a) Giai đoạn thơ ấu và thanh niên: Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi 
b) Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi
c) Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn 
d) Hiểu biết sâu rộng cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”.
4. Tác phẩm:
a) Chữ Hán: Các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm (thơ chữ Hán ND: 243 bài).
b) Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,
II. Giới thiệu Truyện Kiều:
1. Truyện Kiều (còn có tên là Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. Cốt truyện không phải của ND mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – một nhà văn Trung Quốc sống ở đời nhà Thanh.
2. Tóm tắt tác phẩm:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a) Giá trị nội dung: 
+ Giá trị nhân đạo
- Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phong cách cao đẹp của con người.
+ Giá trị hiện thực
- Là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
b) Giá trị nghệ thuật
- Truyện Kiều là một kiệt tác, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài.
- Ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc, trong sáng mĩ lệ và rất dồi dào sắc thái biểu cảm.
* Ghi nhớ: Sgk
4. Củng cố:
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, tập tóm tắt lại Truyện Kiều. Soạn bài “ Chị em Thuý Kiều” (trích Truyện Kiều)
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 29: 
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích truyện Kiều)
 (Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Biện pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
 - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẽ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
 - Theo diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
 - Phân tích được một sự chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho biện pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
3. Thái độ : Giáo dục cho học sinh giá trị thẫm mĩ của văn chương và trân trọng cái đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Tranh ảnh.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn. 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của t/p.
- Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều là gì ?
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Giọng đọc trang trọng rõ ràng. Chú ý các câu có nhịp thơ 4/4, 3/3. GV đọc diễn cảm mẫu đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” đc phân chia bố cục ntn ?
Hoạt động 2: 
Em hãy đọc lại 4 câu thơ đầu.
Nhận xét đặc điểm chung của hai chị em mà t/g đã có ý giới thiệu như muốn định hướng cho người đọc ?
GV gọi HS đọc 4 câu tiếp theo.
Chân dung Thúy Vân có đặc điểm gì ? T/g đã dùng biện pháp ng/th nào để miêu tả ?
Các động từ “thua, nhường” nói lên điều gì ?
GV gọi HS đọc 12 câu tiếp theo.
Chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm gì giống và khác nhau ?
Thúy Kiều có những tài năng gì?
Em hãy nhận xét khái quát về nếp sống sinh hoạt của chị em Kiều – Vân.
Cho HS đọc ghi nhớ.
HS đọc diễn cảm đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
HS trả lời.
Đọc lại 4 câu thơ đầu.
HS nhận xét đặc điểm chung của hai chị em.
HS đọc 4 câu tiếp.
HS trả lời.
Báo hiệu cuộc đời sau này của Thúy Vân sẽ yên ả, bình lặng.
HS đọc 12 câu tiếp.
Điểm giống nhau giữa hai chân dung hai chị em là ở chỗ biện pháp ẩn dụ-nhân hóa.
Điểm khác nhau là ở chỗ tả Thúy Kiều với số câu dài gấp ba lần số câu tả Thúy Vân, dùng Vân để làm nổi bật Kiều – n/vật trung tâm của truyện.
HS trả lời.
HS nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc, tìm hiểu khái quát đoạn thơ:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu bố cục:
-Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều.
-Bốn câu tiếp: tả vẻ đẹp Thúy Vân.
-Mười hai câu tiếp: tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
II. Phân tích chi tiết:
1. Chân dung chị em Thuý Kiều: (4 câu đầu)
Đó là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, nhưng “mỗi người một vẻ”, cốt cách tao nhã, thanh khiết như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết.
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân (4 câu tiếp):
- T/g tả vẻ mặt, khuôn mặt, màu da, mái tóc, nét lông mày, mỗi thứ một đặc điểm, hình dáng, màu sắc phù hợp và khác nhau.
- Biện pháp ng/th mà nhà thơ sử dụng để tả chân dung Thúy Vân chính là ẩn dụ – nhân hóa. Dùng vẻ đẹp thiên nhiên để nói vẻ đẹp con người: trăng, hoa, mây, tuyết vừa tả trực tiếp vừa nhân hóa thể hiện vẻ đẹp trang trọng, quí phái, đẹp hiền hòa của Thúy Vân.
- Báo hiệu cuộc đời sau này của Thúy Vân sẽ yên ả, bình lặng.
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp):
- Điểm giống nhau giữa hai chân dung hai chị em là ở chỗ biện pháp ẩn dụ-nhân hóa.
- Điểm khác nhau là ở chỗ tả Thúy Kiều với số câu dài gấp ba lần số câu tả Thúy Vân, dùng Vân để làm nổi bật Kiều – n/vật trung tâm của truyện. Biện pháp so sánh đc sử dụng triệt để nhằm k/định sự vượt trội của Kiều. Đặc điểm chung nổi bật nhất của Kiều là sắc sảo, mặn mà. Hai từ “ghen, hờn” đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương, bất hạnh do tạo hóa ghen hờn.
- Trí tuệ thông minh trời phú. Cầm, kì, thi, họa nàng đều giỏi.
4. Nếp sống thường ngày của chị em Kiều:
Nếp sống của hai chị em con gái họ Vương ở Bắc Kinh này thật phong lưu, quí phái, thật là êm đềm, đoan chính, kín đáo, gia phong.
* Ghi nhớ: Sgk.
 4. Củng cố: 
 GV cho HS đọc Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ, học thuộc lòng đoạn trích. Soạn bài “ Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều)
 IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 30 
CẢNH NGÀY XUÂN
 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
 - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
 2. Kĩ năng: 
 - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
 - Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
 - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
 3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng say mê khám phá cái hay cái đẹp của VB
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn. 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:)
- Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
- Bút pháp chủ yếu của ND sử dụng để tả chân dung hai chị em Thúy Kiều là gì ? Xem hai bức chân dung, người đọc có thể đoán đc số phận tương lai cuộc đời 2 người ntn ?
(Bút pháp ẩn dụ – nhân hóa)
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
HĐ1: 
-Gv: Nêu cách đọc VB: nhẹ nhàng, say sưa, chú ý vào cách ngắt nhịp cho phù hợp.
-Gv: đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi HS đọc tiếp và tìm hiểu các chú thích 2, 3, 4.
Hỏi: so với đoạn trích Chị em Thuý Kiều đoạn này nằm ở vị trí nào?
Hỏi: Theo em nội dung chính của đoạn trích là gì?
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? 
HĐ2: 
-Gọi HS đọc 4 câu đầu.
Hỏi: Hai câu đầu gợi tả điều gì ? Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc ?
Hỏi: Hai câu sau gợi cho em cảm giác gì ?
- Gọi HS đọc tiếp 8 câu thơ tiếp.
Hỏi: Cảnh người người đi dự lễ, chơi hội đc tả ntn ?
Gọi HS đọc 6 câu cuối.
Hỏi: Cảm nhận của em về cảnh vật cuối chiều xuân khi ba chị em Kiều dan tay ra về ? Trong các từ láy, từ nào gợi tả tâm trạng rõ nhất ?
Cho HS đọc ghi nhớ.
- Nghe.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS Phát biểu nội dung.
- 3 phần.
HS đọc 4 câu đầu.
HS liên tưởng, phát biểu.
Gợi cảm giác cảnh mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
HS đọc.
HS trả lời.
HS đọc 6 câu cuối.
Trong các từ láy thì từ “nao nao” là từ dùng đạt nhất
- Đọc ghi nhớ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc, hiểu chú thích:
2. Xuất xứ:
Sau đoạn tả “Chị em Thuý Kiều”.
3. Đại ý:
Đoạn trích tả cảnh chị em Thuý Kiều chơi xuân trong tiết thanh minh.
4. Bố cục: 3 phần
- 4 câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
- 8 câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội đạp thanh trong tiết th/minh (3/3ÂL).
- 6 câu cuối: Cảnh chị em thơ thẩn dan tay ra về.
II. PHÂN TÍCH:
1. Khung cảnh mùa xuân: (4 câu đầu)
- Hai câu đầu gợi tả cảnh mùa xuân theo cách riêng. Hình ảnh “con én đưa thoi” là một ẩn dụ, nhân hóa. Hình ảnh đó gợi lên thời gian trôi rất nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh, cảm giác nuối tiếc thời gian.
- Hai câu sau là bức tranh màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh mát dịu đó, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, gợi cảm giác cảnh mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân: (8 câu tiếp)
-Cảnh ngày tết thanh minh (3/3) có 2 hoạt động cùng diễn ra: lễ tảo mộ – viếng mộ, sửa sang, quét dọn, đắp điếm, thắp hương, lễ bái, khấn nguyện trước các phần mộ của người thân; Hội đạp thanh (giẩm lên cỏ xanh) du xuân, chơi xuân nơi đồng quê.
-Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức. Người ta vừa đi vừa rắc những thoi vàng vó” (vàng giấy hàng mã), đốt tiền giấy để cúng những linh hồn đã khuất.
3. Cảnh ba chị em Kiều ra về:
Cảnh chị em Kiều thơ thẩn dan tay ra về trong buổi chiều xuân tà tà đc nhà thơ tả một cách yểu điệu, tha thướt, trữ tình hơn. Trong các từ láy thì từ “nao nao” là từ dùng đạt nhất.
* Ghi nhớ: Sgk.
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ, học thuộc lòng đoạn trích. Soạn bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều)
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	KÍ DUYỆT: 14/09/2015
	TT
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 6.doc
Giáo án liên quan