Giáo án Ngữ văn 9 tuần 3 chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Kĩ năng:

- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.

- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.

3.Thái độ: Có ý thức lịch sự trong giao tiếp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 3 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn đầy tin yêu và trách nhiệm đối tương lai của thế giới, đối với trẻ em.
+ GV cho HS đọc lại mục 3 – 7.
+ GV hỏi: Vai trò và vị trí của từng mục ? Các từ hàng ngày, mỗi ngày bắt đầu các mục 4,5,7 có tác dụng gì ?
+ HS đáp:
- Mục 3: đóng vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề. Mục 7 kết luận cho phần Sự thách thức: nhận trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị của các nước – những nguyên thủ quốc gia.
- Các mục 4,5,6 nêu những hiện tượng, vấn đề thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội. Trẻ em giờ đây:
+ Thành nạn nhân của chiến tranh, bảo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên
+ Mắc thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
+ Chết (con số đau lòng: 40.000 cháu/ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.
* GV có thể nói thêm về nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam Á sau trận động đất, sóng thần.
+ GV: Em hiểu thế nào là sự thách thức?
+ HS: Những khó khăn trước mắt cần phải nhận thức, ý thức vượt qua nó.
+ GV hỏi: Từ đó em hiểu tổ chức Iiên hợp quốc đã có thái độ như thế nào trước những bất hạnh của trẻ em? 
+ GV chốt đáp án: Nhận thức rõ thực trạng của trẻ em và quyết tâm giúp các em vượt qua.
I. GIỚI THIỆU:
* Tác phẩm: 
- Vị trí đoạn trích: Văn bản được trích từ bản Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/09/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc.
- Thể loại: Nhật dụng - Nghị luận chính trị –xã hội
- Bố cục: 4 phần.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Mở đầu (mục 1 – 2):
- Mục đích, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao.
- Đặc điểm tâm sinh lí và quyền sống của trẻ em.
2. Sự thách thức (Mục 3 – 7):
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chùng tộc, bóc lột, lãng quyên. . . . .
- Nạn nhân của đói nghèo, vô gia cư, mù chữ. . . ..
- Chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật.
à Lập luận tổng – phân - hợp, kết hợp lí lẽ, dẫn chứng, liệt kê.
=> Rơi vào hiểm hoạ cực khổ về nhiều mặt. Đó là sự thách thức của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
CHUYỂN TIẾT 12
+ GV cho HS đọc và tự tóm tắt những điều kiện thuận lợi trong 2 mục 8 – 9.
+ HS: 
- Mục 8 nêu 2 cơ hội: Liên kết chặt chẽ các quốc gia cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo sức mạnh toàn diện, tổng hợp của cộng đồng.
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về pháp lí, tạo cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.
* Những quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề trẻ em được thực hiện trong một số chính sách, việc làm: trong các lĩnh vực giáo dục (trường cho trẻ en câm, điếc, các bệnh viện nhi, hệ thống các trường mầm non, các công viên, nhà hát, nhà xuất bản dành cho trẻ em)
+ GV cho HS đọc và phát hiện những sắp xếp một cách có dụng ý các nhiệm vụ từ mục 10 – 17. Phân tích cụ thể từng mục.
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu và có thể thực hiện được nhờ những điều kiện thuận lợi nhiều mặt hiện nay.
- Các trẻ em tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt (mồ côi) cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Ví dụ hội nghị trẻ em toàn thế giới có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân của thiên tai được tổ chức ở Tô-ki-ô (Nhật Bản) đầu năm 2005; những cuộc gặp gỡ, giao lưu của thanh thiếu nhi 5 châu, những đứa trẻ mồ côi cả cha mẹ sau những trận động đất, núi lửa, bão biển, nạn khủng bố 11-9 ở Mĩ
- Đảm bảo bình đẳng nam nữ trong trẻ em.
- Xóa nạn trẻ em mũ chữ.
- Mục 14 dành cho nhiệm vụ bảo vệ các bà mẹ mang thai, sinh đẻ, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Mục 15 nêu vấn đề giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường và trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và XH.
- Mục 16 bàn về vấn đề giải quyết cơ sở kinh tế, tầm vĩ mô và cơ bản. 
- Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được + các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à Ý và lời rứt khoát, rõ ràng.
+ GV chốt ý nghĩa cho HS chép vào vở.
+ GV chốt nghệ thuật cho HS chép vào vở.
+ GV cho HS đọc Ghi nhớ: S/35.
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30 – 9 – 1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
3. Những cơ hội:
- Đã có công ước về quyền về trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực.
- Phong trào giải trừ quân bị tạo điều kiện một số tài nguyên chuyển sang phục vụ mục tiêu phúc lợi xã hội.
à Giải thích, kết hợp chứng minh.
=> Những cơ hội khả quan, đảm bảo cho công ước được thực hiện.
4. Những nhiệm vụ:
- Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đối sử bình đẳng như các em trai.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệmvà tự tin của trẻ em trong nhà trường, trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.
- Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được+ các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à Ý và lời rứt khoát, rõ ràng.
5. Ý nghĩa: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hàng động phải làm vì quyền sống , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
- Lời văn rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
2.Nội dung: 
* Ghi nhớ: S/35.
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này ? (Dựa theo Ghi nhớ: S/35 trả lời)
Bài tập 2: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương, tổ chức xã hội đối với trẻ em nơi em ở.
THAM KHẢO
BÀI THUYẾT TRÌNH
Tại sao nói “ Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ” là trách nhiệm của gia đình , nhà trường, nhà nước , xã hội và công dân?
- Kính thưa ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu, kinh thưa Thầy Cô giáo và các bạn đội viên, tại sao nói “ Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ” là trách nhiệm của gia đình , nhà trường, nhà nước , xã hội và công dân? Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay, để bắt kịp sự phát triển chung của toàn cầu, sự phát triển của khu vực nói riêng thì việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em mà gia đình, nhà trường,nhà nước, xã hội và công dân phải quan tâm, thực hiện.
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
a) Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. 
b) Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng : - Năm 1989, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. - Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c) Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sựu quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em : Em rất vui và hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, ngành Giáo dục, Ủy ban nhân dân huyện Krông Bông, Phòng giáo dục huyện Krông Bông, đã không ngừng quan tâm tạo mọi điều kiện để trẻ em huyện nhà được bảo vệ, chăm sóc, học tập thực hiện ước mơ và hoài bảo của mình. Em huy vọng rằng trong những năm đến chính quyền địa phương xã Khuê Ngọc Điền nơi em sinh sống thực thi tốt hơn nữa việc bảo đảm quyền lợi, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho trẻ em có điều kiện đến trường học tập, phát huy tài năng trở thành những công dân tốt.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Yêu cầu nắm được ghi nhớ. Văn bản có ý nghĩa gì trong cuộc sống ngày nay?
- Lí giải tính chất nhật dụng của văn bản.
- Chuẩn bị: 
+ Các phương châm hội thoại.(tt)
+ Đọc truyện cười”Chào hỏi” và trả lời câu hỏi bên dưới.
 TUẦN 3 Ngày soạn: 
 TIẾT 13 Ngày dạy:. 
Tiếng Việt 	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: 
- Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng: 
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. 
3.Thái độ: Có ý thức lịch sự trong giao tiếp.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:	
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: 
 (1) Nêu cách hiểu biết của em về ba phương châm hội thoại đã học: phương châm cách thức và phương châm quan hệ, phương châm lịch sự .(6đ) (dựa theo khái niệm)
Phương châm hội thoại
Những điều cần lưu ý khi giao tiếp
Phương châm quan hệ
- Cần nói đúng đề tài giao tiếp.
- Tránh nói lạc đề. 
Phương châm cách thức
- Chú ý nói ngắn gọn, rành mạch.
- Tránh cách nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự
- Cần tế nhị, tôn trọng người khác. 
 (2) Xác định phương châm hội thoại cho các thành ngữ sau: đánh trống lảng , nói băm nói bổ, nửa úp nửa mở, ông nói gà bà nói vịt .(4đ) (quan hệ , lịch sự, cách thức, quan hệ )
3. Bài mới: 
 Giữa tình huống giao tiếp và những phương châm hội thoại mà chúng ta vừa học có mối quan hệ như thế nào? Tình huống giao tiếp có chi phối phương châm hội thoại ra sao tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
+ GV yêu cầu HS đọc mẫu truyện cười “Chào hỏi” (S/36) và trả lời các câu hỏi.
 Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phả luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
 Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
 Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
 - Có chuyện gì thế?
 - Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
+ GV hỏi: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
+ HS đáp: Câu hỏi có tuân thủ đến phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
+ GV hỏi tiếp: Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không ?
+ HS đáp: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
+ GV chốt: Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
+ GV cho HS đọc Ghi nhớ: S/36.
HĐ2: Tìm hiểu Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc VD1: S/37. Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
+ HS đáp: Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc tiếp VD2: S/37. 
An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.
+ GV hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không ? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
+ HS trả lời, GV chốt: Không. Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn). Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.”.
+ GV cho HS đọc VD3: S/37. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
+ HS phát biểu: Không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình không tin là đúng). Vì bác sĩ muốn giúp bệnh nhân được lạc quan trong cuộc sống, có nghị lực hơn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Như vậy không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách, lên án.
+ HS cho VD tương tự:
- Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị của mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác người đối thoại
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
+ GV chốt: Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
+ GV cho HS đọc và suy nghĩ VD4: S/37. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Ý nghĩa câu này?
+ GV cho đáp án: 
- Xét về nghĩa bề mặt hiển ngôn (câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa bề mặt hàm ẩn (hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức,) thì cách nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này còn có ý răn dạy: không nên chạy theo tiền bạc mà bỏ qua nhiều thứ khác quan trọng và thiêng trong cuộc sống.
+ GV chỉ định 1HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ (S/37).
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1 (S/38). Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
 Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng lănvào ngăn dưới của một kệ sách.Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố.Ông bố đáp:
 - Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
+ GV hỏi: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
+ HS lên bảng: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý: đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tim rõ ràng.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/38). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Bốn người hăm hở tới nhà lão Miệng. Đến nơi,họ không chào hỏi gì cả,cậu Chân và cậuTay nói thẳng với lão :
 - “ Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi mà để nói cho ông biết : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa,lâu nay chúng tôi vất vả cực khổ vì ông quá đủ rồi”.
+ GV hỏi: Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
+ HS lên bảng: 
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
VD: S/36. Đọc truyện cười và trả lời các câu hỏi.
- Câu hỏi có tuân thủ đến phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
- Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
=> Cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
* Ghi nhớ: S/36. Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
VD1: S/37.
- Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
VD2: S/37. 
- Không. 
- Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn). 
- V

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - tuần 3 cktkn).doc