Giáo án Ngữ văn 9 tuần 32

 BỐ CỦA XI-MÔNG (T2)

 Mô-pa-xăng

I.Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những kháo khát của em.

- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự.

- Thái độ: Có lòng yêu thương con người, thông cảm với người có hoàn cảnh bất hạnh.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 4/4/2015 Ngày dạy:..../4/2015(9A)
Tiết 151.	..../4/2015(9B)
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: 
-Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
3.Thái độ: Trân trọng giữ gìn, có cái nhìn đúng đắn khi sử dụng biên bản và vận dụng biên bản vào thực tế đời sống.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm biên bản. Cho biết hình thức của một biên bản.
3. Bài mới: 
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
GV phát vấn củng cố kiến thức về biên bản.
Hoạt động 2:Luyện tập.
BT1:Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Dựa vào câu hỏi sau: Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
BT2: Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Đánh giá kết quả của các nhóm
I. Củng cố kiến thức: 
 Biên bản là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra
- Yêu cầu của biên bản: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực.
- Bố cục, cách viết biên bản:
+ Phần mở đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ (với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
+ Phần nội dung: diễn biến, kết quả của sự việc.
+ Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Sắp xếp lại cho hợp lí: 1,b ( “kết thúc...” ghi ở cuối biên bản) 2,a 3,d 4,c 5,e,g 6,h
Bài tập 2: 
Hãy ghi lại biên bản sinh hoạt lớp tuần vừa qua của lớp em
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian
- Tên biên bản
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả buổi sinh hoạt lớp
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
Bài tập 3: Viết biên bản xử phạt hành chính về vi phạm giao thông
V.Dặn dò:
* Bài cũ: Xác định hoàn cảnh cần lập biên bản và viết một biên bản theo đúng quy cách.
* Bài mới: Chuẩn bị “Hơp đồng”:
+ Khái niệm hợp đồng là gì? Mục đích khi viết hợp đồng.
+ Hình thức của một hợp đồng.
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/4/2015 Ngày dạy:..../4/2015(9A)
Tiết 152	..../4/2015(9B)
 HỢP ĐỒNG
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Đặc điểm, mục đích, yêu cầu của hợp đồng.
- Kĩ năng: Viết một hợp đồng đơn giản.
- Thái độ: Ứng dụng kiến thức vào thực tế.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: Thuyết minh, gợi mở vấn đề.
IV. Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 
 2.Bài cũ: Chỉ ra các mục cần có của một biên bản.
3.Bài mới: 
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
-Gv yêu cầu hs đọc văn bản trang 136 
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
? Hợp đồng cần đạt yêu cầu gì?
- Gv: Qua ví dụ trên, em hiểu hợp đồng là gì? 
? Kể tên một số hợp đồng mà em biết?
? Biên bản hợp đồng gồm mấy phần?
? Cho biết nội dung hợp đồng gồm những mục nào?
? Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
? Em rút ra kết luận gì về cách làm hợp đồng?
HS đọc ghi nhớ 2.
Hoạt động 2:Luyện tập.
Gọi 1 hs đứng tại chỗ làm.
Gv hướng dẫn hs viết bài tập 2.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đặc điểm của hợp đồng:
a.Ví dụ
b. Nhận xét
- Tầm quan trọng của hợp đồng: cơ sở pháp lý để thực hiện công việc đạt kết quả.
- Nội dung : Sự thoả thuận, thống nhất, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia giao dihc5 nhằm thực hiện đúng cam kết.
- Yêu cầu: Cụ thể, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa.
c. Ghi nhớ 1 – SGK
2. Cách làm hợp đồng
*Ghi nhớ 2: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Chọn tình huống b, c, e để viết hợp đồng
Bài tập 2:
HS tập viết.
V.Củng cố:
- Nắm được đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng.
V.Dặn dò:
*Bài cũ:
- Viết một hợp đồng đúng quy cách.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
*Bài mới:
- Chuẩn bị: Bố của Ximông:
+ Đọc, tóm tắt văn bản.
+ Phân tích nhân vật Phi-lip, Ximông và mẹ của Ximông.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/4/2015 Ngày dạy:..../4/2015(9A)
Tiết 153	..../4/2015(9B)
 BỐ CỦA XI-MÔNG (T1)
 Mô-pa-xăng
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những kháo khát của em.
- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự.
- Thái độ: Có lòng yêu thương con người, thông cảm với người có hoàn cảnh bất hạnh.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: - Thuyết minh, bình giảng, phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
3. Bài mới:
Cuối thế kỉ XIX, có một nhà văn Pháp nổi tiếng đã viết nên rất nhiều những truyện ngắn mang đậm tinh thần nhân đạo, ông là nhà văn Mô-pa-xăng và một trong số những truyện ngắn của ông mà ta tìm hiểu trong buổi học hôm nay là truyện Bố của Xi-mông.
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung.
Gọi 1 HS đọc chú thích SGK
? Trình bày nét chính về tác giả?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc-hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn hs cách đọc, chú ý ngôn ngữ nhân vật.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung?
? Phần đầu văn bản trích đã kể và tả tâm trạng của Xi-mông trong hoàn cảnh cụ thể nào?
? Nêu diễn biến tâm trạng của Xi-mông lúc ngoài bờ sông, khi gặp bác Ph-lip và lúc ở trường?
? Tâm trạng của Xi- mông thể hiện điều gì? Nêu nhận xét của em về các ước mơ của nhân vật?
? Truyện của Xi-mông khiến em suy nghĩ gì không?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn nổi tiếng ở Pháp.
- Truyện ngắn của ông có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị. 
 2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ : được trích ở phần đầu truyện ngắn cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn.
II. Đoc-hiểu văn bản:
1.Đọc- hiểu từ khó :sgk
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục:4 phần
- Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
- Phần 2: Xi-mông gặp bác Phi-líp
- Phần 3: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, nhận làm bố Xi-mông.
- Phần 4: Ngày hôm sau ở trường
b.Phân tích:
 b.1. Nhân vật Xi-mông
- Hoàn cảnh của Xi- mông: không có bố, bị các bạn ghẻ lạnh.à Là chú bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp.
- Diễn biến tâm trạng của Xi-mông:
 + Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
 + Bắt ếch con, nhớ đến đồ chơi ở nhà, nhớ đến mẹ và khóc.
 + Khi gặp bác Phi-líp: Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời, đề nghị bác Phi –líp làm bố..
 + Ở trường: Kiêu hãnh, tự tin khi được bác Phi-líp nhận làm bố, đưa con mắt thách thức lũ bạn.
à Tâm trạng của Xi- mông thể hiện sự đau đớn khi bị ghẻ lạnh, ước mong cháy bỏng có được tình phụ tử và nghị lực mạnh mẽ khi đối mặt với cuộc sống
V.Củng cố:
- Nhắc lại hoàn cảnh và diễn biến tâm trạng của Xi-mông.
V.Dặn dò:
*Bài cũ:
- Đôi nét về tác giả.
- Phân tích nhân vật Xi-mông.
*Bài mới:
+ Tìm hiểu mẹ Xi-mông và nhân vật Phi-líp
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/4/2015 Ngày dạy:..../4/2015(9A)
Tiết 154	..../4/2015(9B)
 BỐ CỦA XI-MÔNG (T2)
 Mô-pa-xăng
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những kháo khát của em.
- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự.
- Thái độ: Có lòng yêu thương con người, thông cảm với người có hoàn cảnh bất hạnh.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: - Thuyết minh, bình giảng, phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc-hiểu văn bản.
? Hãy chứng minh chị là người tốt qua những nét : ngôi nhà, thái độ đối với khách, nỗi lòng của chị khi nghe con nói?
? Có ý kiến cho rằng: Chị Blăng-sốt là người hư hỏng, nhưng lại có ý kiến cho rằng: Chị là người tốt nhưng trót lầm lỡ mà thôi, ý kiến của em như thế nào?
? Cảm nhận của em về nhân vật Blăng-sốt?Thái độ của em với nhân vật Blăng-sốt.
? Tâm trạng của bác Phi-lip được miêu tả qua mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào?
(Từ ý định đùa cợt thường tình của đàn ông đến sự nghiêm túc thực sự: từ sự an ủi của người lớn với đửa trẻ có hoàn cảnh éo le đền tình thương yêu đích thực)
? Tình thương yêu của Phi-Líp với Xi-mông thể hiện rõ nét nhất qua cử chỉ nào của bác? Hãy bình giá cử chỉ ấy?
? Nêu cảm nhận của em về bác Phi-líp? GV liên hệ, bình.
? Truyện cho em bài học gì?
II. Đoc-hiểu văn bản:
b.Phân tích:
b.2. Nhân vật Blăng- sốt:
- Hoàn cảnh: lầm lỡ, có con nhưng không có chồng. à Hoàn cảnh đáng thương cần được cảm thông.
- Ngôi nhà của chị: nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách: đứng nghiêm nghịnhư muốn cấm đàn ông bước qua ngướng cửa.
- Nỗi lòng với con:
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
à Người thiếu phụ xinh đẹp, đức hạnh cần được cảm thông.
b.3. Nhân vật Phi - lip 
- Khi gặp Xi-mông: Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị - “tự nhủ thầm”
- Khi đối đáp với Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông
à Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.
3.Tổng kết:
a.Nghệ Thuật:
b.Nội dung:
 * Ý nghĩa: Truyện ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người.
V.Củng cố:
- Bài học rút ra từ câu chuyện.
V.Dặn dò:
*Bài cũ:
- Phân tích nhân vật Blăng-sốt và Phi-líp
*Bài mới:Tìn hiểu bài “Ôn tập về truyện”:
+ Kẻ bảng thống kê những truyện đã được học trong chương trình lớp 9.
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/4/2015 Ngày dạy:..../4/2015(9A)
Tiết 155	..../4/2015(9B)
 ÔN TẬP TRUYỆN
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.
2.Kĩ năng: Kĩ năng tổng hợp
3.Thái độ: Ôn tập nghiêm túc chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới: 
 *Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
-GV gọi HS nhắc lại tên TP, tg, năm sáng tác, nội dung, nghệ thuật của các tp truyện.
- HS đã kẻ bảng ở nhà, nhắc lại nhanh.
I.Hệ thống hóa kiến thức:
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
Nước
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
Việt Nam
1948
 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhiều nông dân.
2
Lặng lẽ Sapa
Nguyễn Thành Long
Việt Nam
1970
 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
Việt Nam
1966
 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
Trong tập “Gào thét 1923’
 Trong chuyến về thăm quê, nhân vật “tôi” đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân và cả xã hội.
5
Những đứa trẻ
Mácxim Gorơki
Nga
Trích tiểu thuyết “Thời thơ ấu” (1913-1914)
 Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà nghèo Aliosa với những đứa trẻ con viên sĩ quan sống thiếu tình thương bên hàng xóm. Qua đó khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ em, bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội.
6
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Việt Nam
Trong tập “Bến quê”
(1985)
 Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
7
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
Việt Nam
1971
 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên đỉnh cao ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Hoạt động 2:Luyện tập.
? Hãy nêu nội dung chủ yếu của các tác phẩm truyện Việt Nam?
? Hãy nêu những phẩm chất chung và riêng ở từng nhân vật trong các tác phẩm?
? Nghệ thuật chính qua các truyện Việt Nam và nước ngoài là gì?
?Truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện?
? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào?
? Truyện nào có sự sáng tạo tình huống truyện đặc sắc?
II.Luyện tập:
 1.Nét chính về nội dung tác phẩm truyện Việt Nam.
Phản ánh đời sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử (chống Pháp, Mĩ, xây dựng đất nước).
- Cuộc sống chiến đấu, lao động gian khổ, thiếu thốn với hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng đất nước: yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, trọng nghĩa tình
 2. Nét chính về nghệ thuật truyện Việt Nam .
- Xây dựng nhân vật
- Trần thuật theo ngôi 1, ngôi 3
- Sáng tạo tình huống truyện độc đáo.
Làng, Chiếc lược ngà.
V.Củng cố:
- Nắm vững vê nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản truyện đã học.
VI.Dặn dò:
*Bài cũ:
- Học thuộc bảng thống kê.
*Bài mới:
- Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp):
+ Soạn bài và thực hiện các bài tập trong sgk.
+Đặt một số câu đơn và câu ghép.
+ Viết đoạn văn chứa thành phần biệt lập.
 Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Quảng Liên, ngày tháng 4 năm 2015
	 DTCM
 TTCM
	Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docBai_30_Bo_cua_Ximong_20150725_033612.doc