Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Vi Thị Thơm

Văn bản tự sự Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.

Mục đích biểu hiện con người quy luật đời sống bày tỏ thái độ

Văn bản miêu tả Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, liên tưởng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

Văn bản biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội sự vật.

Văn bản thuyết minh Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn với chúng

Văn bản nghị luận Trình bày, tư tưởng chủ trương quan điểm của con người đối với TN, XH, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận t phục.

Văn bản điều hành (hành chính công vụ) Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của các nhân tập thể đối với cơ quan quản lí hay ngược lại bày tỏ yêu cầu quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Vi Thị Thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n: 33 Ngày soạn: 23/04/2016
Tiết PPCT: 161- 162 Ngày dạy: ..../...../2016 
 Văn bản: BẮC SƠN (Trích hồi bốn)
 Nguyễn Huy Tưởng 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc trưng cơ bản của kịch	
- Khí thế cách mạng của khởi nghĩa Bắc Sơn.
- Nghệ thuật viết kịch của tác giả.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ: Có kỹ năng phân tích thể loại kịch 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 9A2: SS.Vắng.(.)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
3. Bài mới: Kịch là một loại hình Văn học đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch... Vở kịch Bắc Sơn và tác giả phần chú thích (Trang 164).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
- Dựa vào SGK, giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm.
- Xuất xứ? Thể loại?
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- GV cùng HS đọc toàn bộ đoạn trích. GV nhận xét cách đọc. 
-Chú thích 1,2,3,4,6,8,9 - Bố cục của văn bản?
* G/V: Giới thiệu vị trí của những lớp kịch được trích học:
?H/S tóm tắt ND của đoạn trích học?
(Đèn chiếu nội dung này)
- Có mấy lớp kịch trong hồi 4?
*Đây là loại hình Văn học học sinh được học ít trong chương trình. G/V cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn nhữ trực tiếp và hành động của nhân vật.
Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.
Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?
?Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật nào? trong đoạn trích?
Trong hồi bốn có một tình huống nào em thẩy căng thẳng bất ngờ? có bộc lộ rõ xung đột kịch không?
Hành động kịch được bộc lộ qua những nhân vật nào?
Được bộc lộ ntn? Nhân vật nào bộc lộ rõ nhất diễn biến nội tâm?
TIẾT 162
*Phần này G/V ghi ra giấy trong đèn chiếu cho H/S quan sát.
*G/V: Nêu những nét chính về nhân vật Thơm: Thơm là vợ Ngọc một nho lại trong bộ máy cai trị của TD Pháp đã quen với cuộc sống an nhàn , được chiều chuộng cô đứng ngoài phong trào khởi nghĩa của ND. Mặc dù cha và em trai là những người tích cực tham gia K/N cả khi lực lượng CM bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm vô cùng ân hận và càng bị dày vò khi biết Ngọc làm tay sai cho địch...
Qua hai lớp kịch thể hiện rõ Thơm đối thoại với những nhân vật nào?
?Khi có tình huống xảy ra, tâm trạng của Thơm ntn?
?Cuối cùng cô đã quyết định thế nào?
?Thơm là con người có phẩm chất gì đáng quý?
?Nhận xét cách xây dựng tình huống và tổ chức đối thoại của TG?
Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với Ngọc (chồng)?
Cô có sự chuyển biến như thế nào trong hai lớp kịch mà TG xây dựng?
Thơm đã nhận ra Ngọc là người ntn?
Sự quyết định của cô, em thấy ntn?
TG muốn gửi gắm 1 điều gì qua nhân vật Thơm(trong những lúc CM bị đàn áp khốc liệt, CM vẫn không bị tiêu diệt và thức tỉnh được cả quần chúng).
Qua việc phân tích từ 2 lớp kịch: Thơm, Thái, Cửu. Thơm, Ngọc. 
Em có nhận xét gì về nhân vật Ngọc, Thái, Cửu?
Vì sao em hiểu rõ được các nhân vật như vậy?Học sinh đưa ra VD cụ thể về:
+Tình huống kịch.
+Ngôn ngữ đối thoại
+Bộc lộ nội tâm nhân vật.
Gv hướng dẫn HS tổng kết
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv hướng dẫn HS tổng kết
Nắm nội dung, kể tóm tắt tác phẩm. Nhớ những đặc trưng cơ bản của tác phẩm kịch
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê ở Hà Nội, viết văn từ trước 1945
- Sáng tác đề cao tinh thần dân tộc và cảm hứng lịch sử. Là nhà văn chủ chốt của văn học cách mạng
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Sáng tác 1946
b. Thể loại: Kịch ( Xem SGK/165)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: ( Xem SGK/165)
- Tóm tắt lớp I
- Phần trích học lớp II và lớp III.
b. Phân tích:
b1. Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích.
- Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
® Được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ Thơm, bà cụ Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.
® Xung đột kịch trong hồi bốn còn được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng.
- Hành động kịch: Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.
® Cụ thể: Hành dộng kịch qua những lời đối thoại của Thơm với Thái, Cửu, của Thơm với Ngọc; Qua diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm.
b2. Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Thơm: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. 
- Thơm (hốt hoảng chạy vào) làm thế nào, hai ông? (cuống quýt gần như khóc)
- Thơm: Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây...
®Đặt nhân vật vào một xung đột có tình huống, bộc lộ rõ tâm trạng và hành động của nhân vật
®Nổi rõ tính cách của nhân vật Thơm: Hành động dứt khoát đứng hẳn về phía CM .
* Thơm, Ngọc:
- Thơm: rũ rượi, buồn bã
- Thơm: Vui vẻ
- Thơm (nhìn trộm chồng, sốt ruột) Thế nào có đi không?
® Sự nghi ngờ Ngọc khiến cô luôn dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật.
® Cô nhận ra bộ mặt thật của Ngọc là bán nước hại dân, cô sốt ruột muốn bảo toàn những người cách mạng trong ngôi nhà của mình.
=> Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thứuc, đến hành động đứng hẳn về phía cách mạng.
b3. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
* Ngọc: Thể hiện rõ bản chất việt gian bán nước. Nuôi tham vọng ngoi lên địa vị, tiền tài. Cố tình che giấu bộ mặt thật với Thơm.
* Thái, Cửu: Bình tỉnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin cho Thơm, là những người cách mạng kiên trung.
Þ Qua nghệ thuật: Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau®bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
3. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk
* Nghệ thuật:
- Tạo tình huống, xung đột kịch. Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.
* Nội dung: Xung đột giữa cách mạng và Việt gian.
* Ý nghĩa văn bản:
Văn bản là sự khẳng định thuyết phục của chính nghĩa.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nắm nội dung, kể tóm tắt tác phẩm. Nhớ những đặc trưng cơ bản của tác phẩm kịch
* Bài mới: Chuẩn bị “Tôi và chúng ta”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
	*****************************
Tuần: 33 Ngày soạn: 19/04/2016
Tiết PPCT: 163- 164 Ngày dạy: 25/04/2016 
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm vững kiến thức về các thể kiểu loại văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học	
 - Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và các thể loại văn học.
2. Kĩ năng: - Tổng hợp hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
 - Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
 - Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
 - Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài
3. Thái độ: Có kỹ năng phân tích thể loại văn bản, ôn tập 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1P): Kiểm diện HS 
- Lớp 9A2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(................................................) 
2. Kiểm tra bài cũ (2P) : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
3. Bài mới (42P): Tiết 163
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HỆ THỐNG HÓA CÁC KIỂU VĂN BẢN
- Giáo viên dùng bảng phụ.
- Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu loại văn bản? Mỗi loại cho ví dụ minh hoạ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thưởng điểm cho học sinh trả lời tốt.
I. HỆ THỐNG HÓA CÁC KIỂU VĂN BẢN:
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Ví dụ
Văn bản tự sự
Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
Mục đích biểu hiện con người quy luật đời sống bày tỏ thái độ
- Bản tin báo chí.
- Bản tường thuật, tường trình, lịch sử 
- Tác phẩm VHNT (truyện, tiểu thuyết.)
Văn bản miêu tả
Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, liên tưởng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn tả cảnh, tả người tả sự vật.
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
Văn bản biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội sự vật.
Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn.
Văn bản thuyết minh
Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn với chúng
- Thuyết minh sản phẩm.
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học
Văn bản nghị luận
Trình bày, tư tưởng chủ trương quan điểm của con người đối với TN, XH, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận t phục.
- Cáo, kịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá
Văn bản điều hành (hành chính công vụ)
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của các nhân tập thể đối với cơ quan quản lí hay ngược lại bày tỏ yêu cầu quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.
- Đơn từ, báo cáo, đề nghị.
- Biên bản, tường trình, thông báo, hợp đồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
SO SÁNH CÁC KIỂU VĂN BẢN 
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Tự sự khác miêu tả như thế nào?
Nhóm 2: Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
Nhóm 3: Nghị luận khác với điều hành ở chỗ nào?
Nhóm 4: Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
 Các văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiên.
PHÂN BIỆT CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự giống và khác như thế nào?
Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự? 
Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
 GV hướng dẫn
TIẾT 164 (45P)
 Em hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
 Các kiểu văn bản đó có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?
- Hstl- Gvkl:
Các kiểu văn bản đó không thể thay thế cho nhau được vì:
+ Khác nhau về phương thức biểu đạt
+ Khác nhau về hình thức thể hiện.
+ Mục đích sử dụng cũng khác nhau:
Các hình thức biểu đạt trên có thể phối hợp cho nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Cho ví dụ.
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì:
+ Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận và ngược lại.
+ Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản nào lại thuần chủng một cách cực đoan.
Em hãy so sánh kiểu văn bản và thể loại của các văn bản trên?
Tìm hiểu tính tích hợp trong tậplàm văn
 Theo em phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau ntn?
LUYỆN TẬP 
Thực hiện phần luyện tập
Gv chép đề bài lên bảng. Gv chia lớp thành các nhóm học tập và thực hiện các bài tập trong sgk.
Đại diện các nhóm trình bày và gv nhận xét bổ sung thêm để được hoàn chỉnh
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn
II. SO SÁNH CÁC KIỂU VĂN BẢN :
1. Tự sự: 
- Trình bày chuỗi các sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
2. Thuyết minh: Trình bày những đối tượng thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan.
3. Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
4. Điều hành: Hành chính.
5. Biểu cảm: Cảm xúc.
=> Các văn bản trên có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể.
III. PHÂN BIỆT CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN:
1. Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự
- Giống: Kể sự việc.
- Khác:	
+ Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức.
+ Thể loại tự sự đa dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng)
 Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
- Khác nhau:	
+ Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ)
3. Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
a. Văn bản thuyết minh:
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm phương pháp thuyết minh ® giải thích.
b. Văn bản tự sự: Trình bày sự việc. Sự việc, nhân vật. Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định.
c. Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò. Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. Hệ thống lập luận. Kết hợp miêu tả, tự sự.
* Sự giống và khác nhau của các kiểu văn bản:
- Tự sự - Miêu tả. - Biểu cảm. - Thuyết minh. - Nghị luận. - Điều hành công vụ.
] Điểm khác nhau cơ bản của các loại văn bản trên là:
+ Khác về phương thức biểu đạt.
+ Khác về hình thức thể hiện.
* Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau, vì:
 Khác nhau về phương thức biểu đạt, thể hiện, mục đích sử dụng, yếu tố cấu thành.
* Phương thức biểu đạt
Các phương thức trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể.
Tự sự: Để nắm được diễn biến sự việc, sự kiện.
Miêu tả: Để đảm nhận được các sự việc, hiện tượng.
Biểu cảm: Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự việc, hiện tượng.
Thuyết minh: Để nhận thức được đối tượng.
Nghị luận: Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó.
Hành chính công vụ: Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật.
+ Các yếu tố cấu thành cũng khác nhau:
Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc, sự kiện.
Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo.
Biểu cảm: Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng.
Thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu) về đối tượng.
Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
Hành chính công vụ: Trình bày theo mẫu.
* So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:
+ Giống nhau:
- Các kiểu văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó
 Ví dụ:
Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
+ Khác nhau:
- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
- Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản
- Trong thể kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản.
*Tính tích hợp trong tập làm văn
- Phần tập làm văn cung cấp tri thức về đặc điểm chung cơ bản của các kiểu văn bản và cách làm các kiểu văn bản ấy.
- Phần văn học sẽ giúp hs đọc hiểu các văn bản đa dạng thể hiện các kiểu văn bản trên về: phương pháp kết cấu, diễn đạt
- Đọc nhiều văn bản sẽ giúp hs có các viết tốt
III. LUYỆN TẬP:
Đề bài
1/ Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
2/ Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn thcs mà em yêu thích.
3/ Chuyển đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương thành một đoạn đối thoại.
4/ Dựa vào đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương, hãy viết đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của Trương Sinh.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn
E. RÚT KINH NGHIỆM:
	**********************************
Tuần: 33 Ngày soạn: 23/04/2016
Tiết PPCT: 165 Ngày dạy: 26/04/2016 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần tiếng Việt 	
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 	- Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
1. Từ loại
- Tính từ.
Số câu
Số điểm
1
 0.5
1
 0.5
2. Các thành phần câu
- Khái niệm và xác định khởi ngữ.
- Khái niệm thành phần cảm thán.
- Câu sử dụng khởi ngữ.
- Thành phần phụ chú.
- Tạo lập đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập.
Số câu
Số điểm
2
 2.5
2
 1.0 
1
 5.0
 5 
 8.5 
3. Nghĩa hàm ý
- Điều kiện sử dụng hàm ý.
- Câu sử dụng hàm ý.
Số câu
Số điểm
1
 0.5
1
 0.5
2 1.0
Tổng số câu
Tổng số điểm
4
 3.5
3
 1.5
1
 5.0 
8
 10.0
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Việc sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
 A. Người nói (người viết) có trình độ văn hóa cao.
 B. Người nghe (người đọc) có trình độ văn hóa cao.
 C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
 D. Người nói (người viết) phải sử dụng các phép tư từ.
Câu 2: Từ gạch chân trong câu “Đối với cháu, thật là đột ngột” thuộc từ loại nào ?
 A. Tính từ. B. Động từ. C. Danh từ. D. Lượng từ.
Câu 3: Thành phần cảm thán được dùng để:
 A. Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
 B. Bộc lộ tâm lí của người nói. 
 C. Tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. 
 D. Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Câu 4: Câu thơ: “Cô bé nhà bên (có ai ngờ), 
 	 Cũng vào du kích.” 
 Cụm từ trong ngoặc đơn là thành phần: 
 A. Gọi – đáp. B. Cảm thán. C. Tình thái. D. Phụ chú.
Câu 5: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
 A. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. B. Nó là một học sinh thông minh.
 C. Người thông minh nhất lớp là nó. D. Về trí thông minh thì nó là nhất.
Câu 6: Câu in đậm trong dấu ngoặc kép sau đây chứa hàm ý gì ? 
 Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi ?” 
 A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ. 
 B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
 C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ. 
 D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
B. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Khởi ngữ là gì ?
b. Xác định khởi ngữ trong câu ca dao sau: “ Ăn thì ăn những miếng ngon
 Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.” 
Câu 2: (5.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng các thành phần biệt lập đã học, gạch chân và chỉ rõ các thành phần biệt lập đó.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
A
B
D
D
C
B. TỰ LUẬN: (7.0 Điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a. Khởi ngữ: 
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b. Xác định khởi ngữ: Ăn, làm
1.0 điểm
1.0 điểm
 2
* Yêu cầu về hình thức: 
- HS viết đoạn văn đảm bảo số câu theo quy định với chủ đề tự chọn, không sai chính tả, sạch đẹp, khoa học, câu văn diễn đạt trôi chảy 
* Yêu cầu về nội dung: 
- Đoạn văn phải đầy đủ các thành phần biệt lập đã học, mỗi đáp án đúng được 1.0 điểm.
1.0 điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
**********************************

File đính kèm:

  • docTUAN_33_VAN_9_2015_2016.doc